ĐTC: Xin phép, cám ơn và xin lỗi
là ba từ giúp chúng ta
duy trì cuộc sống hạnh phúc gia đình
5/13/2015-Vietcatholic.net)
5/13/2015-Vietcatholic.net)
Xin phép, cám ơn và xin lỗi là ba từ
giúp chúng ta bước vào trong tình yêu của gia đình, duy trì cuộc sống hạnh phúc
và bình an trong gia đình và trong xã hội, vì chúng giúp tránh các rạn nứt có
thể trở thành các hố sâu ngăn cách. Vì thế đừng bao giờ kết thúc ngày sống
trong gia đình mà không làm hòa với nhau.
ĐTC Phanxicô đã nói như trên với hơn 50.000 tín hữu và du
khách hành hương trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư hàng tuần hôm
13-5-2015.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài Gia đình và ba lời nói viết trên cửa: Xin phép, cám ơn và xin lỗi. ĐTC nói:
Bài giáo lý hôm nay giống như cửa vào của một loạt các suy tư về cuộc sống gia đình, cuộc sống thực tế của nó với các thời điểm và các biến cố. Trên cánh cửa này có viết ba từ: “Có đuợc phép không?”, “cám ơn”, “xin lỗi”. Thật thế các từ này mở ra con đường giúp sống hạnh phúc trong gia đình. …
Chúng là các từ đơn sơ, nhưng thực thi chúng thì lại không đơn sơ như thế! Chúng gói ghém một sức mạnh lớn: sức mạnh gìn giữ gia đình cả qua hàng ngàn khó khăn và thử thách; trái lại việc thiếu chúng, từ từ mở ra các nứt rạn có thể làm cho nó sụp đổ.
Chúng ta thưòng coi các từ đó như các từ của “nền giáo dục tốt”. Đúng nền giáo dục tốt quan trọng. Một Giám Mục lớn là thánh Phanxicô de Sales, thường nói: “nền giáo dục tốt là một nửa sự thánh thiện”. Tuy nhiên hãy chú ý trong lịch sử chúng ta cũng nhận ra một khuynh hướng hình thức của các cung cách hành xử có thể trở thành mặt nạ che dấu sự khô cằn của tâm hồn và sự thờ ơ đối với tha nhân. Người ta thường nói: ”Đàng sau các cung cách tốt ẩn dấu các thói quen xấu”. Cả tôn giáo cũng không thoát khỏi nguy cơ này, khiến cho việc tuân giữ hình thức rơi vào tinh thần thế tục. Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu đưa ra các cung cách tốt và trích dẫn cả Thánh Kinh nữa. Xem ra nó là một thần học gia. Kiểu của nó bề ngoài đúng đắn, nhưng ý hưóng của nó là nhằm làm sai lệch sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta trái lại hiểu nền giáo dục tốt trong các phạm trù đích thực, nơi kiểu của các tương quan tốt đâm rễ sâu trong tình yêu sự thiện và trong sự tôn trọng tha nhân. Gia đình sống nhờ sự tinh tế ấy của tình yêu thương nhau.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC khai triển từng từ một. Trước hết là “xin phép” hay hỏi “Có được phép không?” Khi chúng ta lo lắng xin một cách lễ phép, cả khi chúng ta nghĩ rẳng có thể yêu sách, là chúng ta đặt một sự bảo vệ đích thật cho tinh thần sống chung trong hôn nhân và gia đình. Bước vào trong cuộc sống của người khác, cả khi nó là một phần cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi sự tế nhị của một thái độ không xâm lăng, canh tân lòng tin tưởng và sự kính trọng. Chuyện riêng không cho phép coi mọi sự là tự nhiên. Và tình yêu càng thân tình và sâu xa bao nhiêu lại càng đòi hỏi việc tôn trọng sự tự do và khả năng chờ đợi người khác mở cửa tâm lòng họ bấy nhiêu. Liên quan tới điểm này chúng ta hãy nhớ lời Chúa Giêsu nói trong sách Khải Huyền: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20). Cả Chúa cũng xin phép để vào! Chúng ta đừng quên điều đó.
Từ thứ hai là “cám ơn”. Vài lần người ta nghĩ rằng chúng ta đang trở thành một nền văn minh của các cung cách hành xử xấu và các lời nói xấu, làm như thể chúng là dấu chỉ của sự thoát ly. Nhiều lần chúng ta cũng nghe nói công khai như thế. Sự tử tế và khả năng cám ơn được xem như một dấu chỉ của sự yếu đuối, có khi lại dấy lên ngờ vực. Phải chống lại khuynh hướng này ngay rong gia đình. Chúng ta phải đòi hỏi đối với việc giáo dục sống biết ơn, nhớ ơn: phẩm giá con người và công bằng xã hội đều đi qua đó. Nếu cuộc sống gia đình lơ là lối sống này, cả cuộc sống xã hội cũng sẽ mất nó. Thế rồi, đối với một tín hữu lòng biết ơn là trung tâm của đức tin: một kitô hữu không biết cám ơn là một người đã quên đi tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ câu Chúa Giêsu hỏi khi chữa mười người phong cùi và thấy chỉ có một người trong bọn họ trở lại cám ơn (x. Lc 17,18).
Lời thứ ba là « xin lỗi ». Đây là lời khó nói, chắn chắn rồi nhưng cần thiết. Khi thiếu nó, các nứt rạn nhỏ trở thành lớn hơn – cả khi không muốn – cho tới khi trở thành các hố sâu. Không phải vô tình trong lời kinh Lậy Cha Chúa Giêsu dậy chúng ta tìm thấy kiểu nói này: « Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con » (Mt 6,12). Thừa nhận dã thiếu sót và ước ao trả lại những gì đã bị lấy mất - tôn trọng, chân thành, yêu thương – khiến đáng được tha thứ. Và như thế là chúng ta ngăn chặn nhiễm trùng. …
Nếu chúng ta không có khả năng xin lỗi, thì có nghĩa là chúng ta cũng không có khả năng tha thứ. Trong gia đình nơi người ta không xin lỗi thì bắt đầu thiếu dưỡng khí, nước tù đọng. Biết bao nhiêu vết thương đối với lòng yêu mến, biết bao nhiêu xâu xé trong các gia đình bắt đầu với sự mất đi lời nói qúy báu này « Xin lỗi ». Trong cuộc sống hôn nhân người ta cãi nhau biết bao nhiêu lần… có khi điã chén bay nữa, nhưng tôi xin cho anh chị em một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc ngày sống mà không làm hòa với nhau. Và để làm điều đó thì chỉ cần một cử chỉ bé nhỏ, một cái vuốt ve…
Ba lời chìa khóa này của gia đình là những lời đơn sơ và có lẽ ban đầu chúng khiên cho chúng ta cười. Nhưng khi chúng ta quên chúng, thì không có gì để mà cười, có đúng thế không ? Có lẽ nên giáo dục của chúng ta bỏ bê chúng quá. Xin Chúa giúp chúng ta đặt để chúng trở lại vào đúng chỗ, trong con tim chúng ta, trong nhà chúng ta và trong cả cuộc sống chung xã hội nữa.
ĐTC dã chào các đoàn hành hương đến từ các nưóc Bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương đến từ Đài Loan, Camerun, Mêhicô, Honduras, Argentina, Brasil. Ngài đặc biệt chào các thành viên Hội Tương trợ truyền giáo quốc tế Pháp hoạt động trong lãnh vực y tế và cổ võ truyên giáo trong các giáo phận và dòng tu.
Chào các đoàn hành hượng nói tiếng Bồ Đào Nha ĐTC nói 13 tháng 5 là lễ Đức Mẹ Fatima. Ngài xin tín hữu gia tăng các cử chỉ hằng ngày tôn sùng Mẹ và noi gương Mẹ và hãy tín thác cho Mẹ mọi sự để trở thành dụng cụ lòng thương xót và hiền dịu của Thiên Chúa đối với các thành phần khác trong gia đình cũng như bạn bè thân hữu. ĐTC mời đức ông người Bồ Đào Nha đọc một kinh Kính Mừng bằng tiếng Bồ kính Đức Mẹ.
Ngài cũng chào các trẻ em Ba Lan mới rước lễ lần đầu và chúc các em càng ngày càng yêu Chúa Giêsu hơn, tín thác nơi Chúa và sống thân tình với Chúa.
Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào các linh mục sinh viên trường Thánh Phaolô của Bộ Truyền giáo đã xong chương trình học và chuẩn bị về nước làm việc. Ngài khích lệ các vị đừng bao giờ đánh mất đi lòng hăng say truyền giáo.
Chào giới trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khuyên mọi người vun trồng lòng tôn sùng Mẹ Maria, siêng năng lần hạt mỗi ngày và cảm thấy Mẹ luôn gần gũi đặc biệt trong những lúc khó khăn.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi nguời.
Trong bài huấn dụ ĐTC đã khai triển đề tài Gia đình và ba lời nói viết trên cửa: Xin phép, cám ơn và xin lỗi. ĐTC nói:
Bài giáo lý hôm nay giống như cửa vào của một loạt các suy tư về cuộc sống gia đình, cuộc sống thực tế của nó với các thời điểm và các biến cố. Trên cánh cửa này có viết ba từ: “Có đuợc phép không?”, “cám ơn”, “xin lỗi”. Thật thế các từ này mở ra con đường giúp sống hạnh phúc trong gia đình. …
Chúng là các từ đơn sơ, nhưng thực thi chúng thì lại không đơn sơ như thế! Chúng gói ghém một sức mạnh lớn: sức mạnh gìn giữ gia đình cả qua hàng ngàn khó khăn và thử thách; trái lại việc thiếu chúng, từ từ mở ra các nứt rạn có thể làm cho nó sụp đổ.
Chúng ta thưòng coi các từ đó như các từ của “nền giáo dục tốt”. Đúng nền giáo dục tốt quan trọng. Một Giám Mục lớn là thánh Phanxicô de Sales, thường nói: “nền giáo dục tốt là một nửa sự thánh thiện”. Tuy nhiên hãy chú ý trong lịch sử chúng ta cũng nhận ra một khuynh hướng hình thức của các cung cách hành xử có thể trở thành mặt nạ che dấu sự khô cằn của tâm hồn và sự thờ ơ đối với tha nhân. Người ta thường nói: ”Đàng sau các cung cách tốt ẩn dấu các thói quen xấu”. Cả tôn giáo cũng không thoát khỏi nguy cơ này, khiến cho việc tuân giữ hình thức rơi vào tinh thần thế tục. Ma qủy cám dỗ Chúa Giêsu đưa ra các cung cách tốt và trích dẫn cả Thánh Kinh nữa. Xem ra nó là một thần học gia. Kiểu của nó bề ngoài đúng đắn, nhưng ý hưóng của nó là nhằm làm sai lệch sự thật của tình yêu Thiên Chúa. Chúng ta trái lại hiểu nền giáo dục tốt trong các phạm trù đích thực, nơi kiểu của các tương quan tốt đâm rễ sâu trong tình yêu sự thiện và trong sự tôn trọng tha nhân. Gia đình sống nhờ sự tinh tế ấy của tình yêu thương nhau.
Tiếp tục bài huấn dụ ĐTC khai triển từng từ một. Trước hết là “xin phép” hay hỏi “Có được phép không?” Khi chúng ta lo lắng xin một cách lễ phép, cả khi chúng ta nghĩ rẳng có thể yêu sách, là chúng ta đặt một sự bảo vệ đích thật cho tinh thần sống chung trong hôn nhân và gia đình. Bước vào trong cuộc sống của người khác, cả khi nó là một phần cuộc sống của chúng ta, đòi hỏi sự tế nhị của một thái độ không xâm lăng, canh tân lòng tin tưởng và sự kính trọng. Chuyện riêng không cho phép coi mọi sự là tự nhiên. Và tình yêu càng thân tình và sâu xa bao nhiêu lại càng đòi hỏi việc tôn trọng sự tự do và khả năng chờ đợi người khác mở cửa tâm lòng họ bấy nhiêu. Liên quan tới điểm này chúng ta hãy nhớ lời Chúa Giêsu nói trong sách Khải Huyền: “Này đây Ta đứng trước cửa và gõ. Ai nghe tiếng Ta và mở cửa thì Ta sẽ vào nhà người ấy, sẽ dùng bữa với người ấy, và người ấy sẽ dùng bữa với Ta” (Kh 3, 20). Cả Chúa cũng xin phép để vào! Chúng ta đừng quên điều đó.
Từ thứ hai là “cám ơn”. Vài lần người ta nghĩ rằng chúng ta đang trở thành một nền văn minh của các cung cách hành xử xấu và các lời nói xấu, làm như thể chúng là dấu chỉ của sự thoát ly. Nhiều lần chúng ta cũng nghe nói công khai như thế. Sự tử tế và khả năng cám ơn được xem như một dấu chỉ của sự yếu đuối, có khi lại dấy lên ngờ vực. Phải chống lại khuynh hướng này ngay rong gia đình. Chúng ta phải đòi hỏi đối với việc giáo dục sống biết ơn, nhớ ơn: phẩm giá con người và công bằng xã hội đều đi qua đó. Nếu cuộc sống gia đình lơ là lối sống này, cả cuộc sống xã hội cũng sẽ mất nó. Thế rồi, đối với một tín hữu lòng biết ơn là trung tâm của đức tin: một kitô hữu không biết cám ơn là một người đã quên đi tiếng nói của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ câu Chúa Giêsu hỏi khi chữa mười người phong cùi và thấy chỉ có một người trong bọn họ trở lại cám ơn (x. Lc 17,18).
Lời thứ ba là « xin lỗi ». Đây là lời khó nói, chắn chắn rồi nhưng cần thiết. Khi thiếu nó, các nứt rạn nhỏ trở thành lớn hơn – cả khi không muốn – cho tới khi trở thành các hố sâu. Không phải vô tình trong lời kinh Lậy Cha Chúa Giêsu dậy chúng ta tìm thấy kiểu nói này: « Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con » (Mt 6,12). Thừa nhận dã thiếu sót và ước ao trả lại những gì đã bị lấy mất - tôn trọng, chân thành, yêu thương – khiến đáng được tha thứ. Và như thế là chúng ta ngăn chặn nhiễm trùng. …
Nếu chúng ta không có khả năng xin lỗi, thì có nghĩa là chúng ta cũng không có khả năng tha thứ. Trong gia đình nơi người ta không xin lỗi thì bắt đầu thiếu dưỡng khí, nước tù đọng. Biết bao nhiêu vết thương đối với lòng yêu mến, biết bao nhiêu xâu xé trong các gia đình bắt đầu với sự mất đi lời nói qúy báu này « Xin lỗi ». Trong cuộc sống hôn nhân người ta cãi nhau biết bao nhiêu lần… có khi điã chén bay nữa, nhưng tôi xin cho anh chị em một lời khuyên: đừng bao giờ kết thúc ngày sống mà không làm hòa với nhau. Và để làm điều đó thì chỉ cần một cử chỉ bé nhỏ, một cái vuốt ve…
Ba lời chìa khóa này của gia đình là những lời đơn sơ và có lẽ ban đầu chúng khiên cho chúng ta cười. Nhưng khi chúng ta quên chúng, thì không có gì để mà cười, có đúng thế không ? Có lẽ nên giáo dục của chúng ta bỏ bê chúng quá. Xin Chúa giúp chúng ta đặt để chúng trở lại vào đúng chỗ, trong con tim chúng ta, trong nhà chúng ta và trong cả cuộc sống chung xã hội nữa.
ĐTC dã chào các đoàn hành hương đến từ các nưóc Bắc Mỹ và Âu châu, cũng như các đoàn hành hương đến từ Đài Loan, Camerun, Mêhicô, Honduras, Argentina, Brasil. Ngài đặc biệt chào các thành viên Hội Tương trợ truyền giáo quốc tế Pháp hoạt động trong lãnh vực y tế và cổ võ truyên giáo trong các giáo phận và dòng tu.
Chào các đoàn hành hượng nói tiếng Bồ Đào Nha ĐTC nói 13 tháng 5 là lễ Đức Mẹ Fatima. Ngài xin tín hữu gia tăng các cử chỉ hằng ngày tôn sùng Mẹ và noi gương Mẹ và hãy tín thác cho Mẹ mọi sự để trở thành dụng cụ lòng thương xót và hiền dịu của Thiên Chúa đối với các thành phần khác trong gia đình cũng như bạn bè thân hữu. ĐTC mời đức ông người Bồ Đào Nha đọc một kinh Kính Mừng bằng tiếng Bồ kính Đức Mẹ.
Ngài cũng chào các trẻ em Ba Lan mới rước lễ lần đầu và chúc các em càng ngày càng yêu Chúa Giêsu hơn, tín thác nơi Chúa và sống thân tình với Chúa.
Trong các nhóm tiếng Ý ĐTC đặc biệt chào các linh mục sinh viên trường Thánh Phaolô của Bộ Truyền giáo đã xong chương trình học và chuẩn bị về nước làm việc. Ngài khích lệ các vị đừng bao giờ đánh mất đi lòng hăng say truyền giáo.
Chào giới trẻ người đau yếu và các đôi tân hôn ĐTC khuyên mọi người vun trồng lòng tôn sùng Mẹ Maria, siêng năng lần hạt mỗi ngày và cảm thấy Mẹ luôn gần gũi đặc biệt trong những lúc khó khăn.
Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh ĐTC ban cho mọi nguời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét