Memorial Day năm
2011
Các Bạn thân mến,
Memorial Day là ngày Lễ Chiến Sĩ trận vong, một ngày lễ liên bang tại Hoa Kỳ, diễn ra vào ngày thứ Hai cuối cùng của tháng 5 hằng năm, ngày lễ này tưởng niệm những quân nhân
Hoa Kỳ đã tử nạn trong lúc
phục vụ.
Lễ quan trọng đầu tiên được tưởng niệm tại Nghĩa trang quốc
gia Arlington gần Washington, D.C. Song nhiều địa
phương cho rằng họ mới là nơi đầu tiên đã tưởng niệm ngày lễ này vào mùa xuân
năm 1866.
Vào cuối thế kỷ 19, Lễ Chiến sĩ trận vong được tưởng niệm
vào ngày 30 tháng 5 toàn quốc. Các cơ quan lập pháp tiểu bang đã thông qua luật
chọn ngày này để làm lễ tưởng
niệm.
Sau Chiến tranh thế
giới thứ nhất, ngày này được mở rộng để tưởng nhớ
tất cả các quân nhân tử nạn trong các cuộc chiến mà nước Mỹ đã tham gia. Năm
1971, Ngày Chiến sĩ trận vong được Quốc hội tuyên bố là ngày lễ quốc gia, nhưng
nó vẫn thường được gọi là Ngày Trang trí.
Nhiều người tưởng niệm Lễ Chiến sĩ trận vong bằng cách
thăm viếng các nghĩa trang và đài tưởng niệm. Vào đúng 3 giờ trưa giờ địa
phương Ngày Chiến sĩ trận vong, người Mỹ được khuyến khích dành một phút mặc
niệm cho những binh sĩ đã hy sinh trên chiến trường. Quốc kỳ Hoa Kỳ cũng được rũ
xuống từ sáng đến trưa.
Nghĩa trang quốc
gia Arlington gần Washington, D.C.là một di tích của quốc gia. Đệ nhất,
đệ nhị thế chiến, chiến tranh Nam Bắc của Mỹ, hay bất
cứ một cuộc chiến tranh nào, khi có một nơi tập trung chôn cất những tử sĩ như
vậy thì đương nhiên nó phải là một di sản lịch sử của quốc gia.
Cuộc chiến tranh Nam Bắc của Hoa Kỳ là một bài học về
tính chất văn minh của một nước là luôn luôn phải tôn trọng những người chết,
cho nên ba mươi mấy bốn chục năm sau thì tất cả những tử sĩ của miền Nam rải
rác đều được đưa vào trong nghĩa trang quốc gia Arlington của liên bang chôn cất.
Được làm rất đàng hoàng. Đây là một tấm gương mà các nước trên thế giới
cần noi theo.
Nhân ngày
Chiến sĩ trận vong của Hoa Kỳ, xin cũng nhớ đến các chiến sĩ VNCH đã hy sinh
trong tất cả các cuộc chiến của quê hương mà chưa được an nghỉ yên ổn, xứng
đáng; cũng không có ngày nào để cùng tưởng niệm, nhớ đến. Thật không công bằng
và tủi thân cho các chiến sĩ biết bao!
Cùng xin kể một câu chuyện thật “ngang trái” về anh hùng liệt sĩ Việt
Nam như sau: trước năm 1975 tại Sàigon, có một giáo viên Anh Văn, bị động viên
đi lính, ông tiếp tục được dạy Anh Văn tại trường Sinh Ngữ Quân Đội Sài Gon.
Sau năm 1975, ông cũng trình diện đi học tập như những sĩ quan chính thức và
biệt phái khác. Thời gian ấy con trai lớn nhất của ông nằm trong đoàn thanh
niên xung phong tiếp ranh Camphuchia, bị tử vong do chiến sự hay lạc đạn gì đó,
không được công nhận là tử trận, nên gia đình không được gọi là gia đình liệt
sĩ. Ông đấu tranh để con ông phải là liệt sĩ và gia đình ông được công nhận là gia
đình liệt sĩ. Mãn nguyện được một thời gian ngắn, sau đó có chương trinh HO.
Ông và gia đình nộp đơn xin tị nạn theo chính sách HO của Hoa Kỳ khi đó. Mọi
chuyện tưởng như êm xuôi, nhưng rồi đơn của gia đình ông bị từ chối với lý do
gia dình ông là gia đình liệt sĩ, ông là bố của liệt sĩ Cộng Sản!
Được tin này,
gia đình như nổ tung những mẫu thuẫn, giữa vợ chồng, con cái bất mãn, giận hờn…Riêng
ông, cay cú đến độ tuyệt giao mọi quan hệ, gia đình, họ hàng, bạn bè…để trốn
biệt tăm tích.
Câu chuyện
có thể có một vài điểm mâu thuẫn, nhưng sự thật thì hoàn toàn là sự thật, xót
xa, cay đắng mà chúng ta có thể gặp ở rất nhiều gia đình Việt Nam: ban ngày
quốc gia, ban đêm cộng sản; anh hai sĩ quan quân đội VNCH, chị ba chiến sĩ “cách mạng”; chồng ngoài bưng, vợ thành
phố… để rồi anh hùng hay liệt sĩ cũng chính là người Việt Nam mất quyền sống,
người còn quyền sống thì xào xáo nhau! Cho đến ngày hôm nay, gần bốn chục năm trời
có tiếng là thống nhất hòa bình, nhưng chúng ta chưa có thể cùng tưởng nhớ, ghi
ơn những người đã vì chiến tranh mà nằm xuống, chưa có nơi an nghỉ công bằng
xứng đáng với họ, chưa có nơi nào trở thành di sản quốc gia đúng đắn! Riêng về
mặt này, chúng ta cần noi gương Hoa Kỳ. Sau nội chiến Bắc Nam, họ đã biết ngồi
lại với nhau một cách chân thành, bàn về những chuyện công bằng văn minh để tri
ân xứng đáng các chiến sĩ trận vong của nhiều phía, nhưng ai cũng có lý tưởng
phục vụ quê hương, mang lại hòa bình tự do cho đất nước mình.
Bởi chiến
tranh, thành công hay thất bại, bao giờ và ở đâu cũng để lại sự tàn phá đến mức
tận cùng. Cuộc chiến tranh ngoại xâm rồi nội chiến ở quê hương Việt Nam nghèo
nàn lạc hậu của chúng ta còn đau thương hơn gấp bội nữa vì sự tàn phá đến độ không
còn gì để tàn phá: vật chất, tinh thần, tình cảm và niềm tin gần như bị phá sản
đến trắng tay!
Chúng ta,
những người may mắn, những hậu sinh, những lớp trẻ, đừng ngồi nhìn hậu qủa của
chiến tranh mà nguyền rủa, đừng vô tình, thờ ơ trước những việc phải làm mà bạn
bè, cha anh, cô chú chúng ta vì lý do nào đó chưa làm hay không muốn làm. Hãy
tôn trọng và trả công bằng cho tất cả những thương binh liệt sĩ từ hai phía, là
những người đã làm nên chiến thắng hoặc cho chúng ta cơ hội chiến thắng, cơ may
tồn tại! Và cả những người lành lặn, còn sống sau các cuộc chiến, đây là diện
rất đa dạng, nhưng cũng đã đóng góp ít nhiều cho chiến sự, cho lịch sử…nếu một
mai họ muốn“xin cho tôi một mộ phần,
bên ngàn chiến hữu của tôi”,thì hãy rộng tay đón nhận.
Chúc các Bạn một
ngày Memorial đầy ý nghĩa.
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét