Thứ Tư, 31 tháng 8, 2016

7 biểu hiện cho thấy bạn là người thông minh

7  biểu  hiện  cho  thấy  bạn  là  người  thông  minh
25/08/2016 Thanh Niên Online



Suốt hàng trăm năm qua, khoa học đã liên tục tìm cách để đo lường trí thông minh ở con người. Một trong những thước đo phổ biến nhất là kiểm tra chỉ số IQ. Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ trích cách này thiếu độ tin cậy.


Chỉ số IQ chỉ là một trong những thước đo về trí thông minh ở người - Ảnh: Shutterstock

Những người chỉ trích cho rằng IQ chỉ phản ánh một mặt nào đó của trí thông minh. Trong khi đó, nghiên cứu trên khắp thế giới đã chỉ ra nhiều khía cạnh khác của trí thông minh. Dưới đây là 7 biểu hiện của người thông minh.

1. Bạn biết nói nhiều hơn 1 loại ngôn ngữ
Nhiều nghiên cứu trước đây phát hiện nói nhiều hơn 1 ngôn ngữ có thể chể làm chậm tiến trình phát triển bệnh mất trí nhớ Alzheimer. Nói nhiều thứ tiếng giúp não phát triển và hoạt động hiệu quả hơn, theo The Independent.

2. IQ cao hơn 100
Mặc dù chỉ số IQ chỉ đo được một khía cạnh nào đó nhưng cũng là một thước đo về trí thông minh. Những người có IQ cao hơn 100 điểm sẽ có trí thông minh cao hơn người thường.
Nghiên cứu mới của các nhà khoa học Ba Lan cho rằng đàn ông thường có xu hướng không thích phụ nữ thông minh. Tuy nhiên, phụ nữ thông minh vẫn sẽ thu hút cánh mày râu nếu họ cực kỳ xinh đẹp.

3. Đã hoàn thành chương trình đại học
Đây cũng là một trong những cách để đánh giá sự thông minh ở người. Tại Anh, chỉ 35% lực lượng lao động có bằng đại học.

4. Bạn là người hay lo lắng
Một nghiên cứu tiến hành trên 126 sinh viên phát hiện những người thường xuyên suy tư về những điều khiến họ lo lắng sẽ có mức độ thông minh ngôn ngữ cao hơn người bình thường.

5. Người vui tính
Các nhà khoa học tìm thấy những người có tư duy trừu tượng tốt và mức độ thông minh ngôn ngữ cao thường là những người vui tính, nói chuyện khôi hài.

6. Người ít vận động
Nghiên cứu tại Đại học Florida Gulf Coast (Mỹ) cho thấy những người thông minh hiếm khi nào bị muộn phiền. Nguyên nhân là họ có khả năng tự xả stress rất tốt. Họ có thể ngồi một chỗ hàng giờ liền và đắm chìm trong dòng suy tư bản thân.

7. Biết hoài nghi về trí thông minh của mình
Nếu biết hoài nghi về kiến thức và trí tuệ của mình sẽ giúp chúng ta thông mình hơn. Hiệu ứng tâm lý học Dunning-Kruger cho rằng người thông minh có xu hướng dễ phát hiện ra sai lầm bản thân và sửa chữa chúng.

Ngọc Quý

Đông lạnh chanh, bạn sẽ không phải đến bệnh viện vì ung thư

Đông  lạnh  chanh, 
 bạn  sẽ  không  phải  đến  bệnh  viện  vì  ung  thư
(canhdongtruyengiao)



Chanh là một loại trái cây phổ biến, bạn sẽ bất gặp chúng ở bất kỳ lĩnh vực nào trong cuộc sống như ẩm thực, làm đẹp,chữa bệnh… Chanh chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe và toàn bộ cơ thể.

Khoa học đã chứng minh rằng chanh có một loạt các công dụng bao gồm: giải độc cơ thể bằng cách kích thích chức năng gan thận hoạt động, tăng cường hệ thống miễn dịch và làm giảm tác động của các gốc tự do, do đó, ngăn ngừa sự phát triển của các căn bệnh khác nhau.

Chanh có tác dụng tuyệt với tới mọi lĩnh vực đời sống.

Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng hầu hết các dinh dưỡng, chất chống oxy hóa tập trung ở vỏ chanh, phần bạn hay vứt đi.

Theo nghiên cứu gần đây, các hợp chất chống oxy hóa và các loại tinh dầu trong vỏ chanh đủ cao để chiến đấu với căn bệnh ung thư.

Tại sao chanh đông lạnh lại phòng ung thư?
Nghiên cứu đã phát hiện, trong một trái chanh có khoảng 22 chất chống ung thư, bao gồm: limonene, citrus pectin, glycosides flavonnol, vitamin C…

Bạn nên biết rằng, nước ép chanh có nhiều lợi ích với sức khỏe nhưng khi nói đến tác dụng điều trị, ngăn ngừa ung thư phải đề cập đến vỏ chanh. Các đặc tính chống ung thư có được là do hợp chất limonoids chứa trong vỏ chanh.

Theo hơn 20 nghiên cứu về chủ đề này, hợp chất này đặc biệt có lợi với căn bệnh ung thư vú và nó hiệu quả gấp 10.000 lần so với adriamycin, loại thuốc được sử dụng trên toàn thế giới  để hóa trị liệu chống ung thư. Tuy nhiên, không giống như adriamycin, limonoids không phá hủy các tế bào khỏe mạnh, do đó, hoàn toàn an toàn.

Bạn sẽ phải ngạc nhiên khi biết rằng limonoids có tác dụng tích cực trong điều trị các các loại ung thư như:

–  Ung thư đại trực tràng.

– Ung thư tuyến tụy.

– Ung thư tuyến tiền liệt.

–  Ung thư gan.

– Bệnh bạch cầu.



Chanh đông lạnh phòng đến 50% các loại ung thư.

Theo tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp của Úc (CSIRO), cả một trái chanh có thể phòng chống các loại ung thư lên đến 50%.

Tổ chức này khuyên rằng, hãy tiêu thụ ít nhất 150gr vỏ cam chanh mỗi tuần để phòng chống ung thư, việc đông lạnh sẽ giúp vỏ chanh giữ nguyên các chất chống oxy hóa và tinh dầu bên trong và quan trọng hơn là bạn dễ dàng sử dụng.

Công thức đông lạnh chanh
Hầu hết các khuyến cáo cho rằng để điều trị và ngăn ngừa ung thư hiệu quả bạn chỉ cần sử dụng chanh thường xuyên, bao gồm cả vỏ. Do đó, cách tốt nhất đó chính là cho cả trái chanh vào trong ngăn đá tủ lạnh.

Bước 1: Rửa sơ bề mặt chanh bằng nước sạch hoặc hỗn hợp có pha nước với một ít baking soda hoặc giấm táo, bạn có thể tìm mua baking soda tại các tiệm làm bánh, giấm táo ở siêu thị trên toàn quốc.

Bước 2: Sau đó nhanh chóng cho chanh vào trong ngăn đá tủ lạnh.

Bước 3: Cuối cùng, khi chanh đã đông đá bạn đã có thể sử dụng chúng.

Bước 4: Chanh đông lạnh dùng rây cà thành bột cả vỏ và thêm vào các món ăn hoặc thức uống hằng ngày như sinh tố, salad hoặc bất kỳ loại món ăn nào bạn thích.



Mỗi tuần nên sử dụng 150gr chanh đông lạnh để phòng ung thư.

Mỗi tuần, theo khuyến cáo nên tiêu thụ 150gr vỏ cam chanh đông lạnh theo cách trên, tuy nhiên, bạn có thể sử dụng nhiều hơn cũng không sao.

Mặc dù không có tác dụng ngay lập tức nhưng chúng tôi đảm bảo rằng phương pháp này giúp bạn phòng triệt để các loại ung thư kể trên.

Vậy còn chờ gì nữa, hãy đông lạnh quả chanh trong tủ đá nhà bạn ngay hôm nay nhé.


Vạn Phúc (Theo Healthy Food House)

Ltx, yếu tính của TM và chìa khóa dẫn vào đs Kitô hữu (32)

Lòng  thương  xót,
yếu  tính  của  Tin  Mừng  và  chìa  khóa  dẫn  vào  đời  sống  Kitô  hữu  (32)
Sun, 21/08/2016 -  Vũ Văn An

IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo)
2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
 Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.

Nguồn tin cậy quan trọng nhất của tín điều truyền thống đầy sống động này là Công Đồng Êphêsô (năm 431), tức công đồng đã tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (θεοτόκος, theotokos) (13). Khi tuyên xưng như thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là cuộc đấu tranh liên quan tới tước hiệu này, một cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa Nestôriô và Thánh Cyrilô thành Alexandria, là một cuộc tranh luận không phải Thánh Mẫu học mà là Kitô học. Nó xử lý vấn đề Chúa Giêsu có là Con Thiên Chúa trên thực tế và trong ngôi vị (hypostasis) của Người hay không. Như thế, ngay từ đầu, truyền thống Thánh Mẫu học không phải là một điều xa lạ, phát triển ở bên ngoài Kitô học; mà đúng hơn, ngay từ đầu, nó đã hiện diện trong tương quan với Kitô học và đặt căn bản trên nền tảng này. Chỉ với cách này, truyền thống Thánh Mẫu học mới mang lại và tiếp tục mang lại ích lợi cứu rỗi và thiêng liêng mà thôi.

Trên căn bản này, nhiều lời cầu nguyện, nhiều thánh thi và bài ca trong lịch sử Kitô Giáo đã liên tục tiếp nối các lời phát biểu trong Tân Ước, giải thích chúng theo linh đạo, và làm cho chúng sinh hoa kết trái. Quan trọng nhất là các chứng từ của phụng vụ. Bên cạnh chúng, còn có man vàn các bài giảng và khảo luận, ngay từ thời các giáo phụ. Việc giải thích Sách Thánh theo linh đạo này được tìm thấy trong mọi truyền thống của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất; cả các truyền thống Hy Lạp lẫn truyền thống La Tinh, truyền thống Cốp Tích lẫn truyền thống Syria và Ácmênia, và truyền thống La Tinh Tây Phương (14). Nó để lại nhiều vết tích đáng lưu ý cả trong truyền thống ca ngợi Đức Maria của Các Nhà Cải Cách thế kỷ 16 (15).

Điều trên đã được phát biểu trong lời kinh Thánh Mẫu xưa nhất, phát xuất khoảng năm 300 và được truyền bá sâu rộng: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Khởi nguyên, nó được đọc như thế này: “Lạy Mẹ Chúa Trời, chúng con chạy đến lòng thương xót của Mẹ” (16). Chúng ta sẽ tìm thấy cùng một thái độ đầy tin tưởng này trong nhiều lời cầu nguyện sau đó. Ta có thể nghĩ tới kinh Ave Maris Stella (Kính Chào Ngôi Sao Biển) mà trong thế kỷ 19, người ta quen đọc là “Hỡi Ngôi Sao Biển, chúng con xin kính chào Mẹ. Xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là một người mẹ, để Con Mẹ nhân từ nghe lời cầu xin của con cái mẹ qua Mẹ” (17). Trong kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương), một trong các kinh Thánh Mẫu quen thuộc nhất, ta cầu cùng Đức Maria như “Mẹ nhân lành (Mater misericordiae= Mẹ thương xót)” và ngỏ cùng ngài: xin ghé mắt thương (misericordes oculos) xem chúng con”. Điệp xướng Thánh Mẫu từ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chí Thánh Của Chúa Cứu Thế), cũng đã kết thúc bằng lời kêu xin peccatorum miserere (xin thương xót những người tội lỗi). Trong kinh cầu Đức Mẹ (Lôréttô) (nguyên phát xuất từ Giáo Hội Đông Phương thế kỷ 12), chúng ta cũng kêu cầu Đức Maria như “Đức Nữ có lòng khoan nhân” (virgo clemens), “cứu kẻ liệt kẻ khốn”, “bầu chữa kẻ có tội”, “yên ủi kẻ âu lo”, “phù hộ các giáo hữu”. Ngài được kêu cầu như đấng hộ giúp trong moị cơn sầu khổ, không chỉ để đáp ứng các hành vi thất thường của thiên nhiên, đói kém, bệnh dịch, mưa bão, mà còn cả trong những khốn khó của chiến tranh và chống những nhà cai trị bạo tàn.

Ngay trong thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê thành Lyon, một giáo phụ vĩ đại, đã tóm tắt khi ngài mô tả Đức Maria như Đấng Gỡ Nút, tháo gỡ chiếc nút mà Evà từng thắt vào cổ nhân loại. Như thế, Đức Maria đã trở thành đấng gỡ nút cho nhiều Kitô hữu (18). Ngài đã giúp họ gỡ những nút thắt đủ loại trong cuộc sống bản thân của họ, trong các liên hệ nhân bản của họ, trong linh hồn họ và không ít các nút thắt do những rối rắm của tội lỗi và mặc cảm tội lệ gây ra.

Đôi khi, lòng đạo đức này phát sinh nhiều phó sản rất lạ, như mô tả và hình dung Đức Maria như “Đức Bà của những kẻ vô lại”, tức như người về phe với các sai phạm và người tội lỗi, trộm cướp và ngoại tình, và được coi gần như đồng loã với đủ hạng người này.Việc hình dung này không phải là biểu thức của một tính tầm phào phù phiếm nào đó, mà thực sự là biểu thức của một cái hiểu vững chắc về đức tin, cho thấy có lúc, phạm trù thương xót đã bị hiểu quá rộng (19).

Điều được thốt ra thành lời trong các kinh nguyện suốt trong các thế kỷ qua cũng đã được phát biểu qua nhiều cách khác trong các nghệ thuật tạo hình và trình diễn, trên hết trong các bức tranh hành hương và ảnh đạo [Gnadenbilder]* về Đức Maria (20). Từ thế kỷ thứ bẩy tới thế kỷ thứ chín, trong các tranh hoạ của Syria về Đấng Eleusa, ta tìm thấy Đấng Dịu Hiền: tức Đức Maria đang ôm và vuốt ve Chúa Hài Đồng trong lòng mình. Nổi tiếng nhất trong các tranh vẽ này là Đức Trinh Nữ của Vladimir, phát xuất vào thế kỷ 12 ở Constantinốp và hiện nay đang được lưu giữ ở Phòng Trưng Bầy Tretyakov tại Mạc Tư Khoa. Ở Tây Phương, các bức sao lại được tìm thấy tại Nhà Thờ Đức Bà Đầy Ơn Thánh ở Cambrai, tại Nhà Thờ Đức Bà Cát Minh (Rome, St. Maria in Transpontina), và trong bức tranh vẽ Đức Mẹ Cứu Giúp của Lucas Cranach. Một bức ảnh nổi tiếng khác, mà truyền thuyết nói là của Thánh Sử Luca, nhưng hiện được định niên biểu vào thế kỷ 13, đang được tôn kính tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma dưới danh hiệu Salus Populi Romani (Đức Bà Cứu Giúp Dân Rôma). Một bản sao hiện được lưu trữ tại Nhà Thờ Đồng Chánh Toà (**) Thánh Eberhard ở Stuttgart, nơi người ta gọi ngài là Mẹ An Ủi. Cuối cùng, cũng phải nhắc đến bức ảnh nhân hậu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẽ theo nguyên mẫu Byzantine. Thế kỷ 15, vì lý do an ninh, bức ảnh này được di chuyển từ Đảo Crete qua Rôma tránh sự tiến quân của người Thổ. Bức ảnh này rất được sùng kính tại Rôma, và nó cũng được biết đến nhiều như bức ảnh sùng kính cả ở bên ngoài Rôma nữa.

Nhưng trên hết, phải nhắc tới các bức mô tả Pietà, tức hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đang ôm xác Con trong lòng. Chúng ta vốn biết các mô tả này ngay từ thế kỷ 14. Nhưng nổi tiếng nhất chính là bức điêu khắc của Michelangelo ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, một bức điêu khắc nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người chiêm ngưỡng nhất. Trong các mô tả này, Đức Maria được trình bầy như mẹ của mọi con người đau khổ, buồn sầu, bị bao vây tứ bề, và cần được an ủi. Những bức này giúp người xem đạo hạnh, nhất là man vàn các bà mẹ trong các tình huống tương tự, đồng nhất hóa với Đức Maria. Ít nổi tiếng hơn là các bức diễn tả Đức Maria ngất xỉu cũng trong bối cảnh này (21). Chúng cho thấy Đức Maria đã tham dự ra sao vào việc Con mình rơi vào vô thức nhưng lại ý thức rõ sự toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Cả loại mô tả này cũng là những hình ảnh của ủi an đối với rất nhiều người bị áp đảo bởi sầu khổ hoặc bắt đầu hiểu ra, nhưng vẫn nhận được sức mạnh của đức tin.

Sau cùng, phải nhắc tới các mô tả về Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi), vốn phát xuất từ đầu thời Barốc và cho thấy trái tim Đức Maria bị lưỡi đòng đâm thâu qua (Lc 2:35). Liên quan gần gũi với loại mô tả này là các tượng ảnh về bẩy vết thương của Đức Maria do bẩy lưỡi gươm đâm vào lòng ngài. Các mô tả này, đối với chúng ta ngày nay, thoạt nhìn, có vẻ kỳ kỳ vì thiếu tính thực tại, nhưng vẫn cho thấy Đức Mẹ đã chia sẻ ra sao cái chết thảm khốc của Con ngài.

Điều mà mỗi cách mô tả nói trên có liên hệ không những với Đức Maria như một nhân vật cá thể, mà còn liên hệ tới ngài như một loại hình (type) - một nguyên mẫu và mẫu mực – đem lại an tâm bảo đảm cho các Kitô hữu, sẽ trở nên rõ ràng hơn nữa trong các mô tả Đức Bà mặc Áo Choàng Che Chở. Bức Đức Bà Mặc Áo Choàng Che Chở ở Ravensburg đã được nổi tiếng một cách đặc biệt. Nó cho thấy trong mọi nghịch cảnh, nhất là trong các nguy hiểm của chiến tranh, chúng ta biết chúng ta được an lành dưới tà áo hiền mẫu đầy che chở của ngài. Theo một lề luật xưa ở Đức, nhờ được che chở dưới áo choàng của mẹ, các đứa con sinh ngoại hôn đều được công bố là những đứa con sinh bởi một kết hợp hôn phối (danh từ chuyên môn gọi là filii mantellati = con cái dưới tà áo mẹ). Như thế, các mô tả này cũng muốn nói: tất cả chúng ta, những kẻ sinh trong tội lỗi (xem Tv 51:7), đều đã được làm cho trở thành con cái Thiên Chúa, nhờ lòng Chúa thương xót, theo nguyên mẫu và mẫu mực Đức Maria. Chủ đề quán xuyến áo choàng, một lần nữa, đã được tìm thấy trong bài thánh thi Thánh Mẫu thế kỷ thứ bẩy, Maria breittet den Mantel aus, trong đó, câu cuối cùng viết: “Ôi Mẹ của lòng Thương Xót, hãy phủ áo choàng của Mẹ lên chúng con” (22). Tôi còn nhớ như in những đêm oanh tạc trong Thế Chiến Hai khi bài hát này mang một ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với chúng tôi.

Kỳ sau: 3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót
______________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản tiếng Anh: Gnadenbilder là một bức ảnh hay một bức tượng Đức Maria mà trước mặt nó, tín hữu cầu nguyện, xin ngài cầu bầu để được ơn thánh hay một ơn phúc nào đó từ Con của ngài. Nhiều việc chữa chạy và lành bệnh đã được ghi lại từ thời Trung Cổ do việc thực hành lòng sùng kính đạo đức này.

(**) Ghi chú của bản triếng Anh: Nhà Thờ Đồng Chính Tòa là một nhà thờ chính tòa có cùng chức năng là tòa của giám mục như một nhà thờ chính tòa khác. Nhà thờ Thánh Eberhard ở Stuttgart và nhà thờ Thánh Martin ở Rottenbrug đều là các nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rottenbrug-Stuttgart thuộc Bang Baten-Württemberg, Đức. Đức Hồng Y Kasper là giám mục của giáo phận này từ năm 1989 tới năm 1999.
(13) Heinrich Denzinger, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i.B.: Herder, 1963), 250tt; 252tt.
(14) Xem S, de Fiores, “Maria in der Geschichte von Theologie und Frӧmmingkeit”, trong Handbuch der Marienkunde, do Beinert và Petri hiệu đính, 1:99-266.
(15) Xem ghi chú 2 trên đây.
(16) Xem Christoph von Schӧnborn, We Have Found Mercy, bản dịch của Michael J. Miller (San Francisco: Ignatius, 2012), 119.
(17) Gotteslob, số 596; 578.
(18) Nổi tiếng là bức tranh trong nhà thờ hành hương St. Peter am Perlach ở Augsburg (1700).
(19) Muốn biết một số điển hình vui tươi thuộc loại này, xin xem M.-E. Lüdde, “Unter dem Mantel ihrer Barmherzigkeit”, trong Seidel và Schacht, Amria, Evangelisch, 153.
(20) Xem khái quát lịch sử trong K. Kolb, “Typologie der Gnadenbilder”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd. 2: Gestaltetes Zeugnis-Gläubigen Lobpreis, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri hiệu đính (Regensburg: Pustet, 1997),449-82.
(21) Việc mô tả ngài như thế có thể tìm thấy ở nhà thờ hành hương, Weggental bei Rottenburg am Neckar.

(22) Gotteslob, số 595.

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2016

Những việc vợ không bao giờ nên để chồng bắt gặp



Những  việc  vợ  không  bao  giờ 
 nên  để  chồng  bắt  gặp
(Thứ bảy, 9/7/2016-VnExpress.net)

Nếu quá cởi mở và thành thật trong một số việc, chúng ta có thể gây cảm giác ghê tởm cho người khác.

Vì vậy, bạn nên chốt cửa phòng để làm những việc riêng của phụ nữ.

  Ảnh: asset-cache.

Dưới đây là những việc đừng bao giờ để chồng bạn nhìn thấy, theo liệt kê của website momtastic:
-  Tìm tampon (băng vệ sinh dạng nhét) bị thất lạc.
-  Xử lý ria mép (dù ria mép của bạn mờ hơn của chàng).
-  Trung tiện.
-  Ngửi mùi hôi trên cơ thể mình.
-  Nặn mụn trứng cá.
-  Đi tiểu tiện.
-  Khỏa thân tập yoga.
-  Cắn móng chân.
-  Ngoáy mũi.
-  Cười ré trong câu chuyện tiếu lâm với những người bạn gái.
Hoàng Anh

Chế độ thai sản của người Việt so với các nước

 

Chế  độ  thai  sản  của  người  Việt 

 so  với  các  nước 

(Thứ tư, 13/7/2016 - VnExpress.net)

Với 6 tháng nghỉ sinh và hưởng 100% mức lương đóng bảo hiểm, người Việt Nam đang được nghỉ nhiều hơn một số nước tiên tiến. 
Chế độ thai sản của người Việt so với các nước
Việt Chung - Phan Dương

Cầu xin bình an cho quê hương yêu dấu

Cầu  xin  bình  an  cho  quê  hương  yêu  dấu
Thứ năm - 25/08/2016 + GB. Bùi Tuần

 
1.
Mỗi ngày, tôi vẫn thường theo dõi tình hình của Đất Nước tôi.
Dân tộc tôi trên Đất Nước tôi luôn sống động. Đồng bào tôi mỗi ngày mỗi lên đường. Tất cả đều đi trong lịch sử. Lịch sử là rất phức tạp. Có ánh sáng và cũng có bóng tối. Có leo lên và cũng có trượt xuống. Có nụ cười và cũng có nước mắt. Có xây dựng và cũng có tan vỡ. Chúa cho tôi chút khả năng biết đón nhận vào lòng mình những gì là thảm cảnh của cuộc sống con người hôm nay. Tôi đau cái đau của đồng bào tôi.

2. Tôi vẫn cầu xin Chúa cho Đất Nước tôi.
Những ngày này, hơn bao giờ hết, Chúa dạy tôi hãy cầu nguyện nhiều hơn cho Quê Hương tôi được sự Bình an.

3. Chúa Muốn tôi hãy góp phần vào việc đem lại sự Bình an cho Quê Hương tôi.

Tôi nhận biết mình có quá nhiều giới hạn. Nhưng Chúa dạy, thì tôi xin vâng thực thi những gì Chúa muốn nơi tôi.

Ở đây, tôi xin được chia sẻ vắn tắt vài điều quan trọng, mà Chúa dạy tôi làm, để góp phần vào Bình an cho đất nước Việt Nam yêu dấu của tôi.

Tất cả các việc này đều dựa vào gương Đức Mẹ Maria.

4.
Việc thứ nhất là cầu nguyện.
Cầu nguyện nói đây là sự gặp gỡ thinh lặng trong trái tim với Chúa.
Khi gặp gỡ thinh lặng trong trái tim với Chúa, tôi cảm thấy một khát vọng được sinh lại, được đổi mới nhờ Chúa Thánh Thần. Và thực sự, Chúa Thánh Thần ngự đến. Người hiện diện. Người sắp xếp nội tâm tôi. Người cho thấy con đường tôi phải đi. Người cho tôi một trái tim như rất mới, để tôi biết yêu thương như Đức Mẹ xưa.

5.
Việc thứ hai là lắng nghe lời Chúa.
Chúa không dạy tôi là ưu tiên phải rao giảng Lời Chúa. Đức Mẹ xưa đã rất chăm chú lắng nghe Lời Chúa, và suy gẫm Lời Chúa.

Khi tôi chăm chú lắng nghe Lời Chúa, tôi mới thấy rõ ơn gọi của tôi là kho tàng ở cõi đời đời.

Kho tàng đó là Tám Mối Phúc và thánh giá Chúa Giêsu.

6.
Việc thứ ba là dấn thân phục vụ với tâm hồn bình an, vui vẻ.
Khi tôi dấn thân phục vụ với tâm hồn bình an vui vẻ, tôi thấy gương Đức Mẹ xưa. Mẹ nhận thức mình là thiểu số, và là thiểu số rất nghèo. Nhưng Mẹ coi chính sự nghèo khó của thiểu số đó lại có khả năng đem lại bình an cho những người xung quanh. Nhờ Mẹ có Chúa ở cùng Mẹ. Do vậy, Mẹ không có tham vọng làm những chuyện bành trướng, chinh phục đấu tranh, lôi kéo ồn ào.

7.
 Ba việc trên đây đòi tôi phải có sự tập luyện về phấn đấu nội tâm.

Phấn đấu đó được nói lên trong kinh Hoà Bình của thánh Phanxicô: “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người”.

Có những câu rất đẹp, như:

“Đem yêu thương vào nơi oán thù.

“Đem thứ tha vào nơi lăng nhục.

“Đem an hoà vào nơi tranh chấp.

“Đem chân lý vào chốn lỗi lầm”.

8.
Nhưng để thực hiện cái đẹp của những câu trên, tôi phải là người tập luyện cam go, để từ bỏ chính mình và nhất là phải có rất nhiều ơn Chúa. Nói tắt là phải có một trái tim như trái tim của Đức Mẹ Maria. Trái tim Mẹ mang sự hiện diện của Thiên Chúa yêu thương. Người ta sẽ không đón nhận được sự hiện diện đó bằng lý luận, nhưng chỉ bằng tấm lòng khiêm nhường, khó nghèo, khao khát. Tôi cũng cầu xin như vậy.

9.
Khi góp phần xây dựng Bình an cho Quê Hương bằng những việc trên đây, tôi rút ra kinh nghiệm này:

Hãy lấy sự thiện mà đẩy lùi sự ác. Hãy lấy yêu thương mà đẩy lùi ghen ghét. Hãy đề cao lòng thương xót Chúa hơn là nhấn mạnh đến vai trò của tội lỗi.

10.
Đức Mẹ đứng bên thánh giá Chúa Giêsu chịu đóng đinh, đó là hình ảnh Mẹ dạy tôi hãy nên giống như vậy, để góp phần vào việc đem lại Bình an cho Quê Hương tôi. Nghĩa là tôi phải chịu khó làm như Mẹ.

11.
Ngoài ra, tôi cũng phải tỉnh thức, biết dùng ơn Chúa ban cho hiện giờ. Tôi nhớ lại đoạn Phúc Âm sau đây của thánh Luca, nói về sự dân Do Thái đã không biết dùng ơn Chúa ban để có Bình an: “Khi đến gần Giêrusalem và trông thấy thành, Đức Giêsu khóc thương mà nói: Phải chi ngày hôm nay ngươi nhận ra những gì đem lại bình an cho ngươi. Nhưng hiện giờ, điều ấy còn bị che khuất, mắt ngươi không trông thấy được.

Thật vậy, sẽ tới những ngày quân thù đắp luỹ chung quanh, bao vây và công hãm ngươi tư bề. Chúng sẽ đè bẹp ngươi và con cái ngươi đang ở giữa ngươi, và sẽ không để hòn đá nào trên hòn đá nào. Vì ngươi đã không nhận biết thời giờ ngươi được Thiên Chúa viếng thăm” (Lc 19,41-44).

12.
Tôi cầu mong cho những lời trên không bao giờ sẽ được thực hiện ở bất cứ nơi nào trên Quê Hương Việt Nam yêu dấu của tôi. Rất mong mọi người đều nhận biết thời giờ Chúa viếng thăm để ban Bình an chính là lúc này. Chúng ta hãy biết nghe, và biết hoán cải đời sống ngay chính hôm nay. Kẻo rồi mất bình an sẽ là thảm cảnh đau đớn cho Đất Nước, cho Hội Thánh, cho các gia đình, cho từng cá nhân.

13.
Ở Lộ Đức, ở Fatima, Đức Mẹ đã rất tha thiết kêu gọi sự hoán cải đời sống.

Tại Việt Nam, Đức Mẹ cũng đã và đang dùng nhiều cách để kêu gọi sự hoán cải đời sống. Đó là con đường dẫn tới Bình an.


Long Xuyên, ngày 18.8.2016.

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

Bắt đầu dậy con từ lúc nào?


Bắt  đầu  dậy  con  từ  lúc  nào?
(Trần Mỹ Duyệt)



Trong kho tàng văn chương bình dân, ca dao tục ngữ là những câu nói dân gian mang nhiều ý nghĩa. Trong những câu nói ngắn gọn ấy chuyên chở mọi khía cạnh cuộc đời và nhiều đề tài. Một trong những câu nói nổi bật mang ý nghĩa tâm lý và giáo dục, đó là câu: “Dạy con từ thưở còn thơ”.

Nói là ông cha mình không biết gì về tâm lý, nhất là tâm lý phát triển, tâm lý giáo dục thì là một nhận xét thiển cận và có tính cách xúc phạm. Chỉ cần đào sâu vào ý nghĩa của câu nói trên đủ thấy cái thâm thúy tiềm ẩn trong cả hai khía cạnh vừa lý thuyết lẫn thực hành về giáo dục. Những nhà khảo cứu về tâm lý, nhất là tâm lý phát triển và giáo dục ngày nay cũng đã khám phá ra rằng, thời gian tốt nhất để uốn nắn, giáo dục một đứa trẻ là lúc em lên 3 tuổi. Hai chữ “còn thơ” của câu ca dao diễn tả đầy đủ về thời kỳ phát triển tâm sinh lý của một em bé. Câu ca dao này còn mang cùng ý nghĩa với một câu ca dao khác: “Con lên ba cả nhà tập nói”. Hội nhập vào thế giới chung quanh, phát triển cung cách suy nghĩ, kinh nghiệm tư riêng để hình thành cho mình một nhân cách của một em bé sau này bắt đầu từ những giao tiếp và trao đổi bằng ngôn ngữ.

Như vậy đủ để hiểu rằng việc giáo dục, uốn nắn thành công một em bé không thể chần chừ, hoặc phó mặc cho thời gian. Càng không nên trao phó công việc quan trọng này cho nhà trường, cho bạn bè, cho xã hội. Giáo dục con cái phải bắt đầu từ chính cha mẹ, và khởi sự ngay từ trong gia đình. Ai cũng biết gia đình là một học đường tốt nhất cho con cái. Và bậc thầy đáng kính nhất, ảnh hưởng nhất cho nền giáo dục nhân bản khởi đi từ gia đình là cha mẹ, là anh chị em với nhau dưới cùng một mái nhà.

Nêu lên vấn đề giáo dục tuổi thơ là có ý giúp trả lời phần nào những câu hỏi mà người viết vẫn thường được hỏi và được nghe đặt vấn đề trong các buổi khải đạo, các lần thuyết trình và hội thảo. Trong những lúc như thế, những câu hỏi thường là được nêu lên trong một hoàn cảnh rất thương tâm, dĩ nhiên có pha nhiều nước mắt. Đại loại như:

-         Thưa tiến sĩ, con tôi năm nay cháu 15 tuổi và bắt đầu có bạn gái. Cháu thường xuyên trốn học, giao du với bạn bè. Lãng phí học hành và tỏ ra rất ương ngạnh. Tôi đã khóc với nó nhiều lần, nhưng nó không hề thay đổi. Trái lại càng ngày nó càng tỏ ra coi thường lời khuyên răn của chúng tôi, khiến vợ chồng tôi nhiều lần phải cãi vã, to tiếng với nó.

-         Thưa ông, con gái tôi năm nay 17 tuổi, đang trong những năm cuối của trung học. Gần đây tôi biết nó quen thân với một con bạn cùng trường. Chúng nó tỏ ra săn sóc cho nhau, âu yếm nhau như cặp bồ vậy khiến tôi thấy không ổn. Đã có lần nó nói với tôi là nó không thích con trai, không muốn lấy chồng mà chỉ muốn sống chung với bạn gái của nó. Vợ chồng chúng tôi đã mất ăn, mất ngủ với nó suốt nhiều tháng nay.

-         Thưa giáo sư, con gái em năm nay 19 tuổi, nó thường xuyên giao du với bạn bè và bỏ học mặc dù nó vẫn nói với em là nó đang theo học tại một đại học. Trong cách ăn mặc, đầu tóc của nó em thấy không giống ai. Nó đi sớm, về khuya. Mỗi lần hỏi nó học ở đâu và theo phân khoa nào, chừng nào ra trường thì nó bẳn gắt và nói em xen vào đời tư của nó. Nó nói nếu không cho nó tiền ăn học, thì đừng hỏi nó về chuyện học hành. Nếu cứ tiếp tục hỏi, nó buộc phải dọn ra khỏi nhà. Ở nhà bị bố mẹ theo dõi kỹ làm mất tự do.

-         Thưa tiến sĩ, con trai tôi năm nay 29 tuổi và có những thái độ tỏ ra thiếu trưởng thành. Nó hành động rất khác người, nói năng tục tằn, cử chỉ nóng nảy, thô lỗ, bạo tợn. Không được ý nó là nó làm ầm lên, gây náo loạn cả nhà, nhiều lần còn muốn gây sự cả với tôi là bố nó. Tôi rất bực mình về nó. Nó dường như mang tâm sự gì đó nhưng vợ chồng chúng tôi không làm sao để hiểu được nó vì nó rất kín miệng. Nhiều lúc chúng tôi nói với nhau nếu nó lấy vợ may ra sẽ thay đổi tâm tính, nhưng cả đến chuyện vợ chồng cũng bị nó từ chối.

Những câu hỏi như vậy hay tương tự có lẽ phần lớn phụ huynh chúng ta thường nghe, hoặc chính mình là nạn nhân. Và câu trả lời tìm được ở đâu? Ở nhà trường và các cố vấn nhà trường? Ở những nhà tâm lý hoặc văn phòng tâm lý? Ở bạn bè? Ở các người cao niên trong gia đình? Ở các vị lãnh đạo tinh thần? Hay ở nơi chính cha mẹ. Câu trả lời đúng nhất và thực tế nhất là “cha mẹ”.

Nghe vậy, có nhiều phụ huynh sẽ phản đối và cho rằng việc giáo dục một đứa trẻ không nhất thiết qui trách nhiệm cho cha mẹ. Họ cho rằng cha mẹ đầu tắt mặt tối không đủ thời giờ sống cho mình, việc dậy dỗ một đứa trẻ, nhất là một đứa trẻ hư hỏng, bướng bỉnh lại đòi hỏi nhiều yếu tố, nhiều thời gian, nhiều khả năng, mà nhiều khi kết quả chỉ là vô vọng! Và họ đổ lỗi cho trời, “cha mẹ sinh con, trời sinh tính.” Lý luận của họ là tôi sinh con tôi, tôi đâu có sinh ra cái tính nóng nảy, thô lỗ, lười biếng, lêu lổng, và cái trí khôn dốt nát, chậm chạp kia. Cái đó là do trời.

Đối với những phụ huynh này thì con cái quả là gánh nặng, là một cái gì gây đau khổ, phiền phức mà tốt hơn là chúng không nên có mặt trên cõi đời này. Nhất là không nên xuất hiện trong gia đình của họ. Những cha mẹ này cùng đồng quan điểm với một số cha mẹ đã được hỏi ý kiến, và cho rằng sinh con cái đối với họ là một nhầm lẫn, một trách nhiệm nặng nề. Chúng làm gián đoạn và chia sẻ thời giờ vợ chồng dành cho nhau. Tạo thêm gánh nặng về tài chánh. Khiến họ nhiều lúc phải chịu đựng, mỏi mệt, chán nản quá mức.

Nhưng ngược lại thì phần đông cha mẹ vẫn hạnh phúc và sung sướng vì đã sinh ra được những đứa con trên đời. Con cái đối với họ là một hồng ân Thượng Đế ban cho. Sinh con cũng không quá tốn kém như người ta nghĩ. “Trời sinh voi, trời sinh cỏ”. Con cái chính là nguồn vui của cha mẹ, của gia đình: “Căn nhà thiếu tiếng cười của trẻ thơ sẽ là một căn nhà vắng lạnh!”. Sẽ là niềm an ủi cho cha mẹ khi về già, ngay cả lúc cha mẹ già sống trong các viện dưỡng lão. Ngoài ra, trong vai trò làm cha mẹ cũng giúp họ sống trưởng thành và có trách nhiệm hơn.

Nếu cha mẹ biết gánh lấy gánh nặng của con cái khi còn trẻ, tức là biết hy sinh dành thời giờ cho con, gần gũi để hiểu và uốn nắn con, thì chính là đã nâng đỡ gánh nặng của con cái khi chúng bước vào đời, khi chúng phải đối diện với những thử thách và trách nhiệm cuộc đời.

Trở lại câu hỏi phải giáo dục con cái lúc nào? Chắc chắn không thể chờ khi con cái lớn lên, bước vào tuổi vị thành niên, thành niên hay đã trưởng thành rồi mới lo giáo dục, dậy dỗ: “Bé không vin, cả gẫy cành”. Tuổi 15, 17, 19, 29 không còn thích hợp cho việc giáo dục, hoặc nếu đề cập đến giáo dục thì cha mẹ phải nhìn giáo dục bằng một góc độ, bằng một lăng kính khác. Lúc đó giáo dục không còn là dậy dỗ, uốn nắn nhưng là hướng dẫn. Những quan niệm về giáo dục, dậy dỗ của phụ huynh nếu đem áp dụng thì chỉ thành công ở tuổi mới lớn, tức tuổi lên năm, lên ba. Đợi khi các em đã bắt đầu xây dựng cho mình một nhân sinh quan, một quan niệm, một lối sống thí dụ ở tuổi 15 thì việc dậy dỗ đương nhiên gặp khó khăn. Bởi vì ở tuổi này một em bé vị thành niên đã có tầm hiểu biết và phán đoán như một người đã lớn.

Do đó việc cha mẹ, phụ huynh quan tâm đến con em mình thì thời điểm bắt đầu và tốt nhất vẫn là tuổi thơ. Tuy nhiên, giáo dục ở đây không thể hiểu là một công việc chẳng đặng đừng, một cái gì làm cho qua lệ. Nó đòi hỏi cha mẹ phải đầu tư tâm sức, tiền bạc, và cả thời giờ riêng tư của mình cho tương lai con cái. Thống kê cho biết thông thường cha mẹ chỉ dành được 10 phút mỗi ngày cho con cái. Rất tiếc trong 10 phút ấy lại là những giây phút dư thừa, hoặc những giây phút căng thẳng, tranh cãi giữa cha mẹ và con cái. 28% các em khi được hỏi muốn gì nơi cha mẹ, thì các em trả lời là muốn cha mẹ ở bên, muốn có cha mẹ. Câu chuyện có thật của một em bé 8 tuổi sau đây rất đáng các bậc phụ huynh phải quan tâm, suy nghĩ:

-         Thưa cha, con muốn chết!

Thấy một em bé dễ thương trong tuổi hồn nhiên như vậy lại muốn chết, vị linh mục đã hỏi em:

-         Tại sao con muốn chết?”

Và em đã trả lời trong nước mắt:

-         Con sống làm gì ở trên đời này để gây thêm gánh nặng và phiền phức cho cha mẹ con. Họ đâu có muốn sự có mặt của con. Con nghe được họ nói trong lúc cãi vã là “con chỉ là một lầm lỡ, một tính toán sai lầm của họ”. Và họ luôn coi con là một gánh nặng.

Đã có bao nhiêu phụ huynh lúc này đang buồn bã và chán nản vì “cái nhầm lỡ” của mình trong tình cảm vợ chồng? Hoặc có bao nhiêu cái nhầm lỡ còn đáng ghê gớm hơn khi cha mẹ cứ nghĩ rằng mình sinh con ra, cho con ăn no, mặc đẹp, và đi học là xong bổn phận. Ngoài ra thì họ không cần biết con họ đang lớn lên như thế nào, đang bị những áp lực nào từ phía bạn bè, học đường, và xã hội. Đặc biệt, họ lại làm gương xấu cho con cái bằng chính cuộc sống của họ: Tham lam, gian dối, lừa đảo, mánh mung, ham hố danh vọng, ham hố chức quyền, phản bội tình cảm của nhau, phản bội tình yêu của nhau, và bằng sự biếng nhác đối với trách nhiệm làm chồng, làm vợ, làm cha và làm mẹ.


“Dậy con từ thuở còn thơ”. Đây là một bài học chính và bước khởi đầu căn bản của chương trình giáo dục con cái. Nó phải bắt đầu từ chính trong gia đình, và được hướng dẫn bởi cha mẹ. Những câu hỏi khác liên quan đến giáo dục sau này khi con cái gặp những vấn đề đều là những câu hỏi muộn màng, và những câu trả lời thường là đắng đót, và có kết quả ngoài ý muốn.

Ltx, yếu tính của TM và chìa khóa dẫn vào đs Kitô hữu (31)

Lòng  thương  xót, 
yếu  tính  của  Tin  Mừng  và  chìa  khóa  dẫn  vào  đời  sống  Kitô  hữu  (31)
Sat, 20/08/2016 - Vũ Văn An

IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót
1. Đức Maria trong các Tin Mừng
 Sách Thánh và Giáo Hội không chỉ nói một cách trừu tượng và lý thuyết về lòng thương xót của Thiên Chúa; thần học của Sách Thánh cũng như thần học của các giáo phụ, là nền thần học bằng hình ảnh. Nơi con người của Đức Maria, các nền thần học này trình bầy với ta một hình ảnh cụ thể, đúng ra, một hình ảnh phản chiếu lòng thương xót của Thiên Chúa và là một nguyên mẫu cho lòng thương xót nhân bản và Kitô Giáo. Đức Maria là một loại hình (type) của Giáo Hội và, do đó, cũng là loại hình của lòng thương xót Kitô Giáo (1). Xác tín này bén rễ sâu xa vào ý thức tôn giáo của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu tiên cho tới tận thời nay trong hai truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo. Càng ngày, xác tín này càng nhận được thêm chỗ đứng lớn hơn trong ý thức và trái tim của nhiều Kitô hữu Tin Lành (2).

Tất nhiên, người ta có thể và chắc chắn phải phê phán khá nhiều mưu toan nhằm cường điệu hóa vị thế của Đức Maria, một vị thế cần được lượng giá bằng cách lấy chứng từ của Sách Thánh về Chúa Giêsu Kitô làm tiêu chuẩn: Người là nền tảng một lần mãi mãi và là tâm điểm vĩnh cửu của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, người ta cũng phải tra vấn chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) về Đức Mẹ. Chủ nghĩa này chuyên nhỏ mọn, ngạo mạn và thiển cận gạt qua một bên các chứng cớ của rất nhiều Kitô hữu thuộc mọi thế kỷ, trong những lúc khó khăn bên trong lẫn bên ngoài, đã kêu cầu Mẹ Thiên Chúa như Mẹ của lòng thương xót và đã cảm nhận được sự phù giúp và an ủi của ngài; nó coi những điều này chỉ là các cảm xúc đạo đức dạt dào, do một lòng tôn kính Thánh Mẫu vượt quá giới hạn. Dù sao, người ta phải thừa nhận điều này: Đức Maria quả có xuất hiện trong các Tin Mừng và, thực sự, chiếm một vị trí nổi bật.

Có hai bản văn trong Tân Ước tạo nền vững chắc cho linh đạo Thánh Mẫu: cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng (Lc 1:26-38) và cảnh ở cuối cùng, trong đó, Đức Maria đứng dưới chân thập giá (Ga 19:26tt). Cảnh vừa rồi trong Tin Mừng Gioan nhắc ta trở lại với trình thuật về tiệc cưới ở Cana diễn ra ở đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (Ga 2:1-12). Do đó, các cảnh liên hệ tới khuôn khổ Thánh Mẫu Học, dù có xét một cách hời hợt đi nữa, cũng đã dành cho Đức Maria một vị thế nổi bật trong lịch sử cứu rỗi. Khi làm thế, số ít dòng nói về Đức Maria trong Sách Thánh cũng đủ cho thấy rõ ngài có một vai trò quan trọng và một ý nghĩa độc đáo trong lịch sử Thiên Chúa xử sự với con người tử sinh chúng ta.

Giống như toàn bộ khúc tiền sử học trước khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai, cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng nói lên một số vấn đề có tính lịch sử và phê bình văn chương. Điều cần nói trong ngữ cảnh này đã được đề cập rồi (3). Điều rõ ràng là một ý nghĩa thần học quan trọng đã được tích lũy lên khúc tiền sử học này trong quá trình thai nghén ra tin mừng của Thánh Luca. Trong khúc tiền sử học này, mọi chủ đề quán xuyến quan trọng của tin mừng đều đã được khai phá khiến nó giống như một khúc nhạc dạo đầu. Do đó, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria đã tóm lược toàn bộ lịch sử cứu độ và mô tả lịch sử này như một câu truyện về lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót của Người… kéo dài hết đời này qua đời nọ” (Lc 1:50). Với việc chọn ngài và kêu gọi ngài trở thành Mẹ Đấng Cứu Chuộc, lịch sử này đã bước vào giai đoạn có tính quyết định dứt khoát và cuối cùng. Trong lòng thương xót vô biên của Người, đây là lúc Thiên Chúa đưa ra cố gắng cuối cùng, dứt khoát, và chung kết để cứu dân Người và cứu nhân loại.

Đức Maria được chọn hợp tác vào công trình cứu chuộc vĩ đại này. Ngài rất “đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30). Điều này có nghĩa: tự ngài, ngài tuyệt đối không là gì cả, nhưng chỉ nhờ ơn thánh, ngài là mọi sự. Ngài chỉ là “nữ tì của Chúa” (Lc 1:38). Mọi vinh quang không thuộc về ngài, mà chỉ thuộc một mình Thiên Chúa mà thôi, Đấng mà không điều gì là bất khả đối với Người (Lc 1:37tt). Bởi thế, ngài cất lời ca:
"Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-47, 49).

Ngài hoàn toàn là chiếc bình và là dụng cụ khiêm nhường của lòng Thiên Chúa thương xót. Martin Luther đã rất thông minh khi làm nổi bật điểm này trong bài giải thích Kinh Ngợi Khen (4). Đối với ông, Đức Maria không là gì khác hơn là nguyên mẫu của sola gratia, “nhờ ơn thánh mà thôi”.

Vì Đức Maria chỉ hiện hữu nhờ ơn thánh mà thôi, nên ngài cũng sống “nhờ ơn thánh mà thôi”. Ngài là một dụng cụ của lòng Thiên Chúa thương xót qua lời “xin vâng” đầy trung thành mà ngài đưa ra để trả lời sứ điệp không tài nào hiểu nổi của Thiên Thần, một sứ điệp thoạt đầu gây ngạc nhiên và áp đảo ngài. Với lời “xin vâng” của ngài, Đức Maria tự định nghĩa ngài là nữ tỳ, xét theo yếu tính, là nô bộc (δουλος) của Chúa. Với chữ này, ngài nói lên cả sự sẵn sàng có đó một cách toàn diện, hoàn toàn thụ động cũng như sự sẵn sàng tích cực hợp tác vào công trình cứu độ. Ngài dành cho Chúa nơi để thực hiện phép lạ của Người (5). Ngay chữ “xin vâng” đối với điều con người không có khả năng tưởng tượng này, ngài cũng chỉ nói được trong tư cách một người đã được Thiên Chúa chúc phúc.

Nhờ chữ “xin vâng” đầy vâng lời này, Đức Maria đã làm cho việc Thiên Chúa bước vào trần gian thành khả hữu. Nhờ thế, ngài trở thành Evà mới. Trong khi Evà thứ nhất đem đau đớn và đau khổ tới cho nhân loại vì sự bất tuân của bà, thì Đức Maria, nhờ đức vâng lời trung thành thay cho nhân loại của ngài (6), đã cởi bỏ được nút thắt bất tuân mà Evà đã trói. Nhờ thế, ngài đã trở nên mẹ của mọi người sống (7). Nhờ lời xin vâng đầy vâng phục của ngài, Đức Maria đã trở thành nữ tỳ được Thiên Chúa chọn và chúc phúc để làm đầy tớ của lòng thương xót của Người. Thực vậy, sự kiện theo đó, vì công trình thương xót mà chỉ có Người mới làm cho khả hữu, Người đã chọn và nhân từ làm cho ngài, một hữu thể nhân bản và là một phụ nữ đơn sơ, có khả năng trở thành dụng cụ của lòng thương xót của Người, nguyên sự kiện này đã đủ nói lên việc lòng Chúa thương xót vuợt xa mọi mong ước và đòi hỏi của con người.

Trong việc nhân từ chọn Đức Maria và trong lời “xin vâng” đầy trung thành của ngài, một lời đã khai quang ra một chỗ để Thiên Chúa bước vào thế gian và làm ngài trở thành người cưu mang Chúa Kitô, hòm bia của giao ước mới cũng như đền thờ của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã trở thành thực tại trong Đức Maria. Ngài tóm lược trong ngài lịch sử dân Cựu Ước của Thiên Chúa và, cùng một lúc, ngài là tế bào nguyên khởi của dân Tân Ước của Thiên Chúa. Ngài là thế trước khi các tông đồ được kêu gọi và bước vào kế hoạch. Ngài, đại biểu của những con người bé mọn và không tiếng nói trong lãnh thổ, “người đàn bà của nhân dân” như ngài vốn được gọi trong bài thánh ca của Giáo Hội (8), ngài là Giáo Hội vì lòng thương xót tinh tuyền của Thiên Chúa, ngay trước khi đặt nền cho điều sau đó trở thành Giáo Hội có cơ cấu phẩm trật. Ngay trước việc đó, ngài đã tượng trưng cho Giáo Hội ngay trong chính bản ngã thâm sâu nhất của ngài, trong tư cách một người sống hoàn toàn nhờ ơn thương xót của Thiên Chúa và là người được chọn làm dụng cụ sẵn sàng được sử dụng của Người. Dưới góc độ địa vị ưu thế của Đức Maria, sẽ là một sự đánh lừa có tính ý thức hệ khi nói rằng Giáo Hội do nam giới thống trị đã tạo ra hình ảnh người đàn bà bị áp chế (9). Ngược lại mới đúng. Thánh Mẫu Học là lời phê bình triệt để nhất xưa nay về phương diện thần học đối với hình ảnh coi Giáo Hội hoàn toàn là của nam giới.

Đức Maria cũng phải theo con đường của người hành hương đức tin. Trong đời ngài, như Tin Mừng đã tường trình, không hề có những điều lạ thường mà các tin mừng ngụy thư và các dã sử đạo hạnh muốn tô vẽ. Ngược hẳn lại, Đức Maria, người đàn bà của nhân dân, đã phải gánh chịu và sống thoát nhiều khó khăn và gian khổ: sinh con trong một chỗ trú ẩn cấp cứu; trốn qua Ai Cập; đi tìm con; bối rối về cuộc sống công khai của con trai, Người mà ngài muốn giữ ở nhà với gia đình; và cuối cùng, can đảm chịu đựng dưới chân thập giá của con trai. Ngài không hề được tha bất cứ điều gì.

Đức Maria chịu đựng cả đêm đen nhất của thập giá với con trai mình. Ngài đã không tránh né nó cũng không trốn chạy nó. Người ta minh nhiên nói rằng “Ngài đứng đó”, “Stabat mater iuxta crucem (Mẹ Người đứng gần bên thập giá)” (Ga 19:25). Cuối cùng, theo rất nhiều trình bầy nghệ thuật kiểu Pietà, ngài ôm thân xác tả tơi của đứa con trai đã chết vào lòng, một trải nghiệm đau buồn sầu não hơn hết có thể giáng xuống một bà mẹ. Bởi thế, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria không chỉ dự ứng phúc thật của người nghèo, người sầu khổ và người bị bách hại của Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:2-12;Lc 6:20-26); chính ngài cũng đã trải qua các cảm nghiệm này.

Cuối Tin Mừng thứ tư, chiếc vòng đã đóng lại. Đức Maria, người đứng ở khởi đầu câu truyện cứu rỗi của Tân Ước, nay đảm nhiệm một vị trí quan trọng ở đỉnh điểm của nó. Vì từ thập giá, Chúa Giêsu trao phó Đức Maria cho Gioan làm mẹ của ông, và ngược lại, đã trao phó môn đệ Gioan của mình cho Đức Maria làm con của ngài (Ga 19:26tt). Một lần nữa, cảnh này mang đầy ý nghĩa. Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến (Ga 19:26); trong Tin Mừng thứ tư, ngài đóng vai nguyên mẫu người môn đệ của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa, nơi thánh Gioan, Chúa Giêsu trao phó mọi môn đệ của Người cho Đức Maria làm con và, ngược lại, Người trao phó Đức Maria cho mọi môn đệ của Người làm mẹ (10). Ta có thể hiểu những lời lẽ này của Chúa Giêsu như di chúc và giao ước cuối cùng của Người. Khi làm như thế, Chúa Giêsu đã nói một điều được coi là dứt khoát và có tính trói buộc đối với tương lai Giáo Hội (11).

Tốt hơn, ta nên đọc chính các lời lẽ trong Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng này viết rằng từ lúc đó, Thánh Gioan đem Đức Mẹ về với mình. Nói chính xác hơn, ta phải dịch câu này như sau: ngài lấy Đức Mẹ “làm của chính ngài” (εἰς τὰ ἴδια). Thánh Augustinô đã suy nghĩ rất lung về ý nghĩa của cụm từ “làm của chính ngài” này. Theo ngài, nó không có nghĩa Thánh Gioan lấy Đức Mẹ “làm của sở hữu của ngài”; đúng hơn, nó có nghĩa: ngài đem Đức Mẹ vào hoạt động của ngài” (12). Vì người ta cho rằng Thánh Gioan là môn đệ sẽ còn hiện hữu cho tới khi Chúa Kitô tái lâm (Ga 21:22), nên Đức Maria, do đó, cũng được gia nhập vào sự “còn hiện hữu” của Thánh Gioan và vào sự tồn tại của chứng từ ngài. Cho nên, Đức Maria vĩnh viễn thuộc về tin mừng lòng thương xót của Thiên Chúa; ngài vĩnh viễn là chứng nhân và dụng cụ của lòng Chúa thương xót.

Kỳ sau: 2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
_______________________________________________________________________________
(1) Muốn biết cuộc thảo luận chi tiết, gồm cả thư tịch, xin xem Walter Kasper, Katholische Kirche: Wesen-Wirklichkeit-Sendung (Freiburg i. Br.: Herder, 2011) 215-22.
(2) Walter Tappolet và Albert Ebneter, Das Marienlob der Reformatoren: Martin Luther, Johannes Calvin, Huldrych Zwingli, Heinrich Bullinger (Tübingen: Katzman Verlag, 1962); Heinrich Petri, “Maria in der Sicht evangelischer Christen”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd.1: Theologische Grundlegung-geistliches Leben, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri (Regensburg: Pustet, 1996), 382-419; Thomas A. Seidel và Ulrich Schacht hiệu đính, Maria Evangelisch (Leipzig: Evangelische Verlagsanstalt, 2011).
(3) Xem chương IV.
(4) Martin Luther giải thích điểm này một cách ấn tượng trong bài chú giải Kinh Magnificat của ông từ năm 1521. Xem Luther’s Works do Jaroslav Pelikan và Helmut T. Lehmann hiệu đính, 55 cuốn (Philadelphia: Muhlenberg Press 1955-86), 21:295-355.
(5) Heinz Schürmann, Das Lukasevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1969), 58.
(6) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, pt.III q.30 a.1.
(7) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Lạc Giáo, III, 22, 4.
(8) Gotteslob, số 594.
(9) Về quan điểm này trong thần học duy nữ, xem R. Radlbeck-Ossmann, “Maria in der Feministischen Theologie”, trong Beinert và Petri, Handbuch der Marienkunde, 1:438-41. Tiểu luận này cho thấy có những cách tiếp cận khác và tích cực hơn vốn lấy việc Đức Maria là chị em với chúng ta trong đức tin làm khởi điểm, nhưng về đề tài này, người ta phải khai triển từ chứng từ của Thánh Kinh và phải nói đến Đức Maria như Mẹ Thiên Chúa và như mẹ chúng ta. Xem các trang 461-65 của tác phẩm này.
(10) Điều này không phải chỉ là một lối giải thích thời Trung Cổ, theo Rudof Schnackenburg, Das Johannesevangelium (Freiburg i.Br.: Herder, 1975) 326. Đây là lối giải thích của một số nhà chú giải gần đây hơn: Ulrich Wilckens, Das Evangelium nach Johannes (Gӧttingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1998), 296tt.
(11) Heinz Schümann, “Jesu letzte Weisung”, trong Ursprung und Gestalt: Erӧrterungen und Besinnungen zum Neue Testament (Düsseldorf: Patmos Verlag, 1970), 13-28; Schnackenburg, Das Johannesevangelium, 323-25.

(12) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 119, 3.