Aug 28, 2016 - Chúa nhật 22 thường niên năm C
Các Bạn thân mến,
Kito hữu chúng ta ai cũng đã được nghe, được học hỏi Tin Mừng của Đức Giesu từ khi còn nhỏ, hoạc ít ra cũng rất nhiều năm, và kéo dài cho đến bây giờ, mỗi khi tham dự thánh lễ. Nhưng không biết các Bạn thế nào, chứ mình thì có nhiều cảm nhận khác nhau, khi thì thấy Tin Mừng rất dễ hiểu, dễ gần gĩu, dễ noi theo, vì như những lý lẽ đạo đức luân lý ở đời; khi thì lại thấy khó hiểu, khó giữ, vì như lập dị, ngược đời, nặng nề, trái tâm lý, xa thực tế…
Kito hữu chúng ta ai cũng đã được nghe, được học hỏi Tin Mừng của Đức Giesu từ khi còn nhỏ, hoạc ít ra cũng rất nhiều năm, và kéo dài cho đến bây giờ, mỗi khi tham dự thánh lễ. Nhưng không biết các Bạn thế nào, chứ mình thì có nhiều cảm nhận khác nhau, khi thì thấy Tin Mừng rất dễ hiểu, dễ gần gĩu, dễ noi theo, vì như những lý lẽ đạo đức luân lý ở đời; khi thì lại thấy khó hiểu, khó giữ, vì như lập dị, ngược đời, nặng nề, trái tâm lý, xa thực tế…
Như câu chuyện nhân cơ hội được mời
dự tiệc, Đức Giêsu dùng hình ảnh bữa tiệc để dạy hai bài học như ngược đời: bài
học khi được mời dự tiệc và bài học khi đứng ra đãi tiệc, là hình ảnh tập thể hân
hoan vui mừng quen thuộc của làng phố, xã hội.…Nhưng Ngài lại đưa ra những hình
ảnh phản cảm! Tuy nhiên, ở đây cũng như nhiều chỗ khác, Đức Giesu không nói với
nghiã đen trắng trợn, mà Ngài muốn nói đến những người bất hạnh, không có khả
năng đáp lễ, theo thói quen tính toán của loài người: “hòn đất ném đi, hòn chì ném lại” hoặc “có qua có lại mới toại lòng
nhau!”
Nhưng như vậy không phải chúng ta thua
lỗ, mà nếu làm vì bác ái, thì “sẽ được
đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại.”
Đó mới là ý chính cuả những điều vô
lý, ngược đời để bật lên sự khiêm nhường và bác ái Kito giáo.
1. Những bài học lạ lùng:
Trong khung cảnh bữa tiệc mà nhóm Pharisêu lợi dụng để cố dò xét Ngài, Đức Giêsu đã dạy hai bài học:
a) Bài học về việc chọn chỗ ngồi khi được mời dự tiệc:
. Chỗ ngồi và người ngồi:
Đức Giêsu thấy người Do Thái hay chọn chỗ nhất mà ngồi. Không phải vì chỗ nhất
ăn ngon hơn, mà vì chỗ đó danh dự hơn. Bởi quan niệm"chỗ ngồi" là danh dự.
. Nên họ tự chọn chỗ danh dự nghĩa là tự tô vẽ danh dự cho
mình. Việc ấy có khi không đúng sự thật, nên có thể họ bị mời xuống hàng dưới.
Vì danh dự của mình không phải do mình tô vẽ, mà do thực tế khách quan người ta
công nhận nơi mình và đặt mình ngồi vào đó. Kẻ tự tô vẽ danh dự có thể bị hố và
xấu hổ.
. Cả Thiên Chúa cũng hạ kẻ tự tô vẽ danh dự cho mình. Vì thế, điều
khám phá thứ hai là danh dự của mình là do Thiên Chúa đặt mình vào.
. Ý nghĩa câu chuyện này rất rõ ràng:
không phải chỗ ngồi làm cho người ngồi được vinh dự; ngược lại chính người ngồi
làm cho chỗ ngồi được vinh dự.
. Chỗ ngồi tượng trưng cho
địa vị. Nên không thể tự mình tranh dành địa vị, vì có thể địa vị ấy không
tương xứng với khả năng và phẩm giá của mình.
b) Bài học về phục vụ vô vị lợi: khi đứng ra đãi tiệc, người Do Thái thường làm việc theo óc tính toán, họ quan tâm
đến cái lợi là được người ta đền đáp.
. Còn Đức Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa sẽ đền đáp cho, như thế chắc chắn trọng hậu hơn rất nhiều.
. Đức Giêsu cho thí dụ qua việc mời khách dự tiệc:"Hãy mời những người nghèo, người què, người cà thọt và người đui". Vì lớp người này bị khinh miệt nhất. Họ còn không được phép tham dự những lễ nghi trong Đền thờ nữa.
. “Họ không có gì đáp lễ": Khi đó chính Thiên Chúa sẽ thay họ mà đáp lại, tức thưởng công cho kẻ đã mời họ.
. Còn Đức Giêsu dạy làm ơn và phục vụ không cần người ta đền đáp, vì chính Thiên Chúa sẽ đền đáp cho, như thế chắc chắn trọng hậu hơn rất nhiều.
. Đức Giêsu cho thí dụ qua việc mời khách dự tiệc:"Hãy mời những người nghèo, người què, người cà thọt và người đui". Vì lớp người này bị khinh miệt nhất. Họ còn không được phép tham dự những lễ nghi trong Đền thờ nữa.
. “Họ không có gì đáp lễ": Khi đó chính Thiên Chúa sẽ thay họ mà đáp lại, tức thưởng công cho kẻ đã mời họ.
2. Khiêm nhường:
-
Một đức tính không chỉ Đức Giesu, Đức Me, các thánh trân quí giữ gìn, như
là điều kiện nhận phúc ân lớn nhất, mà các nhà đạo đức thế gian cũng đặc biệt
quan tâm, coi đó như tính đạo đức, nhân bản, lịch sự, hiểu biết…
-
Đức Giêsu khiêm nhường tuyệt đối nên tự hạ mình xuống không phải là để
được tôn lên, vì Ngài là Vua Vũ Trụ. Người khiêm nhường đến tự huỷ để phục vụ
con người hết mình, và để yêu thương họ đến cùng.
-
Khiêm nhường như Chúa dạy là"tự
nhận mình là không và Chúa là tất cả", chỉ cậy dựa vào Chúa mà hy
sinh, phục vụ và yêu thương mọi người.
-
Noi gương Chúa, biết bao người đang âm thầm xả thân cho đồng loại, họ
khiêm nhường làm những công việc dơ dáy hôi tanh, để chăm sóc cho những người
phong cùi lở loét, những bệnh nhân nan y bất trị, những người hấp hối nhặt được
từ đường phố, những trẻ em nghèo đói, thương tật trong các nơi chiến tranh, hoạn
nạn…
- Chính khi yêu thương vô vị lợi, chính khi đãi tiệc những kẻ nghèo khó thì chúng ta mới thật có phúc.
- Ở đây không có ý phân biệt giàu nghèo, thân sơ, vì trước mắt Thiên Chúa,
chúng ta là anh em. Nhưng Người muốn lưu ý chúng ta rằng: dù người được mời
giàu hay nghèo, thân hay không, chúng ta cũng đừng mong họ đáp trả. Đó là lòng bác ái vô vị lợi mà Chúa
muốn dạy chúng ta.
-
Đừng thực thi việc bác ái cho anh em vì vụ lợi, vì khoe khoang, vì muốn
hơn người, vì trách nhiệm hay vì phần thưởng. Bởi sự trao ban đích thực chính
là trao ban vì yêu thương, mới trở nên giống Thiên Chúa.
- Vì khiêm nhường thì luôn nhận mình yếu hèn và
chỉ cậy dựa vào Chúa mà thôi.
- Để tập giữ đặc tính khiêm tốn, chúng ta có thể:
a) Bằng sự nhận biết thực tế:
. Tri thức của con người thật nhỏ bé so với toàn bộ tri
thức của nhân loại.
. Sự thành công của chúng ta cũng vậy, không là gì so với các
vĩ nhân.
. Chúng ta không hiện diện, công việc và cuộc đời vẫn
tiến hành…
b) Nhìn những người toàn vẹn:
.
Để thấy mình cần phải khiêm nhường.
.
Thấy giới hạn của
mình qua cách“đi một ngày đàng học một sàng
khôn”.
c) Nhìn gương Đức Giesu, Đức Mẹ và các thánh:
. Là những người có thân xác yếu hèn như chúng ta, nhưng
đã cố sức vươn lên tới mức vô cùng thánh thiện.
. Vô cùng khiêm nhường.
. Vô cùng rực rỡ, sáng chói bởi đời sống trọn vẹn tinh
tuyền của các ngài.
3. Bác
ái:
Ba khuynh hướng xấu lớn nhất của con người là "danh, lợi và thú". Lời Chúa hôm nay nói về khuynh hướng
hám danh, tức tính kiêu căng.
- Ai cũng có tính
kiêu căng, tự mãn, nhiều hay ít, kín đáo hay lộ liễu, mỗi người thể hiện
một cách.
- Vì ham danh
vọng, chúng ta đã làm nhiều điều đáng trách.
- Chúng ta đối xử
đặc biệt tốt với những người có địa vị, và khinh miệt những kẻ thấp hèn.
- Kẻ làm việc
cách khiêm tốn thì được người khác mến yêu.
- Chính Thiên
Chúa yêu thương những kẻ khiêm tốn.
- Kẻ kiêu căng
khi lâm cảnh khốn khổ thì vô phương cứu chữa.
Nhưng kinh nghiệm cho hay con người dù thế nào cũng
còn chút gì tốt ẩn náu bên trong, nên có thể nói ai cũng hiểu về bác ái, cũng
đã làm việc bác ái ít nhiều, gần xa. Nhưng đối chiếu với Lời Chúa, chúng ta cần
xét lại các lý do sau tất cả những gì liên quan đến lòng bác ái của chúng ta:
a) Có thể làm bác ái vì bổn phận:
. Đó
là như cách trả thuế lợi tức.
. Như
phải thanh tóan một bổn phận không thể trốn tránh.
. Làm bác ái nhưng lòng không vui.
b) Vì động cơ tư lợi:
. Cho không do lòng rộng rãi, mà chỉ là sự
ích kỷ, có tính toán.
. Ý thức hay
không, chúng ta cũng có thể coi của cải mình như một thứ đầu tư.
. Mỗi món tiền cho đi coi như ghi thêm một con số vào trương
mục của mình trong ngân hàng của Chúa.
c) Cảm
thấy như người trên:
. Cho như người trên
cho kẻ dưới, như bố thí.
. Cho để thỏa mãn tính
khoe khoang, cậy quyền.
. Cách cho này thật độc ác, vì làm tổn thương
người nhận.
. Như dạy bảo, thuyết gíáo trên người nhận một
bài học đầy tự mãn.
* Các Rabi Do Thái có câu:“cho cách tốt nhất là khi kẻ ban không biết
mình cho ai và kẻ nhận cũng không biết mình nhận từ đâu.” Thật chí lý!
d) Cho vì không thể không làm thế:
. Đây là cách cho duy nhất thành luật.
. Luật của Nước Trời là ai cho để được thưởng công,
người đó sẽ được phần thưởng; nhưng người nào cho mà không nghĩ đến phần thưởng
thì phần thưởng của người ấy sẽ chắc chắn và gấp bội.
. Sự ban cho đích thực là cho vì sức mạnh của
tình yêu.
. Như Thiên Chúa ban
cho mọi sự chỉ vì Ngài yêu thương thế gian nên chúng ta cũng phải làm như vậy.
- Buồn và tiếc thay rất nhiều khi
chúng ta cho của cải cách không đúng, nên không được kể, vì không thực sự là
cho, như khi cho:
. Với tính toán sẽ được lại, là đầu tư.
. Để được người khác khen ngợi, là được danh tiếng, hình thức mua bán.
. Để được người khác khen ngợi, là được danh tiếng, hình thức mua bán.
. Để được
cảm giác mình đã làm một việc tốt, là được thỏa mãn.
. Vì bổn phận
trách nhiệm, là để an tâm.
- Thế nên những của
cho thực sự thì rất ít. Tuy nhiên chúng ta đừng nản lòng. Vì Thiên Chúa là
người quảng đại thật lòng nhất. Ngài luôn dạy bảo, ban ơn để chúng ta hành xử tốt
đẹp và Ngài cũng hào phóng nhất đối với những người nghèo mà tự biết mình
nghèo.
- Chúng ta chỉ cần cố gắng khiêm tốn và hiền lành trong cung cách xử sự của mình theo Lời Chúa dạy trong Tin mừng.
- Chúng ta chỉ cần cố gắng khiêm tốn và hiền lành trong cung cách xử sự của mình theo Lời Chúa dạy trong Tin mừng.
Lạy Chúa, xin
ban cho con tấm lòng khiêm tốn, để con không cứng cỏi, bất chấp những lời chỉ
dạy, phê bình, những lời kết án khắt khe từ mọi phía.
Xin ban cho con tấm lòng quảng đại, để con biết
chịu đựng và đón nhận những ai có óc hẹp hòi cố chấp, ích kỷ.
Xin ban cho con một đức tin nhạy cảm, để con có
thể khám phá ra ngay rằng Đức Giesu đang ẩn mình trong một người nào đó trước
mặt, sau lưng, bên cạnh con, để con chín chắn trong lời nói, trong cử chỉ và
tâm tình.
Xin cho con luôn khiêm nhường, luôn giúp đỡ anh
em vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen (theo lời tâm tình cuả một linh mục)
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét