MẸ LÊN TRỜI
Ngày 1.11.1950 Đức Thánh
cha Piô XII đã long trọng công bố tín điều Đức Mẹ hồn xác lên trời như sau:
“Thánh Mẫu Thiên Chúa là Đức Maria Vô nhiêm trọn đời đồng trinh, sau khi đã đi
trọn cuộc đời trần thế, được triệu vời cả hồn lẫn xác trong vinh quang thiên quốc.”
Đặc ân hồn xác lên trời vừa như hoa trái vinh quang của trọn vẹn cuộc đời hoàn
toàn thuộc về Chúa, vừa là kết thúc và bao gồm mọi đặc ân Thiên Chúa đã ban cho
Mẹ Maria. Khi tuyên dương công trạng đầy tràn của Mẹ Maria bằng việc triệu vời
Mẹ về trời, Thiên Chúa đã biểu dương chính hồng ân Chúa ban cho Mẹ. Và như vậy
Thiên Chúa muốn đề cao Mẹ Maria như thành quả tuyệt vời có một không hai của ân
sủng, để mọi người ở mọi thời ngợi khen Mẹ diễm phúc, và nhìn nhận Thiên Chúa
là Đấng Toàn Năng, chí thánh chí tôn đã làm cho Mẹ biết bao điều cao cả.
1. “Bởi
đâu tôi được Thân Mẫu Chúa tôi đến với tôi thế này?”
Bà Êlisabét được đầy tràn
Thánh Thần đã lớn tiếng tuyên xưng thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ Maria. Thiên chức
Thánh Mẫu cao cả giờ đây đang bày tỏ ra nơi chính con người thiếu nữ Maria bằng
xương bằng thịt, bình thường, giản dị và khiêm nhường thẳm sâu. Chỉ bằng việc
có mặt khi đến thăm, và chỉ bằng một lời chào đơn sơ của Đức Maria, bà Êlisabét
lại nhận ra thiên chức Thánh Mẫu của Mẹ. Mẹ Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng cả hồn
cả xác của mình.
1.1.
Mẹ Thiên Chúa bằng tâm hồn
Trong khi Chúa Giêsu đang
giảng thì có một người phụ nữ đã lên tiếng nói với Chúa: “Phúc thay người mẹ đã
cưu mang và cho Thầy bú mớm (Lc 11, 27). Thuộc giới phụ nữ và trong tư cách làm
mẹ, người phụ nữ ở đây cảm phục và yêu mến Chúa Giêsu bao nhiêu, thì lại muốn đề
cao và hết lòng ca ngợi hồng phúc của người mẹ đã sinh ra Chúa bấy nhiêu. Đó là
cái nhìn thường tình. Nhưng Chúa Giêsu cho thấy cần phải vượt lên trên quan niệm
tự nhiên mới có thể đánh giá được hồng phúc làm Mẹ của Đức Maria, và hồng phúc
đó trước hết và cốt yếu là ở trong tâm hồn: “Đúng hơn phải nói rằng: Phúc thay
kẻ lắng nghe và tuân giữ lời Thiên Chúa.”
Một lần kia Mẹ Maria và
anh em họ hàng đến thăm Chúa Giêsu và khi nghe biết thế, Chúa Giêsu đã đề cao Mẹ
Maria trong chiều sâu thẳm của thiên chức Thánh Mẫu: “Mẹ tôi và anh em tôi,
chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành” (Lc 8, 2). Như vậy
căn bản thiên chức Thánh Mẫu của Đức Maria, không chỉ do ngài được làm Mẹ Đức
Giêsu – Thiên Chúa làm người – tại tâm hồn của Mẹ đã hoàn toàn mở ra cho lời
Chúa, và lời Chúa thành sự sống và lẽ sống của Mẹ. Mẹ Maria đã cưu mang lời
Chúa trong tâm hồn trước khi cưu mang Lời trong thân xác. Thánh Augustinô còn
nhận định tư cách môn đệ nơi Đức Maria (Mẹ trong tâm hồn) trổi vượt hơn tư cách
làm mẹ nơi Đức Maria (Mẹ trong thân xác).
1.2. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
Khi Lời Thiên Chúa đã đi
vào và thấm nhuần trọn vẹn tâm hồn Đức Maria tới mức sung mãn, thì Lời Thiên
Chúa đi vào trong thân xác vô nhiễm của Đức Maria. Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa
theo một nghĩa trọn vẹn (cả hồn xác). “Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ
Maria, và đã làm người.” Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa bằng con người toàn diện, cả
hồn lẫn xác. Có nghĩa là hồn xác Mẹ vốn đã thuộc về Chúa, dành riêng cho một
mình Chúa. Và như vậy thân xác Mẹ không phải hư nát là dấu thuộc về trần gian
cát bụi. Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác. Đó là điều đã được tiền định do ý định
khôn ngoan nhiệm mầu của Thiên Chúa khi tuyển chọn Mẹ làm Mẹ của Ngôi Lời Nhập
Thể.
2. “Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới”
Trong ngày Truyền tin, Đức
Maria đã thưa lời xin vâng với Thiên Chúa, một lời xin vâng toàn vẹn và tuyệt hảo,
bao gồm cả quá khứ, hiện tại, và tương lai. Mẹ đã không ngừng “Xin vâng” với mọi
lời Thiên Chúa đến với Mẹ từ trước đến nay. Và giờ đây tiếng xin vâng thốt ra
ngoài miệng là âm vang và kết quả của tâm hồn Mẹ đã hoàn toàn vâng phục Thiên
Chúa. “Tôi đây là nữ tỳ của Chúa” là một lời xác định rằng: từ trước đến nay và
mãi mãi sau này, tôi là nữ tỳ của Chúa, hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa. Hoàn toàn
lệ thuộc vào Chúa cả hồn xác trong mọi lúc, là một cách giải thích đặc ân Vô
nhiễm nguyên tội và trọn đời đồng trinh của Mẹ Maria.
2.1. Mẹ Maria Vô Nhiễm nguyên tội
Vô nhiễm nguyên tội là
không mắc tội nguyên tổ. Có nghĩa là ngay từ giây phút đầu tiên thụ thai trong
lòng thân mẫu, con người (hồn xác) của Mẹ hoàn toàn đóng kín, không một kẻ hở
nào cho tội lỗi và cho tất cả những gì thuộc trần gian đã bị tội lỗi làm hư thối.
Mẹ cũng hoàn toàn đóng kín với chính bản thân của mình, cái “tôi” của mình.
Đóng kín với tất cả, để Mẹ có thể trọn vẹn mở ra cho Thiên Chúa, và chỉ một
mình Thiên Chúa mà thôi. Đó là đặc ân Vô Nhiễm của Mẹ Maria. Với đặc ân này, Mẹ
Maria dù vẫn sống cuộc đời trần thế của một con người, Mẹ có thể qui hướng tất
cả, và trọn vẹn từng chi tiết của bản thân và từng giây phút của đời sống về
cho Chúa. Nói cách khác, đặc ân Vô Nhiễm ban cho Mẹ Maria có khả năng không ngừng
thuộc về Chúa cả hồn lẫn xác. Mẹ xứng đáng lên trời cả hồn xác để mãi mãi thuộc
về Chúa.
2.2. Mẹ Maria trọn đời đồng trinh
Hội Thánh tuyên xưng Mẹ
Maria trọn đời đồng trinh trước khi, đang khi, và sau khi sinh Chúa Giêsu. Và
Phụng Vụ đã giải thích như sau: “Khi Người giáng sinh, đức đồng trinh của Thánh
Mẫu đã không vì thế mà bị tổn thương, nhưng đã được thánh hiến” (Lời nguyện tiến
lễ, lễ chung Đức Mẹ). Đức đồng trinh của Mẹ rất thánh không thể được nhìn theo
thường tình mà phải được nhìn theo đức tin, nghĩa là như ý định nhiệm mầu và
khôn ngoan của Thiên Chúa. Thiên Chúa ban cho Mẹ ơn đồng trinh trọn đời có mục
đích là để con người toàn vẹn của Mẹ, cả hồn cả xác, hoàn toàn thuộc về Chúa,
không sứt mẻ, không biến chất, trái tại luôn luôn nguyên tuyền và mãi mãi toàn
vẹn. Do đó khi Con Một Thiên Chúa được thụ thai và được sinh ra bởi Mẹ, thì
không những không làm tổn thương hồn xác nguyên tuyền của Mẹ, mà trái tại còn
làm cho hồn xác thuộc về Chúa hơn nữa. Thuộc về Chúa trọn vẹn hồn xác nguyên
tuyền, và suốt cả cuộc đời từng giây từng phút như vậy, nên việc Mẹ được Chúa
đưa lên trời cả hồn cả xác là kết quả đương nhiên và hợp tình hợp lý.
Kết luận
Con đường Thánh Mẫu Maria
Vô Nhiễm trọn đời đồng trinh đã đi để được lên trời cả hồn cả xác, là con đường
Tin Mừng đã ghi tại: “Còn bà Maria thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy và suy đi
nghĩ lại trong lòng” và “Riêng Mẹ Người thì hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy
trong lòng” (Lc 2, 9-5). Mẹ hằng đón nhận Lời Chúa, ghi nhớ và suy đi nghĩ lại
trong lòng, cho tới khi Lời Chúa thành máu thịt, thành hơi thở, thành sự sống
cho mình. Và lúc đó hồn xác Mẹ được thánh hiến trọn vẹn cho Thiên Chúa, thuộc về
Chúa từ trong ra ngoài, từ đầu đến chân.
Con đường đưa lên trời cả
hồn cả xác của Mẹ Maria được mở ra cho mọi người như Tin Mừng đã ghi tại. Tất cả
mọi tín hữu đều được mời gọi đi con đường Mẹ Maria đã đi, để đến nơi Mẹ đã đến.
GM GB Bùi Tuần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét