Hầu hết chúng ta ít nhiều cũng đã từng đôi ba lần mất ngủ, nhưng đối với một số người mất ngủ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng.

Những người bị rối loạn giấc ngủ như mất ngủ hoặc tắc nghẽn đường thở khi ngủ triền miên đa phần đều cầu cứu thuốc ngủ, và phụ nữ có nhiều khả năng dùng thuốc ngủ nhiều hơn nam giới.
Có sự khác biệt sinh học và sinh lý về giấc ngủ giữa phụ nữ và nam giới. Theo Hiệp hội nghiên cứu sức khỏe của phụ nữ (SWHR®), nhiễm sắc thể giới tính cũng như kích thích tố sinh dục đóng vai trò trong cách mỗi cá nhân phản ứng với quan hệ tình dục, rối loạn giấc ngủ, và phản ứng với thuốc ngủ. Chẳng hạn phụ nữ có nhiều khả năng trải nghiệm các rối loạn như chứng mất ngủ và hội chứng chân không nghỉ.
Ngoài ra, trầm cảm, đau và căng thẳng cũng có nhiều khả năng gây rối loạn giấc ngủ ở phụ nữ hơn so với nam giới; và đặc biệt phụ nữ nhạy cảm với những thay đổi trong giấc ngủ trong suốt cuộc đời, nhất là tại các thời điểm trải qua những thay đổi nội tiết tố và vật lý như tuổi dậy thì, mang thai, và thời kỳ mãn kinh.

Khác biệt giới tính và thuốc ngủ
Khác biệt giới tính có thể ảnh hưởng đến rối loạn giấc ngủ, và ngược lại việc điều trị các rối loạn giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt về giới tính.
Năm 2013, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã có một bước ngoặt rất lớn trong việc giới thiệu quy định giới tính cụ thể khi cho toa thuốc ngủ bao gồm zolpidem. Zolpidem được sử dụng để điều trị chứng mất ngủ, có thể tìm thấy trong Ambien, Edluar, và Zolpimist (tất cả các loại thuốc ngủ thông thường theo quy định). Zolpidem là một loại thuốc an thần có tác dụng làm chậm hoạt động của não.
FDA đã giảm liều zolpidem được đề nghị cho phụ nữ xuống còn ½ và việc thay đổi liều lượng này dựa trên phát hiện phụ nữ chuyển hóa thuốc cùng một liều lượng chậm hơn so với đàn ông. Kết quả cho thấy lượng cao của Ambien trong máu phụ nữ dẫn đến việc phụ nữ buồn ngủ quá mức so với nam giới.

Thuốc ngủ và thuốc tránh thai
Theo Thehealthsite, có lí do để nói rằng các loại thuốc có thể tương tác với nhau và làm cho các loại thuốc khác kém hiệu quả, gây ra tác dụng phụ không mong muốn hoặc làm tăng hoạt động của một loại thuốc đặc biệt nào đó. Đối với phụ nữ, rất quan trọng để nhận thức được sự tương tác giữa các biện pháp tránh thai nội tiết tố và thuốc ngủ.
Khi ta ngủ, cơ thể trải qua quá trình lưu trữ thông tin, loại bỏ thông tin, phục hồi sức khỏe,… vì vậy mà giấc ngủ rất quan trọng cho cơ thể.

Theo quy định, Modafinil là một trong những loại thuốc dùng cho các rối loạn giấc ngủ nhất định như chứng ngủ rũ, ngưng thở khi ngủ, buồn ngủ quá mức, và nó có thể làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai nội tiết tố kết hợp. Theo SWHR, một enzyme cụ thể trong gan sẽ phá vỡ Modafinil và loại nó ra ngoài thông qua nước tiểu. Mặc khác, enzyme này đồng thời cũng có “trách nhiệm” làm giảm hiệu quả các loại thuốc tránh thai, như thuốc tránh thai khẩn cấp.
Do modafinil làm giảm hiệu quả của các biện pháp tránh thai, nên sự tương tác này cực kỳ không an toàn cho thai phụ và có thể gây hại cho thai nhi.

Thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ
Một số bằng chứng cho thấy thuốc tránh thai có thể gây ra những thay đổi trong giấc ngủ của phụ nữ. Theo một nghiên cứu năm 2001 được công bố trên tạp chí European Journal of Physiology, thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ giấc ngủ và làm tăng nhiệt độ cơ thể của phụ nữ - yếu tố liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cũng có thể ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể nên cũng có tác động trực tiếp đến giấc ngủ.


Thuốc ngủ và phụ nữ lớn tuổi
Phụ nữ từ 55 tuổi trở lên có nhiều khả năng ngủ ít hơn nam giới (trung bình khoảng 20 phút mỗi đêm). Phụ nữ sau mãn kinh cũng được phát hiện thường xuyên đối mặt với hiện tượng giấc ngủ gián đoạn và khó duy trì giấc ngủ trong thời gian dài.
Theo các chuyên gia y tế, yếu tố vật lý có thể là nguyên nhân làm phiền đến giấc ngủ của phụ nữ sau mãn kinh, chẳng hạn như: viêm khớp, các chứng đau khác có liên quan, bệnh phổi mạn tính, ợ nóng, đi tiểu thường xuyên.
Ngọc Khuê