Ghen Chồng . . .
(Bernard
Nguyên-Ðăng)
LGT: Chị H dọn dẹp trong nhà, thấy trong tủ sách của
chồng có một tấm hình và những thư cũ của chồng chị với người yêu cũ. Chị ghen
tương, lớn tiếng, nặng lời và đòi buộc người chồng phải xé bỏ những thứ đó.
Sau đây là lối giải thích và phân tích của một
luật gia và thẩm phán. Nó cho biết khi ghen người ta sẽ như thế nào, ảnh hưởng
tâm sinh lý như sao, và nhất là hành động ghen tương có thể dẫn tới những sai lầm
về mặt pháp lý ra sao. Xin giới thiệu với độc giả bài phân tích sâu sắc và giá
trị của luật gia Bernard Nguyen-Dang.
1. Trước hết, việc chị
H dọn dẹp trong nhà, dọn ngay nơi tủ sách của chồng, chứng minh chị là người phụ
nữ, người vợ, biết chăm lo chăm sóc gia đình;
2. Việc chị tìm thấy [một] tấm hình và những
thư [cũ] nơi tủ sách, chứ không phải nơi bàn làm việc, hay trong cặp của người
chồng, không phải là bằng chứng có thể gây thương hại đến hôn nhân gia đình;
3. Chị H nặng lời với
anh A, là một vi phạm đầu tiên trong quan hệ con người, đừng nói chi người chồng.
Thử hỏi, chị H được phép
nặng lời với bất cứ ai nơi sở làm, hoặc những nơi ngoài gia đình không?
4. Chị hoàn toàn có
quyền nói, chia sẻ, thở than với chồng, nhưng trong sự chân thành và tâm tình
xây dựng, muốn bảo vệ hạnh phúc gia đình;
5. Muốn nói, phải lựa
lúc, lựa lời . . . lựa mọi cái lựa . . . .nói làm sao người chồng “muốn nghe,”
thế mới là đáng nói . .
6. Nói rồi, phải chịu
nghe, lắng nghe, cung cách nghe thế nào “để người chồng muốn nói.”
7.
Trên
quan hệ vợ chồng, bình đẳng, chị H lấy quyền gì, trách nhiệm gì, yêu cầu anh A
phải xé tấm ảnh với người yêu cũ trước mặt chị?
8. Nếu anh A chịu xé
tấm hình, xé thư, chị sẽ được gì?
9.
Chị
có sẵn sàng chấp nhận phá vỡ một cuộc tình, một hôn nhân, một gia đình, chỉ vì
chị muốn anh xé [một] tấm hình cũ hay những lá thư cũ không?
10. Anh A đã xé, đốt tất
cả mọi thư từ, hình ảnh cũ trước mặt chị - chị xoá được tất cả những hình ảnh
cũ, ấn tượng xưa, những trang thư viết ra trên giấy - Nhưng, nhưng, nhưng làm sao chị có thể đốt
cháy tất cả những hình ảnh ngày xưa, những trang thư, những dòng chữ in hằn mãi
trong từng tế bào của tâm thức anh;
11. Chỉ có tình yêu
bao là của chị, sự cảm thông chân thành của chị, mới có thể xoá nhoà những hình
ảnh xưa, trang thư cũ trong đầu óc anh;
12. Vô tình, chị tự đóng vai trò:
a) nguyên đơn,
b) thẩm phán,
c) hội thẩm đoàn, và rồi
d) tự thi hành án, ngay nơi tổ ám của gia
đình chị;
13. Chị hành xử như một
thẩm phán khắc nghiệt, khinh miệt danh dự và sự tôn kính của chức danh, ngài thầm
phán, vi phạm nghiêm trọng chức nghiệp thẩm phán (Ethics Violation), đừng nói
chi một người vợ, vợ Việt Nam;
14. Nếu anh chị có con, nếu chị hành xử như vậy
trước mặt con cái, thì hậu quả sẽ ra sao?
15. Ai
lại không có quá khứ. Một người vợ đảm đang, tinh khéo, là người biết vui mừng
vì chồng mình đã có những quá khứ đẹp, từ đó, mong sao, người chồng luôn có
trong tâm thức những hình ảnh đẹp về người phụ nữ, người vợ, phối ngẫu;
16. Một người vợ khôn,
hãy chụp lấy cơ hội nầy, để khơi dậy tình yêu lãng mạng, tình yêu nồng nàn của
tuổi trẻ, tình yêu mà anh hằng mong muốn, vun xới, đưa đến một hôn nhân, gia
đình hạnh phúc;
17. Một người vợ khôn,
là người biết mình may mắn, là người cuối cùđược cùng anh kết duyên thành bạn
trăm năm;
18. Một người vợ khôn,
là người biết khai quật sức sống mãnh liệt, nhựa sống của tình yêu còn tiềm tạng
trong tâm thức chồng . .
19. Chị là người bất ổn, thiếu tự tin, thiếu bản
lĩnh, thiếu cách hay thiếu khôn khéo trong cung cách xử sự, tự gây cho mình đau
khổ, tự tạo cho mình những ám khí vô cùng độc, rồi phun nhả đến người chồng,
ngay trong bầu khí yên hàn của gia đình;
20. Nói chung, trong
vai trò Mediator, mình sẽ khơi dậy trong từng người, những sợi tơ vương yêu
thương còn nặng trĩu, chưa cất cánh bay cao được, vì những trách nhiệm, va chạm
hằng xảy ra trong từng ngày sống, vì những hiểu lầm, vì những cái nhìn, tầm
nhìn, chủ quan, giới hạn, v.v.
21. Trong khi hành sự,
mình hỏi, nghe nhiều hơn là nói . .
22. Nhiều, phân tích, mổ xẻ,
lý giải, nói cả ngày chưa hết . ..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét