11 gợi ý để nói về Thiên Chúa với bạn bè của bạn
(Thứ
năm - 11/01/2018)
Nhiều lúc, khi không ở
trong một môi trường Kitô giáo, chính chúng ta có thể bị bế tắc giữa một nơi đầy
khó khăn và hóc búa về ngôn ngữ để chia sẻ hay bảo vệ niềm tin của chúng ta.
Nhiều lý lẽ hoặc chứng minh hướng tới việc rao giảng Tin Mừng và hộ giáo thì lại
mang tính thần học, triết học, hay nhất là, dựa trên một số điều nào đó đã xảy
ra với một số người.
Sau đây là 11 ý tưởng mà
bạn có thể sử dụng khi nói về Thiên chúa với người khác, đặc biệt là với những
người bạn có ít hay không có đức tin.
1. Chuyển dịch những giáo huấn của Giáo Hội thành ngôn ngữ dễ hiểu
Một người rao giảng Tin Mừng
là một nhà thông dịch. Chúa Giêsu giải thích những mầu nhiệm cao cả về đức tin
bằng những ý tưởng đơn sơ được truyền đạt ngang qua những dụ ngôn. Giáo Hội dạy
chúng ta những điều cao cả và phi thường mà đôi khi đòi hỏi chúng ta phải có
trình độ tiến sĩ về triết học để giải thích chúng. Trước hết, dành thời gian để
tự mình học hỏi những giáo huấn đó và sau đó chuyển những giáo huấn đó thành những
ngôn từ đơn giản để bạn bè của bạn có thể bắt đầu hiểu.
2. Không hề có sự đối lập giữa đức tin và tính hài hước
Như thánh Têrêsa Avila,
đã từng bực tức với những lối mòn cuộc sống, đã thưa với Chúa: “nếu đây là cách
Chúa đối xử với những người bạn của Ngài, thì quả là Ngài hẹp hòi quá.” Đức tin
không cần phải là một điều gì đó quá nghiêm trọng và ghê gớm. Thiên Chúa thực sự
có một khả năng hài hước! Hài hước là khả năng thu phục những trái tim thô cứng
nhất và bướng bỉnh nhất. Đôi khi một trò đùa tốt lành hay một pha cười thoải
mái có thể là một cách hóa giải tình trạng căng thẳng trong cuộc đối thoại để
người khác cảm thấy rằng bạn hiểu được những gì họ đang trải qua.
3. Những yếu tố cần làm khi bày tỏ chứng tá cá vị của bạn
Rõ ràng, việc tuyên bố rằng
Thiên Chúa tồn tại bởi vì bạn cảm thấy điều đó trong cõi lòng của bạn xem ra
khá ngớ ngẩn. Tuy nhiên, chúng ta phải xác tín: Thiên Chúa đã thực hiện một số
điều nào đó trong cuộc sống của bạn và việc thuật lại kinh nghiệm đó với người
khác là không thể bỏ qua. Khi bạn bày tỏ chứng tá của mình, hãy cố để làm những
điều sau: công bố với niềm vui, ngắn gọn, tuyên xưng niềm tin của bạn vào Đức
Kitô (đặt Ngài làm trung tâm!). Không có gì thiếu thuyết phục cho bằng một câu
truyện dài dòng, tẻ nhạt và quy kỷ. Hãy phản tỉnh về chứng tá của bạn và đặt nó
trong trật tự.
4. Nhận ra “những hạt giống của Thiên Chúa”
Thiên Chúa ở khắp mọi nơi
và hiện hữu trong toàn bộ thực tại con người, vì thế chân lý của Ngài luôn ở
đó, ngay nơi người không tin mà bạn đang nói chuyện. Hãy kiếm tìm những hạt giống
của Thiên Chúa đã chứa đựng trong tất cả những người không tin và thù địch ẩn
giấu trong trái tim lấp đầy lập luận lý trí và tính hợp lý.
5. Đừng bao giờ tách những vấn đề luân lý ra khỏi tình yêu
Phần lớn những người
không tin, họ không tin đơn giản bởi vì thước đo luân lý quá cao đến nỗi họ cảm
thấy không thể hay không sẵn sàng sống con đường này và không thiết tha với lối
sống này. Hãy nhắc nhớ họ rằng Thiên Chúa yêu mến họ như hiện tại của họ. Ngài
khao khát họ khám phá ra tình yêu của Ngài. Hơn nữa, tình yêu của Thiên Chúa là
sức mạnh. Nó có sức biến đổi. Vì vậy, trong việc gặp gỡ Thiên Chúa, cuộc sống
chúng ta cần thiết phải thay đổi và chúng ta cần học để sống và yêu như Ngài đã
dạy chúng ta. Tuy nhiên, tình yêu của Thiên Chúa cũng thật kiên nhẫn. Ngài biết
mọi sự đều cần thời gian và hơn thế, sẵn sàng đồng hành với chúng ta trên từng
bước đường.
6. Đừng cố để thắng trong những cuộc tranh luận
Hãy nói nhưng không cố gắng
để giành phần thắng hay cho thấy rằng bạn tốt hơn người khác trong cuộc tranh
luận. Nó không phải thi thố và bạn cũng chẳng tốt hơn. Hãy nhìn các quan điểm từ
lăng kính của tình yêu; đồng cảm với họ và với câu chuyện của họ. Đừng bao giờ
cho phép nó biến thành một cuộc tranh cãi: những cuộc tranh cãi có xu hướng làm
nổi bật nên những khác biệt của chúng ta, và không phải là những gì chúng ta nhắm
tới! Do đó, tôi tin rằng không ai có thể nói:”được rồi, bạn thắng và tôi về đội
bạn, giờ đây tôi tin”, sau một cuộc tranh cãi.
7. Đừng lảng tránh vấn đề, họ biết bạn có niềm tin
Cũng giống như việc dự tiệc,
bạn không thể ngồi ở một xó và im lặng nhìn. Những người không tin – đặc biệt
là những người vô thần minh nhiên – thích nói về Thiên Chúa với những người tín
hữu công khai. Hãy hiểu điều ấy và chuẩn bị chính bạn; đừng lo lắng quá nhiều về
nó. Việc tránh đi chủ đề này bởi vì bạn quá sợ có thể làm mất lòng đôi khi lại
trở nên phiền phức hơn tất cả. Hãy nhớ rằng, đức tin của bạn là một quà tặng,
là điều để biết ơn và phải chia sẻ.
8. Mong rằng toàn bộ đời sống của bạn nói về Thiên Chúa
Niềm xác tín thực sự của
bạn chính là lý lẽ thuyết phục hơn cả, rằng, mỗi ngày bạn cố gắng để sống những
gì bạn tin (chúng ta biết rằng việc cố gắng làm không luôn luôn có nghĩa là
thành công, nhưng nó thực sự cho thấy một nỗ lực chân thành để trở nên hội nhất
và chân thành).
9. Hãy chia sẻ từ tấm lòng của bạn
Chúng ta mỏng manh yếu đuối.
Việc chia sẻ từ những kinh nghiệm riêng của chúng ta về sự yếu đuối và nghi ngờ
đó có thể là một điều gì đó có giá trị lớn lao. Thực vậy, nhiều lúc kinh nghiệm
về sự nghi ngờ là một trong những điểm khởi tốt nhất bởi vì nó tạo nên nền tảng
chung (tất cả chúng ta đều trải qua sự nghi ngờ!). Tránh hành động giống như thể
bạn có những năng lực siêu phàm và hiểu biết vô song: Thiên Chúa không phải là
nhân vật bí ẩn mà chúng ta có thể tháo gỡ mọi thứ theo như luận lý của con người
chúng ta. Ngài là một mầu nhiệm mà chúng ta bước vào. Ngài cao cả hơn tất cả
chúng ta và nhiều lúc Ngài kêu gọi chúng ta trải qua khá nhiều sự không chắc chắn
(để ta thêm tín thác vào Ngài).
10. Mưu cầu hạnh phúc cho người khác
Chúng ta không muốn giải
thích sự tồn tại của Thiên Chúa hầu lôi kéo một thành viên mới vào nhóm của
chúng ta và hình thành một nhóm lớn cho chặng hành hương tiếp theo của chúng
ta. Thiên Chúa là một món quà mà chúng ta ao ước chia sẻ và đó là những gì người
đối diện cần cảm được, hơn là hiểu rằng bạn đang bồi cho anh ta điều gì đó khó
nhằn mà anh ta phải miễn cưỡng nhai vì tốt cho anh ta, như thể chúng ta làm với
đứa trẻ. Kitô giáo khác nhiều so với một số đảng phái chính trị với lý tưởng
riêng của họ, Kitô giáo là sống các mối tương quan sống động giữa Thiên Chúa và
Giáo Hội của Ngai.
11. Bạn và họ có một số điểm nào đó chung: cả bạn và họ đều có tự do
để tin những gì bạn muốn
Niềm tin là một chọn lựa
tự do. Kinh nghiệm về đức tin là một kinh nghiệm dòng chảy tự do nơi mà chúng
ta lãnh nhận và trao ban cách tự do. Người không tin cũng chọn lựa cách tự do
và bạn phải tôn trọng điều này, ngay khả khi chọn lựa này không luôn dẫn dắt họ
đưa ra những quyết định đúng đắn. Chúng ta phải yêu mến họ ngay cả khi chọn lựa
của họ không luôn dễ dàng để yêu. Rao giảng Tin Mừng luôn luôn là tình yêu.
Tác giả: Sebastian Campos
Chuyển ngữ: Joseph Trần
Ngọc Huynh, S.J.
(dongten.net/
catholic-link.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét