Bí quyết chống lão hóa theo y thư cổ ‘Hoàng Đế nội kinh’
(Chủ
nhật, 21/08/2016-trithucvn.net)
Có thể nói lý luận trong
cuốn cổ thư “Hoàng Đế nội kinh” là uyên thâm nhất trong y học các giới, là nền
tảng cho y học phương Đông từ mấy nghìn năm qua, đến nay vẫn còn nhiều điều
chưa luận giải hết.
Hoàng
Đế nội kinh là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông
phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim.
Hoàng Đế nội kinh là tác
phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của
các bậc danh y từ cổ chí kim .
Trong “Hoàng Đế nội kinh”
có viết, đời người có năm giai đoạn: sinh, trưởng, tráng, lão, dĩ. Con người
sau khi sinh ra, lớn lên trải qua giai đoạn cường tráng mạnh khỏe, sau đến lúc
tuổi già ốm đau bệnh tật. Vậy mấu chốt của tuổi già là gì? Chúng ta sao lại muốn
trì hoãn tuổi già?
Quyển “Hoàng Đế nội kinh”
cũng có nói đến quá trình thay đổi của cơ thể con người từ khi sinh ra cho đến
già.
10 tuổi, khí huyết lưu
thông tốt, nên rất thích chạy nhảy;
20 tuổi, khí huyết bắt đầu
phát triển đầy đủ, nên sẽ thích bước đi nhanh;
30 tuổi, cơ thể cường
tráng mạnh khỏe do khí huyết đạt đến đỉnh điểm;
40 tuổi, sắc mặt không bằng
được như tuổi trẻ nữa vì khí huyết bắt đầu suy yếu và xuất hiện tóc bạc;
50 tuổi, can khí bắt đầu
suy nhược nên mắt mờ đi;
60 tuổi, tâm khí bắt đầu
yếu đi, sẽ dễ rơi vào trạng thái u buồn, khí huyết vận hành không thông nên
thích nằm;
70 tuổi, tính khí thay đổi,
làn da khô đi;
80 tuổi, phổi bắt đầu suy
nhược, dễ nói sai;
90 tuổi, thận bắt đầu suy
kiệt;
đến năm 100 tuổi thì ngũ
tạng đều hỏng cả, cuối cùng đi đến điểm cuối của đời người.
Sự suy nhược của “khí” chính là nhân tố quyết định sự lão hóa
Sau tuổi 40, con người đi
vào giai đoạn già cả, các chức căng của cơ thể bắt đầu suy yếu, đây là bước ngoặt
trong đời người. Vậy điều gì quyết định mấu chốt của sự lão hóa? Chính là “khí”
suy nhược. Chúng ta hãy xem trẻ em và người già, trong từng hành vi đều có những
sự khác biệt rõ rệt.
Trẻ em không ngừng vận động,
muốn các bé ngồi yên không phải chuyện dễ, tinh lực của các bé dư thừa nên rất
ít khi ngáp. Trái lại người lớn tuổi thì rất dễ bị mệt, hay ngáp, có khi xem TV
là ngủ ngay. Đài Loan có câu tục ngữ rất hay: “Trẻ em có ba phần hỏa”, “Hỏa” ở
đây chính là “khí” trong trung y, là “năng lượng” trong Tây y, nhưng không giới
hạn bởi những loại năng lượng mà máy móc hiện đại có thể đo được vì thực tế
năng lực của máy móc còn khá hạn chế.
Ở trẻ em bình thường,
năng lượng của trẻ em có ba phần hỏa nên tinh lực rất dồi dào như thể không
dùng hết vậy. Còn năng lượng của người lớn tuổi có lẽ chỉ còn lại một phần hỏa
mà thôi, không đủ năng lượng đương nhiên sẽ dễ bị mệt.
Trung tâm của năng lượng là đâu?
Tế bào trong cơ thể người
giống như một công xưởng với rất nhiều hóa học tinh vi, ngày đêm không ngừng tiến
hành các phản ứng, năng lượng cần phải được cung cấp không ngừng. Năng lượng mà
tràn đầy thì tế bào có sức sống, cơ thể ắt sẽ trẻ trung. Năng lượng suy yếu, tế
bào thiếu sức sống, cơ thể cũng sẽ già đi. Cho nên nhân tố chính cho sự lão hóa
chính là năng lượng bị suy nhược. Chúng ta đều biết tim là trung tâm tuần hoàn
máu, vậy thì liệu cơ thể người có trung tâm năng lượng hay không?
Chúng ta đã biết “Trẻ em
có ba phần hỏa”, ba phần hỏa này chính là trung tâm của năng lượng trong cơ thể.
Đạo gia có nói trung tâm của năng lượng là “Đan điền” ở vùng bụng dưới, Trung y
thì cho rằng là “Mệnh môn”, chính là sự vận động khí ở thận. Khí (năng lượng)
là vô hình không thể nhìn được bằng mắt, đan điền và mệnh môn cũng vậy, không
nhìn được bằng mắt thường như gan, nhưng chúng đều có vị trí cả, Đan điền và mệnh
môn có quan hệ mật thiết, đều là trung tâm năng lượng của cơ thể người.
Luyện
khí công chống lão hóa
Nếu chúng ta muốn chống
lão hóa, giữ mãi thanh xuân khỏe mạnh thì phải tăng cường hỏa ở đan điền, biến
một phần hỏa thành hai phần, thậm chí là ba phần. Mà cách tăng cường năng lượng
là luyện khí công. Nguyên lý của khí công là tăng cường năng lượng của cơ thể
người để khí huyết tuần hoàn đầy đủ, cải thiện chức năng của nội tạng, như vậy
tự nhiên sẽ trở nên trẻ trung.
Theo Secretchina
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét