Jul 28, 2019 - Chúa nhật 17 thường niên năm C
Đức Giesu dạy về cầu nguyện
Các
Bạn thân mến,
Có
một điều mình luôn thấy vô lý là một số người nói không tin gì, chết là hết, không
theo đạo nào, có người nói chỉ thờ cúng ông bà, theo đạo ông bà, và họ cầu
nguyện, xin ông bà phù hộ, là điều mà khi còn sống ông bà còn chẳng làm được!
Họ cũng dâng hoa trái, nhang đèn trước hình ảnh ông bà, mỗi khi gặp rắc rối họ
cũng thầm trò truyện, cầu nguyện vái lạy xin ông bà điều này, chuyện nọ…Những
điều xin này rõ ràng không phải việc của thế giới trần gian, mà là việc của thế
giới khác, thế giới linh thiêng. Như vậy có phải tự sâu thẳm, tự bản chất, ai
cũng tin vào điều linh thiêng, tin rằng có cái gì đó sau cái chết, có gì đó
quyền lực trên mọi người, một quyền lực ngoài trần gian? Mà đôi khi thiếu ý
thức, vô tình hay hữu ý không nhận ra nên họ nghĩ là họ không tin, không theo?
Ngay như Hồ Chí Minh, một lãnh tụ vô thần Cộng Sản cao cấp nhất cuả Đảng CSVN,
trước khi chết cũng nói:”Bây giờ Bác đi gặp các bác Marc, và bác Lenin”! Nghịch
lý đến độ buồn cười cho một lãnh tụ đã lãng phí cả cuộc đời theo vô thần, nhưng
lúc chết lại tin có thế giới bên kia phải không các Bạn?! Thế thì quyền lực của
thế giớ bên kia có ảnh hưởng đến con người mình không? Đó là vấn đề mà người ta
thường trốn tránh.
Cho
thấy thực chất con người có chai lì, có bỏ“nhà”
ra đi, lạc loài đến đâu cũng phải chấp nhận giới hạn của mình, để công khai hay
lặng lẽ công nhận mình là tạo vật của một Tạo Hóa nào đó. Vì thế phải tôn thờ,
qui phục Ngài, đấy là đạo tự nhiên. Kèm theo những tâm tình hiếu thảo, những
trăn trở của cuộc sống, muốn tâm sự, muốn giúp đỡ, muốn được vượt qua, đấy là
cầu nguyện, điều mà con người mọi thời, mọi nơi không ngừng dâng lên Ông Trời,
Tạo Hóa, Đấng toàn năng mà mình tôn thờ tin tưởng.
Các
môn đệ Đức Giesu cũng vậy, thấy Ngài dành nhiều thời gian để cầu nguyện, và họ
cũng thường được ở với Đức Giesu khi Ngài cầu nguyện, có lẽ các ông đã cảm kích
cùng thấy hiệu qủa về những lời cầu nguyện cuả Ngài, nên họ xin Đức Giesu chỉ
dạy họ cách cầu nguyện, và Ngài đã dạy họ.
1. Kiểu mẫu cầu nguyện:
-
Đáp lại lời xin của các môn đệ, Đức Giesu bảo:“Khi
cầu nguyện, anh em hãy nói:
. Lạy Cha, xin làm cho
danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến,
. xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực
ngày ấy;
. xin tha tội cho chúng
con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người có lỗi với chúng con,
. và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
- Đó
là những điều cần biết phải cầu nguyện và cầu nguyện những gì.
- Lời
cầu nguyện phải bắt đầu bằng xưng nhận, tôn trọng sự vinh hiển của Thiên Chúa
là Cha, là đặc tính mà mọi Kito hữu thưa với Chúa như người cha thân thương của
mình.
- Đối
với Thiên Chúa: sao cho người ta biết Chúa, sao cho nhiều người gia nhập Nước của
Ngài.
- Đối
với bản thân: có lương thực hằng ngày, được Chúa tha thứ và mình cũng tha thứ
cho người khác, và đừng sa chước cám dỗ.
- Vì
thế bài cầu nguyện ngắn gọn nhưng bao quát cả cuộc đời:
a) Bao hàm các nhu cầu
hiện tại:
. cầu xin của ăn đủ cho mỗi ngày, như
manna đủ ăn trong một ngày mà thôi.
. đừng lo cho một tương lai không rõ,
mà ngày nào lo cho ngày ấy.
b) Bao hàm tội lỗi đã qua:
. mọi người đều có tội, dù hoàn
hảo cách mấy cũng chỉ là tội nhân trước sự thánh thiện của Thiên Chúa.
. nên khi cầu nguyện chúng ta phải xin
ơn tha thứ.
c) Bao trùm các thử thách trong tương lai:
. “cám dỗ”
nghiã là thử thách trong một hoàn cảnh nào đó của tương lai.
. nó bao gồm tất cả mọi quyến rũ phạm
tội, mọi hoàn cảnh khiến con người bị thử thách về đức độ, sự thanh liêm, lòng
tín trung.
. chẳng ai có thể trốn tránh những
hoàn cảnh ấy, nhưng có thể thắng nó nhờ ơn Chúa ban.
- Như vậy, cầu nguyện không phải chỉ
để xin ơn, nhưng trước hết cầu nguyện là để thờ lạy Chúa là cha chúng ta, cảm
tạ Chúa vì muôn ơn lành Ngài đã ban cho chúng ta phần hồn phần xác, nhất là đã
cho chúng ta sinh ra làm người, cho chúng ta vào Hội Thánh Chúa. Rồi ăn năn xin
Chúa tha thứ những tội lỗi của chúng ta; sau đó xin Ngài ban những điều cần
thiết để sinh ơn ích cho phần hồn, phần xác chúng ta.
- Có một điều quan trọng nữa đó là cầu
nguyện không phải là để" xin Chúa theo
ý chúng ta; nhưng để chúng ta biết nhận ra thánh ý Chúa và thực thi thánh ý Ngài."
2. Cứ xin thì sẽ được:
- Bài
đọc 1 (Sáng Thế 18: 20-32) hôm nay nhắc lại việc Abraham đã dùng những người
công chính để mặc cả với Thiên Chúa, xin Ngài tha tội cho hai thành Sadoma và
Gomora khi xưa tội lỗi khủng khiếp.
-
Chúa đồng ý, và Abraham đã kiên nhẫn hạ dần con số người công chính từ 50 xuống
45, 30, 20, rồi 10. Abaraham đã thật táo bạo, to gan, nhưng tiếc là Abraham đã
ngưng tại con số này, mà không dám xuống nữa!
- Chúa
cũng kiên nhẫn nghe, và cuối cùng Ngài đã tha tội cho cả một thành phố tội lỗi.
- Điều
này khẳng định lòng thương xót nhân hậu của Chúa, nhờ những người công chính mà
tha tội cho những người tội lỗi, và Thiên Chúa sẵn sàng nghe lời cầu xin của
con người.
- Để
khuyến khích các môn đệ trong những khi cầu nguyện, Đức Giesu kể cho họ nghe
câu chuyện về một người cũng lì lợm, kêu xin không ngừng, nên đã được ban cho
bánh cần dùng.
- Ngài
ngụ ý rằng nếu người chủ nhà khó tính và thiếu thiện chí mà cuối cùng vì bị
cưỡng ép bởi sự quấy rầy của người xin, thì cũng đã phải cho họ bánh.
- Con
người ích kỷ, tham lam, nghèo nàn mà còn biết giúp đỡ bạn bè, biết cho con cái
mình những điều tốt lành.
- Huống
chi Thiên Chúa là Cha từ ái, Đấng giàu sang đã tạo nên mọi loài mọi vật lại
không ban cho con cái của Ngài những nhu cầu họ xin sao?
- Điều
ví sánh này thật lạ lùng nhưng dễ hiểu vì nó là điều tự nhiên, thường tình.
- Nhưng còn một điều lạ lùng hơn
nữa, ấy là:”Anh em cứ xin thì sẽ được, cứ tìm
thì sẽ thấy, cứ gỏ cửa thì sẽ mở cho.”
- Hiển
nhiên điều dạy ấy không phải để chúng ta ỉ y, lì lợm, muốn gì được nấy, mà cho
biết chúng ta chỉ có thể tỏ lòng ước muốn thành thực, mạnh dạn, tin tưởng, sốt
sáng và kiên trì cầu nguyện cho nhu cầu thật sự của mình.
- Còn
lại bao nhiêu, chúng ta trao cho Chúa, tin tưởng Ngài là Đấng biết rõ mọi nhu cầu
hữu ích của chúng ta, mà chúng ta không thể biết.
- Thế
nên không phải lời cầu nào cũng được chấp nhận, Chúa chỉ chọn những gì cần
thiết, lợi ích cho chúng ta mà thôi.
- Đây
là một khẳng định, bởi qua câu chuyện Đức Giesu kể hôm nay, cũng như Ngài đã
nhiều lần cho biết rằng Thiên Chúa là Đấng tòan năng, nhân hậu và đầy lòng xót
thương.
- Nhiều
khi chúng ta vì tự phụ, lười biếng, nhút nhát, thụ động nên không xin, không
tìm, không gõ cửa.
- Vậy
hãy khiêm tốn, siêng năng, mạnh dạn mà xin, mà gõ cửa Thiên Chúa cho mình, cho
gia đình, cho thân hữu, cho người tội lỗi và cho cả những người xa lạ luôn được
những điều cần thiết.
- Đặc biệt xin Ngài ban hòa bình cho thế
giới, cho tòan thể Giáo Hội, cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam, cho gia đình
chúng ta, cộng đoàn chúng ta, và cho mỗi ngừơi chúng ta.
- Sự
kiên trì nói lên ước muốn mạnh mẽ của chúng ta. Và tăng thêm gía trị ơn
Chúa sẽ ban.
- Đôi
khi xin điều này lại đựơc điều khác, chúng ta cũng sẵn sàng đón nhận vì có thể
là không được điều mình xin, nhưng chắc chắn được điều mình cần.
- Ngày nay,
nhiều người, nhất là giới trẻ cho rằng cầu nguyện là không thực tế, là chẳng
khả thi. Nhưng trong những lúc bối rối, khó khăn, hoạn nạn, nguy kịch…chẳng ai
lại không ngước mắt, hướng lòng lên Trời cao, cầu xin, mong mỏi một giúp đỡ,
một thay đổi cấp bách nào đó, phải không các Bạn?
- Vậy đừng tự dối lòng, hãy luôn nhớ có một quyền lực
bên ngoài, bên trên chúng ta, quyền lực ấy sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của
chúng ta nếu chúng ta muốn xin.
Lay Chúa, chúng con
nguyện cầu cùng Chúa với qủa tim của chúng con và của những ai bệnh tật đói khát, khóc lóc u sầu, lo âu xao xuyến, gian nan vất vả,
chán chường thất vọng, lạnh nhạt với Chúa, chưa nhận biết Chúa, chưa
biết gía trị của cầu nguyện là sự quan trọng và sức mạnh để thánh hóa bản
thân và làm việc Tông Đồ.
Xin cho tất cả biết sự
cần thiết của cầu nguyện, cần thiết cho đời sống đức tin, kiên tâm nguyện cầu
bằng lờì Ngài dạy, cho danh Ngài vinh hiển, nước Ngài hiển trị ngay ở trần gian
này, để tất cả được hồn an
xác mạnh, hầu mai này được hưởng hạnh phúc thiên đàng với Ngài. Vì Đức Giesu Kito
Chúa chúng con. Amen.
Thân
mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét