Lẫn lộn giữa cầu nguyện và cầu xin
25
Tháng Sáu 2019G- Lm. Phạm Quang Sáng, OP.
Mt
6,1-6.16-18; 2Cr 9,6-11
Bác
ái với tha nhân
Bác ái với tha nhân có hai chuyện:
–
Chuyện thứ nhất là cung cấp vật chất cho tha nhân, không
để nghèo đói quá mất phẩm giá con người. Phận người quan tâm yêu thương lẫn
nhau vì tình thương bắt nguồn từ nơi Chúa.
–
Chuyện thứ hai là chuyện tâm linh, giúp nhau gặp gỡ được
Chúa để tham dự vào Nước Trời yêu thương bắt đầu ngay cuộc sống hôm nay.
Việc “bố thí” dù là chuyện
nào (như trên) thì cũng cần phải có tính cách nhưng-không, vô điều kiện.
Cho như không cho, dâng
như không dâng kẻo nó cứ lảng vảng trong đầu óc, lâng lâng khoái chí trong tim
rồi gặp ai cũng lại khoe ra. Ra như mình cũng không biết việc mình “bố thí” vì
đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo, nơi
đó (lòng thanh tịnh, trong sáng) anh mới gặp gỡ được Cha của anh, Đấng hiện diện
nơi kín đáo.“Những việc chúng ta làm sẽ khiến người ta dâng lời cảm tạ Thiên
Chúa”.
Cầu nguyện với Cha
Cầu nguyện là chuyện sống
còn của người Kitô hữu. Cầu nguyện tưởng là chuyện dễ nhất, đơn giản nhất thì
trong cuộc sống lại là chuyện khó thực hành nhất.
Có người không biết cầu
nguyện;
có người không thích cầu
nguyện;
có người chỉ biết cầu xin
thôi;
có người lẫn lộn giữa cầu
nguyện và cầu xin… Cầu xin thì có người được ; có người cầu xin đêm ngày mà chẳng
được gì ; có người cầu xin lúc được lúc không…
Có người “quên” không cầu
xin mà vẫn được;
có người chẳng cần xin xỏ
làm gì, tự mình giải quyết lấy đời mình…
Vâng, đời sống người Kitô
hữu quẩn quanh chỉ có vậy thôi và rồi chết là hết đời!
Có phải Chúa chỉ dành cho
một số người sống cầu nguyện thôi sao?
Có phải có nhiều thầy dạy
cầu nguyện nên lắm thầy thì thối ma?
Có phải có nhiều cách thức,
nhiều hình thức, nhiều phương thế cầu nguyện nên người Kitô hữu cứ bị rối tung
lên?
Có phải việc cầu nguyện
là do sức con người hay là đón nhận từ nơi Chúa?
Có phải ai “khéo” thì biết
đón nhận chính Chúa cầu nguyện, còn ai “khờ” thì bó tay?
“Còn anh, khi cầu nguyện,
hãy vào phòng, đóng cửa lại, và cầu nguyện cùng Cha của anh, Đấng hiện diện nơi
kín đáo”.
Đóng cửa phòng hay nơi
kín đáo riêng tư một mình là rất cần thiết.
Đóng cửa tâm hồn lại để
còn một mình với Chúa thôi thì cũng là cần thiết.
Đóng cửa phòng hay đóng cửa
lòng cả hai đều cần thiết như nhau, cần thực hành mỗi ngày bao nhiêu có thể tức
là càng nhiều càng lâu càng tốt.
Đóng cửa phòng thì cần
nơi chốn, đóng cửa lòng thì ở bất cứ nơi đâu (nhìn như không nhìn, nghe như
không nghe) chỗ đất đứng là phòng.
Cầu nguyện là gặp gỡ Cha,
Đấng hiện diện nơi kín đáo. Trong tương quan ngôi vị.
Ở đó có thể im lặng chiêm
ngưỡng,
có thể thưa gửi trình bày
niềm vui nỗi buồn,
có thể suy niệm tâm tình
ngọt ngào yêu thương…
Ăn chay với mình
Ăn chay hãm mình không phải
để tập tành thành nhân đức.
Không quan niệm có nhiều
nhân đức thì mình sẽ lành thánh.
Không thu tích nhân đức để
lập công trước mặt Chúa Trời. Không cậy mình có nhân đức để rồi khinh chê coi
thường người khác…
Người Do-thái, các ông
kinh sư và Phariêu ăn chay để chờ mong vị cứu tinh sẽ đến, sẽ giải phóng dân tộc
khỏi ách đô hộ ngoại bang, sẽ đưa dân tộc tiến bộ phồn vinh… Vị cứu tinh, Chúa
đến rồi, đứng trước mũi các ông thế mà các ông bà không nhận ra lại còn ngứa đỏ
con mắt nên đã dùng mưu mô mánh khóe để giết chết đi.
Ngày nay hiểu ăn chay phạt
xác hãm mình đánh tội hay gì gì đi chăng nữa cũng là để biết mình (đói khát) và
để biết Chúa.
Ăn chay là để biết rõ con
người thật của mình là như thế nào. Đói khát không chịu được, đánh tội đau quá
không sao chịu nổi, người khác hạ nhục một tí là muốn ăn thua đủ, thích bảo vệ
cái tôi, thích được khen ngợi tâng bốc…
Ăn chay là để thân xác giảm
cân, đỡ bị bịnh béo phì.
Ăn chay để chia cơm sẻ áo cho người nghèo.
Và đặc biệt hơn nữa là ăn
chay riêng tư ở trong lòng là để gặp gỡ Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo.
Nhận ra tình yêu thương của
Cha thật bao la và hào phóng, cho đi ban tặng rộng rãi tràn đầy và cũng là nhận
ra bản thân con người của mình mỏng dòn yếu đối nông cạn giới hạn của mình.
Cuối cùng: “Và Cha của
anh, Đấng thấu suốt những gì kín đáo, sẽ trả lại cho anh”.
Khởi đầu muốn gặp được
Cha của anh thì cần phải ở nơi kín đáo,
một mình với Cha và sẽ trả
lại cho anh, tức là khi anh gặp gỡ được
Cha thì anh sẽ nhận ra Cha ngọt ngào biết bao và hạnh phúc dường nào.
Những thứ ĂN CHAY trên
kia chỉ là phương tiện để anh gặp gỡ được Cha, đó mới là vấn đề cho cả cuộc đời
của anh, anh có hiểu không thì bảo?
“Tôi xin nói điều này:
gieo ít thì gặt ít; gieo nhiều thì gặt nhiều. Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết
định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng
hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương”.
Cho (dâng hiến) Chúa, cho
mình, cho tha nhân.
OTC
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét