KI - TÔ HỮU VÀ MẠNG XÃ HỘI
Thứ
sáu - 05/07/2019 - Aug.Trần Cao Khải
Đối với phần đông Ki-tô hữu
chúng ta, có lẽ mạng xã hội (MXH) không xa lạ gì, ai cũng nghe biết và có thể
đã và đang sử dụng. Đã có nhiều bài viết trong giới Công giáo về vấn đề này. Chẳng
hạn, bài “Thông truyền niềm tin Công giáo trên mạng xã hội”
(giaophanvinhlong.net), “Sinh viên Công giáo với mạng xã hội”
(giaophanthanhhoa.net), “Người sống đời thánh hiến, mạng xã hội và sứ vụ truyền
giáo” (conggiao.info), “Mạng xã hội và người tu” (daminhtamhiep.net) vv.
Đối với phần đông Ki-tô hữu
chúng ta, có lẽ mạng xã hội (MXH) không xa lạ gì, ai cũng nghe biết và có thể
đã và đang sử dụng. Đã có nhiều bài viết trong giới Công giáo về vấn đề này. Chẳng
hạn, bài “Thông truyền niềm tin Công giáo trên mạng xã hội”
(giaophanvinhlong.net), “Sinh viên Công giáo với mạng xã hội”
(giaophanthanhhoa.net), “Người sống đời thánh hiến, mạng xã hội và sứ vụ truyền
giáo” (conggiao.info), “Mạng xã hội và người tu” (daminhtamhiep.net) vv.
Trong phạm vi bài viết ngắn
này, xin bàn về tác dụng tích cực của MXH trong đời sống Ki-tô hữu, đặc biệt là
Facebook (FB).
Nhưng trước hết, ta thử
tìm hiểu xem MXH là gì? Tính năng của nó ra sao?[1]
* NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT
Trong thời đại công nghệ
thông tin hiện nay, MXH trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng
ngày của mỗi chúng ta.
MXH, hay gọi là MXH ảo,
là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích trên Internet lại với nhau với
nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời gian. Những người
tham gia vào mạng xã hội còn được gọi là cư dân mạng . Mạng xã hội là một trang
web cho phép bạn kết nối với bạn bè và gia đình. Ở đó, bạn có thể chia sẻ hình ảnh,
video, âm nhạc và các thông tin cá nhân một cách nhanh chóng.
MXH có những tính năng
như chat, email, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog và xã luận. Mạng đổi
mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một phần tất yếu
của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này có
nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group
(ví dụ như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa
chỉ e-mail hoặc screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao,
phim ảnh, sách báo, hoặc ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán…
Hiện nay thế giới có hàng
trăm mạng MXH khác nhau, với MySpace và Facebook nổi tiếng nhất trong thị trường
Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster tại Châu Á và các đảo quốc
Thái Bình Dương. MXH khác gặt hái được thành công đáng kể theo vùng miền như
Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại Nhật Bản và tại Việt Nam xuất
hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe, Tamtay…
Riêng về Facebook ta được
biết: Facebook ra đời vào năm 2006 và đánh dấu bước ngoặt mới cho hệ thống mạng
xã hội trực tuyến trên nền tảng lập trình Facebook platform.
Facebook là một trong những
MXH phát triển nhanh nhất hiện nay, từ một mạng lưới các sinh viên đại học đến
nay nó đã phát triển trên toàn cầu, đây là một mạng lưới đa sắc tộc và đa dạng
về lứa tuổi. Hàng trăm triệu người trên Facebook và hàng triệu triệu người tham
gia mỗi tháng vào Facebook, bạn có thể kết nối với bạn bè, gia đình hay những
người thân bằng những bước đơn giản trên Facebook bằng cách gõ tên người thân
hoặc bạn có thể tìm theo hình ảnh và email… vậy là bạn có thể kết nối được với
người mà bạn muốn tìm kiếm. Và hiện nay Facebook còn một là kênh quảng cáo, bán
hàng online hiệu quả, chi phí rẻ được cả các doanh nghiệp cũng như người kinh
doanh tự do yêu chuộng”.
Thống kê một số MXH
lớn nhất thế giới và phổ biến hiện nay (năm 2018), như sau: [2]
1. Facebook: Số người
dùng hoạt động hằng tháng: 2,070,000,000
Con số 60 triệu người
dùng active hằng tháng của Facebook đã tăng đến 1,95 tỉ (Tháng 3/2017) và có sự
đột phá mạnh mẽ đến con số 2,01 tỉ (Tính đến tháng 6/2017). Sau đó Facebook tiếp
tục có cập nhật rằng con số này đã đạt 2,07 tỉ. Tốc độ tăng trưởng này được dự
đoán là sẽ chưa dừng lại ở đó. Điều này đã giúp cho Facebook trở thành MXH dẫn
đầu trong danh sách MXH lớn nhất thế giới về lượt truy cập của năm nay.
2. Youtube: Số người dùng
hoạt động hằng tháng: 1,500,000,000
Về nhì trong danh sách
MXH lớn nhất thế giới chính là kênh Youtube với kho video đa dạng, nhiều lĩnh vực.
Youtube thu hút được lượt người dùng lớn bởi nhiều chương trình partner hay và
chính sách đãi ngộ hấp dẫn.
3. Instagram: Số người
dùng hoạt động hằng tháng: 800 triệu
Instagram là ứng dụng
chia sẻ ảnh và video miễn phí trên Apple iOS, Android và Windows Phone. Người
dùng có thể tải ảnh hoặc video lên MXH này.
4. Twitter: Số người dùng
hoạt động hằng tháng: 330,000,000
Twitter là một MXH trực
tuyến theo kiểu những “blog nhỏ” cho phép người dùng gửi và đọc các tin nhắn
văn bản lên đến 140 ký tự, hay còn gọi là “tweet”.
* CÁC ĐIỂM TÍCH CỰC CỦA MXH ĐỐI VỚI KI-TÔ HỮU
Thật là bất ngờ khi chúng
ta biết rằng cả ĐTC Bê-nê-đích-tô XVI và ĐTC Phan-xi-cô đều đã sử dụng mạng
Twitter rất sớm và rất hiệu quả.
Tác giả Thảo Nguyên,
trong bài “Đức Giáo Hoàng và mạng xã hội” đăng trên cgvdt.vn ngày 18-12-2015 đã
cho biết như sau:
“Kể từ thời Đức Bênêđictô
XVI, MXH đã trở thành một phương tiện quen thuộc để Tòa Thánh mở rộng vòng tay
với cộng đồng.“
Các vị đứng đầu Giáo hội
Công giáo đã không ‘làm ngơ’ MXH khi nó ngày càng trở nên quen thuộc với các ‘công
dân mạng’.
“Ngày 12.12.2012, ĐGH
Bênêđictô XVI đã chính thức gia nhập MXH Twitter với tên truy cập là Benedict
XVI, để cập nhật tình trạng cũng như những thông điệp của mình tới giáo dân. Bất
cứ ai cũng có thể đăng ký để theo dõi các thông điệp của ĐGH bằng nhiều thứ tiếng
thông qua địa chỉ @Pontifex. Từ đó, Tòa Thánh đã trở thành thành viên “tích cực”
của truyền thông xã hội.
“Trong thông điệp đưa ra
trong ngày Truyền thông Thế giới 24.1.2013, ĐGH Bênêđictô XVI đánh giá: “Mạng
Xã Hội chính là cánh cửa của sự thật và đức tin, không gian mới cho việc chia sẻ
Tin Mừng và hy vọng”. Sự kiện ĐGH tham gia Twitter được xem là phương thức để kết
nối hiệu quả hơn với giới trẻ. Twitter của ngài lúc đó thu hút khoảng 2,5 triệu
người đăng ký theo dõi.
“Ngày 17.3.2013, trang này
đã hoạt động trở lại với tin nhắn Twitter đầu tiên của ĐGH Phanxicô. Ngài gởi
thông điệp ban phép lành đến mọi người: ‘Các bạn thân mến, tôi chân thành cảm
ơn các bạn và xin các bạn tiếp tục cầu nguyện cho tôi. Giáo hoàng Phanxicô’.
Tài khoản Twitter của ĐGH @Pontifex hiện có 9 ngôn ngữ, kể cả tiếng Ả Rập. Theo
một nghiên cứu năm 2015 từ Twiplomacy, tài khoản Twitter của ĐGH có trên 25 triệu
người theo dõi bằng các ngôn ngữ khác nhau, bỏ xa các nhà lãnh đạo thế giới hay
những ngôi sao hàng đầu có ảnh hưởng nhất trên MXH. Tài khoản @Pontifex trong
phiên bản tiếng Anh của ngài đạt mức trung bình khoảng 8.200 lượt chia sẻ với mỗi
câu tweet của ĐTC” …
Như vậy ta có thể thấy rằng
chính các vị chủ chăn đứng đầu Hội thánh cũng tham gia MXH một cách tích cực và
có hiệu quả.
Riêng tại VN chúng ta, hiện
chưa có thống kê có bao nhiêu Ki-tô hữu sử dụng MXH, đặc biệt là FB và cũng
chưa có một cuộc khảo sát nhằm thăm dò ý kiến của họ thế nào đối với MXH nói
chung và FB nói riêng. Chúng ta chỉ được biết qua một vài trang thuộc giới Công
giáo hay cá nhân linh mục, tu sĩ, giáo dân. Riêng trên Facebook, có thể thấy một
số trang hiện đang hoạt động, chẳng hạn như: - Ki-tô giáo, - Công giáo: Đạo vào
đời, - Tìm hiểu Kinh thánh và Công giáo, - Tổng giáo phận Saigon, - Theo bước
chân Phanxicô, - Truyền thông Thái Hà, - Dòng Tên VN, - Tôi là người Công giáo,
- Giải đáp thắc mắc Công giáo, - Công giáo vv.
Chúng ta tin rằng số người
Công giáo sử dụng FB không ít và họ đã biết khai thác những tính năng giúp người
sử dụng một cách hiệu quả. Có thể liệt kê một số tính năng phổ biến như sau:
- Làm quen, kết bạn, giao
lưu… :Qua FB, chúng ta có thể làm quen và kết bạn với bất kỳ ai, ở bất kỳ nơi
đâu trên hành tinh này. Người ta có thể nhắn tin/ chat qua Messenger, gửi
email, gửi video cho bạn bè mà không tốn một đồng xu nào cả! Có nhiều trường hợp
người ta đã nối lại liên lạc với nhau sau nhiều năm tháng mất tin tức. Không ít
trường hợp nhờ FB người ta đã tìm thấy người thân sau nhiều năm tháng thất lạc,
hay chuyện tìm trẻ lạc, chuyện rao báo tai nạn, chuyện mất của cải vv. cũng được
đăng lên FB kịp thời nhanh chóng. Đấy là một số lợi ích trước mắt mà ai cũng có
thể được hưởng mà không phải tốn kém một đồng xu nào!
- Chia sẻ thông tin, suy
tư cá nhân, xã luận…: Trên FB, hằng ngày người ta cũng có thể chia sẻ với nhau
rất nhiều thông tin đa dạng và phong phú. Thông tin liên quan đủ phương diện, từ
xã hội, văn hóa, chính trị và đặc biệt về tôn giáo. Chỉ trong nháy mắt, các tin
tức được phổ biến và cập nhật liên tục. Thay vì đọc tin tức trên báo giấy hay
theo dõi qua màn ảnh TV, bây giờ người ta chỉ cần mở FB trang cá nhân là có thể
tiếp nhận biết bao thông tin cần biết. Chẳng hạn, chuyện cháy nhà thờ Đức Bà
Paris, chuyện tái thiết nhà thờ chánh tòa Bùi Chu, chuyện liên quan LM TĐL
(GĐTM) được thông tin kịp thời, nhanh chóng, lại kèm theo rất nhiều lời bình luận,
hình ảnh, video hấp dẫn nữa. Có thể nói tin tức về sinh hoạt Hội thánh Công
giáo toàn cầu và trong nước lúc nào cũng phong phú và cập nhật từng giây từng
phút. Rất hấp dẫn và rất hữu ích!
- Thông báo, xin trợ
giúp, kêu gọi đóng góp…: Ngoài việc thông tin, FB còn giúp cho người ta phổ biến
một sự việc gì đó cần sự ra tay giúp đỡ của cộng đồng mạng. Chẳng hạn việc giúp
đỡ xây dựng nhà thờ, nhà nguyện, điểm truyền giáo, hay việc một cá nhân hay cộng
đoàn kêu gọi đóng góp từ thiện đối với những trường hợp khẩn cấp cần giúp đỡ
vv. Thực tế cho thấy những lời kêu gọi luôn được đáp ứng cách nhanh chóng và hiệu
quả.
- Hướng dẫn sống đạo, củng
cố đức tin, gia tăng lòng mến…: Chúng ta biết hiện nay không ít linh mục, tu
sĩ, các dòng tu tham gia mạng lưới FB. Người chơi FB (các Facebooker/s) có thể
nghe-nhìn qua các video clip, truyền trực tiếp hay phát lại những sự kiện tôn
giáo, những bài giảng, những bài chia sẻ rất hữu ích. Ngoài ra, hằng ngày chúng
ta có thể tiếp nhận từ các linh mục, tu sĩ và giáo dân nhiệt thành, nhiều bài
viết suy tư đạo-đời sâu sắc ý nghĩa, nhiều hướng dẫn sống đạo thiết thực cụ thể,
nhiều giải đáp thắc mắc Công giáo cần biết, kể cả những tin tức nóng hổi về các
sinh hoạt tại giáo phận, giáo xứ vv.
Tóm lại, nói về tính
năng, công dụng của MXH nói chung và của FB nói riêng, ta thấy người sử dụng được
hưởng lợi ích rất nhiều.
Chính ĐTC Bê-nê-đich-tô XVI đã
đánh giá như sau: “Mạng Xã Hội chính là cánh cửa của sự thật và đức tin, không
gian mới cho việc chia sẻ Tin Mừng và hy vọng”. Sự kiện ĐTC tham gia Twitter được
xem là phương thức để kết nối hiệu quả hơn với giới trẻ. Twitter của ngài lúc
đó thu hút khoảng 2,5 triệu người đăng ký theo dõi.
Sau đây là mấy ý kiến của
một số Fbookers Công giáo:[3]
LM Mi Trầm gp
Nha Trang mới đây đã chia sẻ trên FB một bài ngắn nhan đề “Nghề FB”, có đoạn
như sau: “Sau những năm tháng tìm và đăng bài lên FB, tôi có những cảm nhận thế
nầy: Tôi khá hơn nhờ FB: Dù gặp câu hỏi khó hay dễ, tôi đều lên Google tìm bài
để đọc, để hiểu và để trả lời. Càng chịu khó, tôi càng thấy kiến thức của mình
vững hơn, chính xác hơn. …
Tác giả Nhược Nam, trong
bài “Thông truyền niềm tin Công giáo trên mạng xã hội” đã đưa ra những chứng từ
như sau:
“Ngày nay, loan báo Tin Mừng
qua mạng xã hội FB là một cách truyền thông niềm tin hữu hiệu mà nhiều bạn trẻ
hướng đến.
“Việc chia sẻ niềm tin
Công giáo trên mạng xã hội, trước tiên cũng là một cách để người tín hữu tuyên
xưng đức tin của mình trước cộng đồng mạng, đồng thời mời gọi mọi người cùng ý
thức hơn trong việc sống đạo. ‘Tôi hay chia sẻ những thông tin về việc thiện
nguyện, bác ái và sống đẹp. Qua đó nhân rộng hơn cho mọi người cùng biết trong
đời vẫn còn rất nhiều tấm lòng vàng đang âm thầm tỏa hương cho đời’, chị Nguyễn Thị Kim Bích (Gx Đức Hòa - GP Mỹ Tho) chia sẻ.
“Là người Kitô hữu, chúng
ta được lớn lên với Lời Chúa, việc chia sẻ đức tin của mình trên mạng xã hội là
cách nhanh nhất để mang Chúa đến gần hơn với mọi người. Chị Phạm Thị Ngân (Gx Đạo Truyền - GP Hà Nội) cho biết: ‘Việc chia sẻ đức tin của mình lên
Facebook cũng là một cách tôi nhắc nhở chính bản thân mình luôn sống đúng tinh
thần Kitô hữu, đồng thời truyền tải niềm hy vọng và tin tưởng vào tình yêu của
Thiên Chúa đến với anh em’.
“Anh Nguyễn Duy Khanh (Gx Khiết Tâm - GP
Long Xuyên) lại
quan niệm có thể biến tài khoản Facebook cá nhân thành một “thánh đường online”
giúp mọi người dễ dàng bước vào gặp gỡ Chúa trong tình liên đới, hiệp thông và
cầu nguyện cho nhau. Đó không chỉ là những thông tin về Công giáo Việt Nam mà cả
Công giáo thế giới. Đó còn là những bài viết cung cấp kiến thức về đạo cho mọi
người như giáo dục đức tin cho giới trẻ, đời sống hôn nhân của người Kitô hữu
hay tin “người thật việc thật”, đó là những
giáo hữu làm những việc tử tế, đối xử cao đẹp với mọi người”./. [3]
Aug.Trần Cao Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét