Triết lý nhân sinh của Lão Tử:
Mềm thắng cứng, nhu thắng cương
An
Hòa •Chủ Nhật, 30/07/2017 • trithucvn.net
lão
tử (Hình
minh họa: Qua read01)
Lão Tử (600 – 500 TCN) là
nhà tư tưởng, người sáng lập Đạo gia thời Xuân Thu, Trung Hoa. Lão Tử họ Lý,
tên Nhĩ, tên chữ là Bá Dương, là người làng Khúc Nhân, xã Lệ, huyện Khổ, nước Sở.
Ông đã làm quan sử, giữ kho sách của nhà Chu, sau này ông từ chức về ở ẩn.
Lão Tử dùng “Đạo” để giải
thích về sự phát triển biến hóa của vạn vật trong vũ trụ, đồng thời ông cũng
truyền đạt lại rất nhiều triết lý nhân sinh cho con người. Trong “Đạo Đức
Kinh”, ông đã để lại rất nhiều tinh hoa cho hậu thế. Dưới đây là một số ghi
chép về các bài học điểm ngộ trong cuộc đời của Lão Tử.
Răng và Lưỡi, cái nào tồn tại được lâu hơn?
Thuở nhỏ, Lão Tử từng có
một vị lão sư tên là Thường Tung. Vị lão sư này rất chú trọng truyền đạt cho
Lão Tử về lễ nghi của nhà Ân Chu. Những phép tắc lễ nghi của nhà Ân Chu lại vô
cùng nhiều và chi tiết. Điều ấy khiến cho Lão Tử – bấy giờ còn là một đứa trẻ cảm
thấy rằng, con người phải thủ giữ nhiều lễ nghi như vậy thì đúng là sống ở trên
đời này thật sự là một việc quá khó khăn!
Rất nhiều năm sau, khi
Lão Tử đã lớn lên là một người trưởng thành thì lão sư Thường Tung của ông cũng
đã vô cùng già yếu. Thời điểm, lão sư Thường Tung bị bệnh nặng, xem ra thời
gian còn ở trên thế gian cũng không được bao lâu nữa. Lão Tử sau khi biết chuyện
đã lập tức đến thăm viếng thầy.
Lão Tử tiến đến bên cạnh
giường của thầy và hỏi: “Xem ra thầy khó qua khỏi. Dám bạch thầy còn điều gì dạy
bảo chúng con không ạ?”
Lão sư Thường Tung không
nói gì mà há miệng ra cho Lão Tử xem, rồi lấy tay chỉ chỉ và thều thào hỏi: “Lưỡi
của ta còn không?”
Lão Tử cảm thấy kỳ lạ, vội
hỏi: “Thầy phải chăng đã bệnh đến mức lẫn rồi sao? Sao lại hỏi câu đó? Không
còn lưỡi thì sao thầy có thể nói chuyện được?”
Lão sư Thường Tung lại hỏi
Lão Tử: “Thế răng của ta còn không?”
Lão Tử vẫn khó hiểu, trả
lời: “Thưa, rụng hết rồi ạ!”
Lão sư Thường Tung lại hỏi
tiếp: “Thế con có biết là vì sao không?”
Ngẫm nghĩ giây lát Lão Tử
thưa với thầy: “Thưa thầy! Bởi vì lưỡi mềm nên còn. Răng cứng nên rụng, có phải
vậy không ạ?”
Lão sư Thường Tung khẽ gật
đầu rồi nhắm mắt.
Về sau, trong cuốn “Đạo Đức
Kinh”, Lão Tử đã viết: “Kiên cường giả tử chi đồ, nhu nhược giả sinh chi đồ. .
. . . . Kiên cường xử hạ, nhu nhược xử thượng”, ý tứ chính là nói rằng cứng cỏi
thì chết, mềm mại mới sống, cứng cỏi thì kém, mềm mại mới hơn.
Lão Tử cũng viết: “Thiên
hạ mạc nhu nhược vu thủy, nhi công kiên cường giả mạc chi năng thắng: kì vô dĩ
dịch chi. Nhược chi thắng cường, nhu chi thắng cương. Thiên hạ mạc bất tri, mạc
năng hành”. Ý nói trong thiên hạ không gì mềm yếu hơn nước. Thế mà nó lại công
phá được tất cả những gì cứng rắn. Chẳng chi hơn nó, chẳng chi thay thế được
nó. Mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng biết thế, mà chẳng ai làm
được.
Lão Tử nhờ bài học của
lão sư Thường Tung mà sau này mới lĩnh ngộ được rằng trong đối nhân xử thế phải
thủ giữ được lễ nghi nhà Ân Chu như sư phụ đã truyền đạt. Bởi vì trung tâm của
lễ nghi nhà Ân Chu chính là dạy đức tính khiêm nhường. Con người chỉ có khiêm
nhường mới có thể bao dung và tồn tại được lâu dài, giống như nước vậy.
Lời hoa mỹ thì không thật,
lời thật thì không hoa mỹ
Quê hương của Lão Tử là
nơi nổi tiếng với hoa mẫu đơn. Một ngày, có người đến thôn của ông bán cây hoa
mẫu đơn. Nhưng thực chất đó là gốc cây củ gai trông giống hệt như gốc mẫu đơn,
được bày trên tấm vải màu đỏ. Người bán hàng dùng những những lời lẽ hoa mỹ, dễ
nghe để chào mời khách mua:
“Nhất đóa mẫu đan phóng hồng
quang
Quang thải chiếu nhân mãn
viện hương;
Hoa đóa túc hữu bồn khẩu
đại,
Diễm lệ vô bỉ hoa trung
vương”
Tạm diễn nghĩa:
“Một đóa mẫu đơn tỏa sắc
hồng,
Màu sắc rọi người, khắp
nhà thơm;
Đóa hoa xòe nở bằng miệng
chậu
Xinh đẹp vô cùng, vua
loài hoa!”
Lão Tử nghe ông ta nói
hay nói ngọt như vậy, vô cùng mừng rỡ bèn mua một cây. Sau khi về nhà, ông cẩn
thận trồng nó ở trong sân. Không lâu sau, gốc cây đó đã nảy mầm, mọc ra những
lá non. Nhưng đợi mãi đợi mãi mà không thấy hoa đâu, thân cây dần dần to ra thô
ráp, lộ ra nguyên hình cây củ gai.
Mùa xuân năm sau, lại có
một người đi vào trong thôn bán gốc mẫu đơn. Vì đã mắc lừa lần trước, lần này
Lão Tử cẩn thận hỏi người bán rằng: “Cây mà ông bán, có phải là mẫu đơn thật
không?”
Người đó không nói nhiều,
chỉ nhìn Lão Tử một cái, tiếp đó không đếm xỉa tới mà nói một câu thô lỗ: “Chỉ
có một đống này, ông muốn mua thì mua, không muốn mua thì thôi!”
Lão Tử cảm thấy người này
thật kỳ lạ: “Sao ông ta lại không khen ngợi hàng của mình nhỉ?”.
Cuối cùng Lão Tử vẫn mua
một gốc cây, về nhà ươm trồng ở trong sân vườn. Mười ngày sau, trên mặt đất đã
trồi lên mầm non. Không lâu sau, cây mẫu đơn đó lại nở ra mười mấy bông hoa vừa
to vừa đẹp. Những người hàng xóm láng giềng đều đến ngắm nhìn thưởng thức.
Lão Tử mừng rỡ, gặp ai
cũng kể lại cho họ nghe câu chuyện về hai lần mua gốc mẫu đơn ấy.
Về sau khi viết cuốn “Đạo
Đức Kinh”, ông viết: “Tín ngôn bất mỹ, mỹ ngôn bất tín”, ý tứ chính là lời nói
thật thì không hoa mỹ, lời hoa mỹ thì không thật. Đây cũng là một câu triết lý,
bài học cho người đời sau trong cách nhìn người, lựa chọn bạn để kết giao.
An Hòa (biên dịch theo sự
cho phép của tác giả)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét