Jul 7, 2019 - Chúa nhật 14 thường niên năm C
Sứ vụ của mọi tín hữu
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật tuần này là
chúa nhật đầu tiên của tháng bảy năm 2013. Giáo hội cho chúng ta suy niệm Tin Mừng
của Thánh Luca, ghi lại việc Đức Giesu sai phái bảy mươi hai môn đệ đi khắp nơi
như những sứ giả của sự Bình an và Hạnh phúc, sửa soạn trước cho chức vụ của
Ngài. Công tác của họ chỉ trong một thời gian hạn định, nhưng trong lời huấn thị
đưa ra cho họ, Đức Giesu đã nêu ra những nguyên tắc căn bản áp dụng cho mọi sứ
giả mọi thời đại, mọi dân, mọi nước.
Đối chiếu với những
nguyên tắc cơ bản ấy, có thể Đức Giesu rất đau lòng, bởi nhiều sứ giả ngày nay,
gần như “quên” nhiều hơn nhớ đến những
lời căn dặn tỉ mỉ của Ngài trước khi ra đi thi hành nhiệm vụ rao truyền ơn Bình
an và Hạnh phúc mà Đức Giesu Kito đã hứa ban cho những ai tuân giữ Lời Ngài. Thật
vậy, chúng ta rất dễ nhìn thấy, nhận ra hay nghe nói, bàn tán về các đấng các bậc
từ trên cao xuống đến hàng tín hữu:
-
Người thì sống trong nhung lụa, kẻ thì ngụp
lặn trong sa hoa của văn minh tiên tiến với đầy đủ tiện nghi tinh thần, vật chất
phí phạm.
-
Người thì quyền uy ho ra lệnh, khạc ra
truyền!
-
Người thì đầu tư xây cất đền thờ này, thánh
diện kia…
-
Người thì thích hoa hòe hoa sói, muôn màu
sặc sỡ, múa máy lượn lên lượn xuống trong những nghi lễ dâng hiến Thiên Chúa mà
lại như những lễ hội dân gian…
-
Người thì muốn âm thanh hùng hồn, trầm bổng,
du dương, rên rỉ…bằng những nhạc cụ, những cung đàn, những lời bay bổng, ẻo lả…không
thích hợp dâng lên Thiên Chúa.
-
Người thì muốn ăn thua đủ, thích đe dọa,
khủng bố tinh thần, bài trừ, tiêu diệt con chiên cùng những kẻ khác ý, khác nhà,
khác đạo…
-
Người thì muốn làm chính trị, chính khách
để “mở mang nước Chúa”!
-
Người thì lại muốn can thiệp vào việc của
Chúa, phải “sửa sai góp ý”, phải đổi
mới với Chúa, với Giáo hội điều này, ý khác cho hợp thời đại…
-
V.v…
Nhưng Đức Giesu thì luôn
triệt để thống nhất, rõ ràng và bảo vệ những yêu cầu của Ngài. Trước hết Ngài tỏ
ra cho mọi người biết lý do Ngài lựa chọn các thợ gặt, đó là vì:"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít". Nên
họ và những người kế vị họ phải tha thiết cầu nguyện với Chúa mùa gặt sai nhiều
thợ gặt đến. Đó là lời cầu nguyện mà mọi người thợ phụng sự Đức Kito phải thiết
tha dâng lên từ đáy lòng mình. Lòng yêu mến ấy khiến các thợ gặt vượt thoát lên
trên tất cả mọi cám dỗ để hăng say, cố gắng, nhẫn nại hoàn thành công tác cách
mau chóng và hiệu quả.
Sau đó Đức Giesu cho biết
những điều quan trọng về người truyền đạo cũng như thính giả:
1. Bình an của Đức Kito:
- Chúng ta được nghe Kinh Thánh nói nhiều về "Bình an của Đức Kito", và ngay cả
Đức Giesu, khi sống lại, Ngài cũng luôn ban bình an cho những ai gặp Ngài.
- Bình an ấy không phải bình an như người đời vẫn
nói, mà nó có nhiều ý nghĩa khác nhau:
. Ý nghĩa về quân sự: để chỉ về sự không
có chiến tranh nóng, lạnh cả nội bộ lẫn ngoại bang.
. Ý nghĩa cá nhân: để chỉ tâm lòng luôn an
bình dù bên ngoài có những xáo trộn, bất hạnh… cũng không thể bị chi phối. Cùng
chỉ về sự hòa thuận giữa người với người, một cảm giác hạnh phúc của con người.
.
Ý nghĩa tôn giáo: để chỉ về một tương giao đúng đắn, hài hòa giữa Thiên Chúa và
con người và giữa con người với Giáo Hội của Ngài.
. Ý nghĩa về một tình trạng mà trong đó mọi
người trên mặt đất hài hòa với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình.
- Đó chính là:"Bình an của Đức Kito", điều Ngài đã ban và để lại cho
nhân loại.
- Đấy cũng chính là Nước Thiên Chúa được trị đến
trên mặt đất mà chúng ta thường cầu xin qua kinh Lạy Cha.
- Khác hẳn với quan niệm về nước Thiên Chúa trị
đến với tất cả dân con toàn cầu đều là tín hữu của Ngài.
- Cũng chính bình an này mà Đức Giesu đã truyền
cho các môn đệ đem vào thế gian khi các ông đi rao truyền Tin Mừng.
- Đức Giesu cũng truyền cho chúng ta đem sự
bình an này vào gia đình, làng xóm, cộng đoàn, xã hội, đất nước chúng ta sống trong
thời đại của mình.
- Bình an của Đức Kito là một điều vô cùng quan
trọng và đáng quí nên chúng ta hãy luôn cầu xin Ngài thương ban cho chúng ta và
mọi người được hưởng sự bình an thật này.
2. Người rao giảng Tin Mừng:
- Cả nhóm mười hai tông đồ và các môn đệ được
sai đi là 72 người.
- Đức Giesu sai từng nhóm hai người, nghĩa là
loan báo Tin Mừng không phải là việc của một cá nhân riêng lẻ, mà là việc của cộng
đoàn, được hiệp thông, liên kết với nhiều người khác.
- Cũng có nghĩa là trong mọi hoàn cảnh, mọi
tình huống, chúng ta không cô đơn; ngoài Chúa ra, chúng ta vẫn còn luôn có người
bạn đường tâm giao, nâng đỡ nhau.
- Việc đầu tiên mà người truyền giáo phải làm
là cầu xin, vì Thiên Chúa là chủ mùa gặt, nhận ai vào nước Ngài là quyền và ơn
của Ngài.
- Được gọi cũng là nhờ ơn Chúa và để có nhiều
thợ gặt đáp ứng đủ và kịp thời khi mùa gặt đang đến.
- Tới nhà nào thì người thợ gặt cần chúc và ban
ơn cho nhà ấy:"Bình an cho nhà
này", đó cũng là lời đầu tiên Đức Giesu dạy các môn đệ phải nói khi tới
nhà dân chúng.
- Bởi các môn đệ là sứ giả của sự bình an, hòa
bình, sứ vụ đầu tiên của người môn đệ Đức Giesu.
- Hiển nhiên người rao giảng Tin Mừng phải có
bình an trong tâm lòng mình rồi mới đem bình an đến cho người khác.
- Người rao truyền Tin Mừng còn phải chữa lành
cho các bệnh nhân, an ủi những người bất hạnh…vì đây là dấu hiệu Nước Thiên
Chúa gần đến.
- Phải sẵn sàng chờ đợi, chịu đựng mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, vất vả:" Như chiên
con đi vào giữa bầy sói".
- Còn phải
cố gắng siêu thoát bản thân, đừng để lòng trí bối rối, vấn vương vào những điều
thế tục như vật chất, sự ràng buộc, tình cảm riêng tư…
- Cần lên đường cách nhẹ nhành mau chóng, hạn
chế những ngăn trở, tránh lang thang mọi chuyện dọc đường, để việc phục vụ được
kịp thời, nhanh chóng.
- Phải chú tâm vào bổn phận của mình, đừng phí
thời gian vào những nghi lễ vô vị.
- Mà phải quan tâm tới động lực cao cả, cấp
bách.
- Không quay ngang rẽ dọc hoặc trì trệ vì những
điều nhỏ nhặt.
- Không được làm việc vì lợi nhuận, không đòi hỏi,
không tìm sự nhẹ nhàng, thoải mái sung sướng.
- Người thợ đáng lãnh tiền công, nhưng đầy tớ của
Đức Kito không thể là một kẻ say mê vật chất, lạc thú!
- Ngay từ
khi được Rửa tội, Hội Thánh đã kêu mời chúng ta hưởng ứng lời thúc đẩy của Chúa
Thánh Thần để mau mắn đáp lại lời mời gọi của Đức Kito.
- Ngày nay, Đức Giesu Kito vẫn tiếp tục mời gọi
tất cả các tín hữu kết hợp mật thiết với Ngài và nhận thức được những gì của
Ngài cũng là của chính các tín hữu.
- Chúng ta hãy tham dự vào sứ mạng cứu rỗi của
Ngài, chứng tỏ chúng ta là cộng tác viên của Ngài bằng nhiều hình thức, và nhiều
phương tiện khác nhau.
- Nhưng phải tuân thủ đòi hỏi của Ngài trong sự
thích nghi đòi hỏi mới của thời đại và không ngừng phục vụ Chúa bởi khó nhọc của
mình không phải là uống phí.
- Đức Giesu đã thông ban cho các môn đệ lòng
can đảm, tin tưởng:" Thầy sai anh em
đi..."
- Vì việc truyền giáo đòi hỏi phải siêu thoát của
cải vật chất, hầu không gây ảnh hưởng xấu, cùng những dị nghị không hay trong
dân chúng. Và để luôn được sáng suốt mau lẹ, bởi công việc cấp bách, nếu chậm
trễ có thể trở nên vô ích.
- Người sai đi được Thiên Chúa ban cho nhiều
quyền phép nhưng Ngài luôn cảnh cáo các môn đệ về tội kiêu căng, phí phạm và quá
tự tin.
- Chúa đã sửa sai các môn đệ khi thấy lần đầu
các ông ra đi mà gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.
- Bởi lý do thật để vui mừng là niềm hy vọng đạt
được nước thiên đàng.
- Và vinh hiển lớn nhất của con người không phải
là những gì mình làm được, mà là những gì Chúa đã làm cho mình.
- Vinh hiển lớn nhất của họ chính là được ghi
tên vào sổ Nước trời, niềm vui vào thiên đàng chứ không phải quyền năng làm
phép lạ.
- Vì trước mặt Chúa, thi hành ý Ngài quan trọng
hơn là phép lạ.
- Quả thật Đức Giesu quan phòng chủ đạo, không
chỉ ban sức mạnh, quyền năng, mà còn căn dặn chi tiết tỉ mỉ những điều cần
tránh cho các tôi tớ được sai đi.
3. Thính giả:
- Lời Chúa hôm nay dạy rằng nghe lời Thiên Chúa
là một trách nhiệm.
- Đó là một điều vô cùng quan trọng và cũng vô
cùng nguy hiểm.
- Bởi như
thế có nghĩa là mọi người phải có trách nhiệm về những gì mình đã may mắn, cố ý
hay vô tình được nghe, được biết, được dạy, được học hỏi về những gì thuộc phạm
vi Kio giáo. Đã có trách nhiệm thì sẽ có phán xét thưởng phạt về trách nhiệm ấy.
- Đừng nghĩ rằng mình không muốn nghe, hoặc lơ
là, tránh né, bỏ qua những điều phải nghe, đã nghe thì coi như vô tư, như mình
không biết, không nghe nên không có bổn phận trách nhiệm về những điều đó. Đừng
nhé, đừng để mắc mưu satan các Bạn ạ.
- Ngay cả những điều mà ở cương vị một tín hữu
cần phải biết, mà không biết đến nơi đến chốn, chúng ta cũng phải chịu trách
nhiệm về những điều ấy.
- Đây là một thực tế mà rất nhiều tín hữu vô
tình vi phạm, dẫn đến sai lầm thường xuyên. Nhưng họ lại vẫn luôn lầm lẫn, chủ
quan cho là mình giữ đạo đầy đủ, không có tội gì!
- Có thể họ giữ đủ những điều to lớn cấm không
được làm, còn những điều nên làm, những điều nhỏ thì họ lại bỏ qua.
- Không biết do lười biếng, ngại ngùng, không
thích, không có thời gian…học hỏi hoặc vì bất cứ lý do nào, chúng ta cũng không
tránh khỏi trách nhiệm.
- Chỉ không biết, khi có lý do chính đáng khiếm
khuyết về trí khôn, trí nhớ, sức khỏe, bệnh tật…thì mới không mang trách nhiệm.
Còn tất cả mọi tín hữu bình thường đều phải học hỏi để biết, để hiểu, để giữ, để
làm cho mình và cho cả người khác nữa.
- Nghe điều lành điều tốt thì phải làm lành
làm tốt. Được nghe lời của Thiên Chúa thì phải thực hành như những điều Lời đó
dạy.
- Thế nên trách nhiệm là mặt trái của đặc ân,
chối bỏ lời mời của Thiên Chúa là một tai họa.
- Vì vậy về một phương diện nào đó thì mọi lời
hứa của Chúa có thể trở thành lời buộc tội cho người nào đã nghe đến.
- Nếu ai nghe thì đó là vinh hiển nhất cho họ,
nhưng nếu ai xén bỏ, không nghe thì một ngày nào đấy lời ấy sẽ trở thành chứng
cớ nghịch lại họ.
- Nhiều
lần Đức Giesu đã nói đến bổn phận của chúng ta là tuân giữ Mười Điều Răn, những
lời giảng dạy của các Đấng có trách nhiệm, đặc biệt là nội dung Tin Mừng của
ngài, để chẳng ai có thể than trách là không hiểu biết, không được dạy dỗ khi bị
quở phạt, bị sa thải.
- Chúng ta hãy luôn nhớ dụ ngôn người nghèo khổ
Lazaro và ông nhà giàu để cảnh giác mình: Ông nhà giàu bị kết án, do tội làm
lơ, không quan tâm đến người khổ đau ngay trước mặt ông. Đó là tội biết điều phải,
điều nên làm mà không làm.
Lạy Chúa,
lo phần rỗi cho riêng mình rất khó khăn, nên chúng con ít nghĩ đến việc giúp
người khác cùng được cứu rỗi. Rồi trong cuộc sống chung đụng phức tạp với nhiều
người, chúng con cũng chưa mang lại bình an và hạnh phúc cho ai. Trong khi Chúa
lại muốn mọi người nhận biết chân lý để được cứu độ, xin Ngài nhìn đến hàng tỉ
người trên thế giới chưa nhận biết Ngài, họ cũng là những người đã được Ngài cứu
chuộc.
Và thôi
thúc chúng con khát vọng truyền giáo, khát vọng muốn chia sẽ niềm tin và hạnh
phúc, niềm vui và bình an của mình cho tha nhân, và khát vọng muốn giới thiệu
Ngài cho mọi người gần bên để họ quen biết và tin vào Ngài hầu tất cả đều được
bình an trong Ngài. Vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen,
Thân mến,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét