Đại học danh tiếng không tạo nên người thành công
Thứ bảy, 10/8/2019- vnexpress.net
Khi được nhận vào công ty với mức lương khủng, David đã bắt đầu manh nha
tư tưởng nghỉ hưu sớm.
Bài viết này của tác giả Hanbo, một kỹ sư Trung Quốc tại Thung lũng
Silicon, Mỹ. Blog của ông có hàng triệu người theo dõi liên quan tới các vấn đề
dạy con.
Thứ năm tuần trước, điện thoại tôi đổ chuông liên hồi. Bạn bè gọi cho
tôi với chung một câu hỏi "Bạn vẫn ổn chứ?". "Ồ, cảm ơn, tôi vẫn
ăn tốt, ngủ tốt" - tôi trả lời trong sự nghi hoặc. Khi đọc tin trên báo mới
phát hiện ra công ty tôi đang làm vừa có quyết định sa thải hàng ngàn lao động
trên khắp thế giới. Danh sách này không có tôi.
Thế rồi đồng nghiệp của tôi bị cho nghỉ việc chia làm 2 thái cực: Một
bên cảm thấy khá ổn khi công ty đền bù một số tiền rất lớn. Bên còn lại cảm thấy
lo lắng với câu hỏi: "Sẽ kiếm được việc gì khác sau khi thất nghiệp?"
Nhìn thấy hai trạng thái khác nhau của đồng nghiệp bị sa thải, tôi rất
tò mò và tìm hiểu tại phòng nhân sự. Cuối cùng sự thật là những người đang
"hạnh phúc vì được sa thải" đều có năng lực khá tốt, tinh thần làm việc
nghiêm túc, chỉ vì công ty gặp khó khăn nên đành phải cắt bỏ phòng ban nơi họ
đang làm việc.
Còn những người tỏ ra lo lắng khi bị sa thải thì thái độ làm việc từ lâu
đã uể oải, hiệu suất làm việc thấp. Một số người trong số này làm việc như thể
tồn tại để chờ đến ngày về hưu. Với họ nếu cắt mất công việc hiện tại thì rất
khó có thể kiếm được một công việc mới.
Câu chuyện trên làm tôi nhớ đến một trường hợp bị sa thải tại công ty
cũ.
Khi tôi làm việc được vài tháng, ông chủ dẫn tới một nhân viên mới rồi
giới thiệu. "David sẽ làm việc với các bạn. Anh ta đã tốt nghiệp đại học
ngành khoa học máy tính USC (Đại học Nam California)". Trong công ty tôi
các sếp cộm cán đều tốt nghiệp trường này. Vì thế khi giới thiệu David, sếp rất
vui và cho rằng, anh có thể trở thành một nhân viên giỏi trong tương lai. Có thể
thấy điểm xuất phát của David rất cao và ông chủ cũng đánh giá năng lực anh ta
rất tốt.
Đúng như những gì ông chủ hy vọng, David rất thông minh, giải quyết công
việc rất lẹ làng và dứt khoát. "Đấy, tôi có bao giờ nhận xét sai người
đâu", ông chủ tôi tự hào nói với nhân viên khi họp phòng.
Thế nhưng sau hai tháng làm việc, tôi thấy David dần thay đổi. Thay vì
có mặt tại công ty lúc 9 giờ để làm việc, có hôm tới 10 -11 giờ anh ta mới xuất
hiện. Giải thích cho việc đến muộn, anh lý do rằng "Tôi làm việc tại nhà
thời gian đó". Bởi ngồi cạnh nên khi sếp tìm David đều hỏi tôi "Chàng
thanh niên tốt nghiệp USC đâu rồi?", những lúc như vậy tôi chỉ biết lắc đầu.
David bị sa thải bởi tư tưởng nghỉ hưu từ tuổi 30. Ảnh: journal.
Kết quả công việc của David ngày càng thụt lùi, tỷ lệ thuận với sự siêng
năng của anh ta. Trước đây khi mới vào công ty, anh hoàn thành công việc rất nhanh.
Nhưng sau đó mỗi khi giao việc, rất lâu sau không thấy David phản hồi. Đến khi
hỏi lại thì anh chàng này chống chế rằng: "Nhiệm vụ sếp giao rất khó. Tôi
cần thêm thời gian để giải quyết".
Cuối năm, sếp gọi David vào phòng riêng với quyết định sa thải. Nhận được
tin, David vô cùng tức giận. Anh ta lập tức gửi thư khiếu nại lên cấp tổng công
ty, phòng nhân sự, thậm chí cả Bộ tư pháp Mỹ. Trong lá đơn của mình anh ta nói
rằng mình bị đối xử thiếu công bằng, phân biệt chủng tộc... nhưng không ai phản
hồi lại. Không làm gì được, David đã vác một khẩu súng đến tìm sếp cũ để đòi lại
sự công bằng. Rất may cảnh sát có mặt kịp thời để khống chế anh ta.
Thực sự tôi cảm thấy tiếc nuối cho một người như David bởi anh có một điểm
khởi đầu rất tốt. Tốt nghiệp một trường danh tiếng, năng lực tốt, vì thế anh ta
mới vượt qua hàng trăm ứng cử viên để có một vị trí tại công ty phần mềm danh
tiếng tại Mỹ.
Nhưng khi tìm được một công việc ưng ý với mức lương tốt, David manh nha
tư tưởng "nghỉ hưu sớm". Anh bắt đầu nghĩ đến sự hưởng thụ ở tuổi mới
30. Chỉ trong thời gian ngắn, David đã tự tay đào hố chôn sự nghiệp của mình.
Trong ngành công nghiệp máy tính của chúng tôi, công nghệ thay đổi theo từng
phút. Sự chậm trễ của David sẽ khiến anh ta luôn bị tụt lại phía sau.
Từ câu chuyện của David tôi đã nhận ra một bài học: Một điểm khởi đầu tốt
chưa chắc chắn sẽ có một kết thúc tốt đẹp.
Còn nhớ khi tôi từ Thượng Hải chuyển đến Mỹ để thực tập, ông chủ gọi lại
rồi nói: "Bạn có muốn làm việc tại trụ sở ở Mỹ không?"
Tôi vui mừng quá đỗi, trả lời ngay lập tức: "Đó là khao khát bấy
lâu của tôi".
Nhìn thấy thái độ của tôi, ông chủ mỉm cười: "Bạn phải nhớ rằng
công ty tốt nhất cũng chỉ giống như một trường học, sớm hay muộn bạn cũng phải
tốt nghiệp. Không ai để ý bạn học ở đâu mà quan trọng là bạn học được gì ở trường
đó?"
Lời nói của ông chủ khiến tôi thức tỉnh. Thực tế dù tốt nghiệp Đại học
Harvard thì danh tiếng trường cũng chỉ cho bạn nhiều sự lựa chọn hơn người khác
mà thôi. Sự phát triển năng lực của bạn ở những tháng ngày sau này mới thực sự
được các ông chủ để tâm tới.
Mỗi năm có hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học danh tiếng
nhưng chỉ có vài người nổi bật trong đó. Số còn lại không có gì khác biệt so với
các sinh viên tốt nghiệp từ các trường bình thường. "Vì thế ngày mai mới
là chìa khóa của thành công", ông chủ nhấn mạnh sau khi kết thúc câu chuyện
với tôi.
Trên thực tế, chăm sóc con cái cũng tương tự như vậy
Cha mẹ luôn mong muốn con em mình được học tại những ngôi trường tốt nhất
bởi suy nghĩ: Chỉ có ngôi trường đó mới cho trẻ có điểm xuất phát cao hơn so với
bạn bè đồng trang lứa.
Nhưng có thực sự vào được những trường danh tiếng, con bạn chắc chắn có
được thành công sau này?
Nhiều trẻ nghĩ rằng khi chúng được học ở những ngôi trường top đầu có
nghĩa là chúng đã quá giỏi và sinh ra tính tự phụ. "Không cần cố gắng gì
thêm, chỉ học bình thường thôi đã hơn hẳn những học sinh trường làng nhàng rồi"
là suy nghĩ chung của nhiều trẻ.
Ngược lại, một số trẻ ban đầu không vào được những trường danh tiếng
nhưng chúng không ngừng nỗ lực học hỏi và kết quả đạt được là thành công hơn
nhiều so với những học sinh tốt nghiệp ở những ngôi trường nổi tiếng.
Do đó, thật tốt nếu như con trẻ được học trong những ngôi trường nổi tiếng.
Nhưng nếu không được thì cũng đừng nản lòng. Chỉ cần đừng từ bỏ nỗ lực, có rất
nhiều cơ hội đang ở phía trước!
"Stay Hungry, stay foolish" được xem là câu nói bất hủ của Steve Jobs. Ảnh: Ereka.
Trong buổi lễ tốt nghiệp tại Trường Đại Học Stanford năm 2005, Steve
Jobs - cựu chủ tịch Apple - thay vì chúc các tân cử nhân một sự nghiệp thành
công, ông lại sử dụng câu nói: "Hãy luôn sống khao khát, hãy luôn sống dại
khờ" (Stay Hungry, stay foolish) để kết thúc bài diễn văn của mình.
Tại sao Steve Jobs lại nói như vậy?
Chúng ta bắt đầu ngừng khát khao, ước mơ từ khi nào? Từ khi chúng ta biết
"Đời không đánh thuế ước mơ, bởi vì ước mơ vốn không có giá trị gì cả".
Vậy thì, người ta vẫn cứ khuyên nhau hãy cứ ước mơ để làm gì?
Vì còn ước mơ mới còn nỗ lực. Giống như khi bạn chăm một cái cây nhưng
nó chẳng chịu lớn. Thế nhưng nếu bạn vẫn còn hy vọng, vẫn còn mơ ước một ngày
cái cây đó vươn thân mình rộng lớn che bóng mát, thì bạn vẫn còn nỗ lực để chăm
sóc cho nó. Nhưng nếu một ngày bạn không còn mơ đến việc nó sẽ cao hơn, lớn hơn
thì tự nhiên bạn sẽ bỏ mặc chờ nó chết, và tất nhiên nó sẽ chết.
Cuộc đời con người cũng vậy, nếu mất tinh thần, bạn sẽ chết dần chết mòn
với những sợ hãi và buồn chán...
Hải Hiền (Theo sina)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét