Mồ hôi cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe
Thứ
ba, 20/8/2019 - vnexpress.net
Ảnh:
Time Magazine
Đổ mồ hôi quá nhiều là dấu
hiệu tăng huyết áp, không đổ mồ hôi có thể là biểu hiện của nhiễm trùng huyết.
Con người có hai loại tuyến
mồ hôi. Các tuyến eccrine trải dài trên nhiều bộ phận của cơ thể và tiết ra mồ
hôi không mùi. Các tuyến Apocrine ở nách và vùng kín sinh ra mùi khi gặp vi khuẩn
trên bề mặt da.
Theo Hiệp hội
Hyperhidrosis quốc tế, việc rối loạn cảm xúc sẽ kích hoạt các tuyến apocrine.
Đó là lý do mồ hôi có mùi khi bạn lo lắng.
Trong trường hợp này, bạn hãy thử các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và thiền
định để kiểm soát mức độ căng thẳng. Khi bạn tắm, hãy sử dụng xà phòng kháng
khuẩn. Điều này có thể giúp làm giảm sự phát triển của những vi khuẩn gây ra
mùi trên da.
Còn nếu như khi bạn không
căng thẳng, lo âu, cũng không liên quan đến nhiệt độ hoặc tập thể dục mà mồ hôi
vẫn tiết ra thì đây là dấu hiệu của chứng tăng huyết áp. Theo các chuyên gia,
tình trạng này gọi là hyperhidrosis - chứng tăng tiết mồ hôi.
Ngược lại, nếu bạn hầu
như không đổ mồ hôi trong quá trình tập luyện nhịp tim, tập luyện cường độ cao
(HIIT) hoặc khi ở bên ngoài 35 độ C, thì bạn có khả năng bị mắc chứng
anhidrosis. Anhidrosis là cơ thể không có khả năng tiết ra mồ hôi bình thường,
lúc này nhiệt độ cơ thể của bạn có khả năng tăng lên đến mức nguy hiểm hoặc có
hại. Bạn cũng sẽ gặp phải chứng khô mắt.
Ngoài ra theo các chuyên
gia, anhidrosis có thể gây ra các triệu chứng khác cảnh báo bệnh nhiễm trùng
huyết, nguyên nhân là cơ thể mất nước hoặc không uống đủ nước trong và sau khi
tập thể dục, khiến cơ thể không đủ chất lỏng để tiết mồ hôi. Tình trạng này có
thể biểu hiện thông qua da đỏ ửng, chuột rút cơ bắp, yếu và chóng mặt.
Anhidrosis có thể ảnh hưởng đến phần lớn cơ thể của bạn, các khu vực rải rác hoặc
một vị trí cụ thể.
Một nguyên nhân phổ biến
khác của tình trạng anhidrosis là thiếu cường độ. Nếu bạn không hoạt động đủ để
tăng nhiệt độ, cơ thể sẽ không cần phải tự làm mát, vì vậy bạn sẽ không thể đổ
mồ hôi. Chẳng hạn như đi bộ sẽ không khiến nhiều người đổ mồ hôi, trừ khi nhiệt
độ không khí cao hoặc bạn đang đi lên đồi với tốc độ cao.
Đổ mồ hôi kèm nhiều
dấu hiệu khác
Đổ mồ hôi có thể là dấu
hiệu lượng đường trong máu của bạn quá thấp. Khi lượng đường trong máu giảm xuống
dưới 70 miligam/dL, cơ thể sẽ tiết mồ hôi, theo Đại học Y Michigan. Theo Hiệp hội
Tiểu đường Mỹ, các triệu chứng hạ đường huyết khác bao gồm buồn nôn, nhức đầu,
run rẩy, khó chịu và nhịp tim nhanh. Nếu có những triệu chứng này, hãy đến gặp
bác sĩ để khám và chẩn đoán chính xác tình trạng của bạn.
Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn
đổ nhiều mồ hôi sau khi tập luyện có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có một sức
khỏe tuyệt vời. Một nghiên cứu vào tháng 4/2014 trên tạp chí khoa học PLOS ONE
cho thấy những người có thể lực tốt có xu hướng đổ mồ hôi sớm hơn và nhiều hơn
so với những người ít hoạt động.
Tuy nhiên trong nhiều trường
hợp, đổ mồ hôi có nghĩa là bạn đang mất nhiều nước. Nếu áo của bạn ướt đẫm mồ
hôi trong quá trình tập luyện, bạn cần bổ sung nước. Một cách khác để xem bạn
có bổ sung nước đúng cách hay không là kiểm tra màu của nước tiểu. Khi nước tiểu
có màu vàng đậm, hãy uống thêm nước.
Bạn cũng nên nhớ rằng, nước
không phải là thứ duy nhất bạn mất khi bạn đổ mồ hôi. Các chất điện giải cần
thiết - đặc biệt là natri, clorua, kali, magiê và canxi - cũng bị đào thải ra
ngoài thông qua mồ hôi. Nếu bạn bị chóng mặt hoặc chuột rút cơ bắp, bạn có thể
tiết ra quá nhiều natri.
Thay thế natri rất quan
trọng để duy trì cân bằng điện giải và giúp cơ thể khỏe mạnh. Để kiểm soát lượng
natri trong cơ thể, bạn nên ăn đồ mặn như một nắm các loại hạt như hạnh nhân, hạt
điều, óc chó... trước khi tập luyện và sau đó uống thêm đồ uống thể thao trong
khi tập thể dục, đặc biệt là khi thời gian tập luyện kéo dài một giờ hoặc lâu
hơn.
Phương Lam (Theo
Livestrong)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét