Thứ Ba, 20 tháng 8, 2019

Những kiểu làm đẹp của người cổ đại


Thứ hai, 5/8/2019, 15:51 (GMT+7)
  

 Những  kiểu  làm  đẹp  của  người  cổ 

đại

10.000 năm trước công nguyên, người Ai Cập đã biết cách dưỡng ẩm da bằng 21 loại dầu thực vật, tẩy lông với hỗn hợp đường - chanh - nước. 

Ai Cập
Không chỉ là một trong những nền văn minh tiên tiến nhất của nhân loại, Ai Cập còn là cái nôi của những vật phẩm xa xỉ và linh thiêng lưu truyền đến ngày nay. Người Ai Cập vốn được biết đến với những vật trang sức đắt tiền và là những nhà thiết kế đi trước thời đại.
Họ rất quan tâm đến thời trang, làm đẹp, thích đeo đồ trang sức đắt tiền, đội mũ và để những kiểu tóc lạ mắt. Sulfit và đá malachit được dùng làm phấn mắt và chì kẻ mắt. Môi được nhuộm đỏ hoặc tím từ rong biển, bọ cánh cứng.
Quá trình khai quật các ngôi mộ cổ giúp loài người khám phá ra các nghi thức làm đẹp được tôn sùng tại Ai Cập hơn bất kỳ nền văn hóa nào khác. Các đồ trang sức, mỹ phẩm được tìm thấy rất nhiều bên trong những ngôi mộ. Nghi thức làm đẹp được cho là một hình thức tỏ lòng biết ơn của người Ai Cập với các vị thần.
Vàng cùng với nhiều loại đá quý, khoáng chất quý hiếm được coi là bí quyết làm đẹp thời thượng của vua chua thời Ai Cập cổ đại.
Vàng cùng nhiều loại đá quý, khoáng chất quý hiếm được coi là bí quyết làm đẹp của giới quý tộc thời Ai Cập cổ đại.
Từ những năm 10.000 TCN, người Ai Cập đã biết cách dưỡng ẩm bảo vệ da khỏi thời tiết khô nóng nơi sa mạc. Tác giả Judith Illes từng nghiên cứu rất kỹ về Ai Cập cổ đại cho biết họ từng dùng qua ít nhất 21 loại dầu thực vật cho mục đích làm đẹp. Cả nam giới và nữ giới đều thường xuyên thoa dầu ô liu lên cơ thể.
Trầm hương và nhựa trầm hương là hai thành phần quan trọng trong điều chế nước hoa, chăm sóc da, vệ sinh răng miệng và thuốc chống côn trùng. Đây đồng thời là nguyên liệu để ướp xác.
Người Ai Cập ưa sự sạch sẽ. Với họ, việc tẩy lông thường xuyên rất quan trọng. Để tẩy lông, một hỗn hợp sền sệt gồm đường, chanh, nước được bôi vào lông, không để dính vào da, rồi dùng tay giật mạnh bỏ lớp lông. Phương pháp này ngày nay vẫn phổ biến. 
Hy Lạp
Người Hy Lạp đặc biệt quan tâm đến vẻ đẹp hình thể. Từ "cosmetics" (mỹ phẩm) bắt nguồn từ chữ "kosmetikos" của người Hy Lạp trong thế kỷ 17. Họ dùng chì trắng trộn dầu oliu để làm trắng da. Tuy nhiên, sau khi có nhiều người chết do nhiễm độc chì, bột phấn đã được sử dụng thay thế.
Dâu tằm nghiền, đất sét, sắt đỏ là nguyên liệu nhuộm môi. Phấn mắt tối màu được ưa chuộng, được làm từ hỗn hợp than và dầu. Lông mày giao nhau được coi là một nét đẹp trong văn hóa Hy Lạp cổ. Lông mày người Hy Lạp rất rậm, thường được làm giả từ lông bò.
Hỗn hộp dầu ô liu được sử dụng làm trắng da được ưa chuông thời kỳ này. 
Hỗn hộp dầu ô liu được sử dụng làm trắng da được người cổ đại ưa chuộng. 
Đối với người Hy Lạp, cây ô liu có giá trị rất thiêng liêng. Phụ nữ dùng dầu ô liu để bảo vệ da khỏi các yếu tố ô nhiễm môi trường. Hỗn hợp mật ong và dầu ô liu được sử dụng làm mặt nạ làm sạch và sáng da.
La Mã
Từ khoảng đầu năm 100, người La Mã rất quan tâm đến nghi thức tắm rửa. Phòng tắm của họ rất sang trọng, trần nhà được trang trí cầu kỳ, xung quanh treo các bức tranh khảm và tranh vẽ. Nam và nữ tắm ở những phòng tách biệt.
Phương pháp tắm tương phản nóng lạnh rất phổ biến. Người La Mã dùng dụng cụ làm bằng kim loại, cong một đầu được gọi là "strigil" để kỳ cọ, gột rửa bụi bẩn, mồ hôi trên cơ thể trước khi tắm hơi ướt, tẩy tế bào chết và massage cơ thể.
Phòng tắm sang trọng của người La Mã.
Phòng tắm sang trọng của người La Mã cổ.
Tắm xong, người xưa không quên thoa nước hoa. Nước hoa rất phổ biến, được điều chế từ nhiều loại thảo mộc và hoa như nghệ tây, hạnh nhân, nguyệt quế, hoa hồng, huệ, mộc lan, nhài.
Giống người Hy Lạp, người La Mã sử dụng chì trắng, bột phấn, đất sét trắng để làm trắng da. Nước ép dâu tằm, cặn rượu, hoa hồng, phấn đỏ, phân cá sấu được dùng làm phấn má hồng. Các nghi thức độc đáo khác bao gồm sử dụng bột lúa mạch và bơ làm dịu da. Màu móng được tạo ra bằng mỡ và máu động vật.
Ấn Độ
Phụ nữ Ấn Độ coi trọng sự cân bằng, cho rằng sức khỏe tốt và tinh thần khỏe mạnh toát lên vẻ đẹp ngoại hình. Họ tin rằng những gì không ăn được thì không dưỡng da được. Do đó, các sản phẩm dưỡng da chủ yếu có thành phần từ thảo dược và dầu. Mặt nạ và các loại kem dưỡng da có thành phần từ dầu mè, sầu đâu, húng quế, nghệ, nghệ tây, me rừng, gỗ đàn hương.
Người Ấn Độ cũng có thói quen súc miệng bằng dầu để vệ sinh răng miệng, chải da khô tẩy tế bào chết và kích thích mạch bạch huyết. Họ thích xăm mình và đeo trang sức hơn là trang điểm.
Lê Hằng (Theo Annmariegianni)



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét