Chị em mách nhau ăn dứa để "thơm từ trong thơm ra":
Liệu dứa có giúp cơ thể tự tỏa hương?
Vân
Hồng | 02/08/2019- soha.vn
Chị em mách nhau ăn dứa để
"thơm từ trong thơm ra": Liệu dứa có giúp cơ thể tự tỏa hương?
Gần đây, chị em phụ nữ có
trào lưu ăn dứa với mục đích giúp cơ thể có mùi thơm tự nhiên, tăng tiết dịch
âm đạo, liệu dứa có những tác dụng đó không? Đây là ý kiến của chuyên gia.
Lâu nay, trên các diễn
đàn có đông đảo thành viên là phụ nữ thường mách nhau về tác dụng "siêu đặc
biệt" đối với sức khỏe phụ nữ nếu duy trì việc ăn dứa thường xuyên.
Nhiều người có ý kiến cho
rằng, phụ nữ thường xuyên ăn dứa sẽ giúp cho cơ thể của họ có mùi thơm, hay nói
ví von là "thơm từ trong thơm ra ngoài", giúp cho mùi cơ thể của họ
có thể tỏa hương thơm một cách tự nhiên.
Thậm chí, nhiều chị em
còn "mạnh miệng" khi mách nhau rằng, ăn dứa đều đặn sẽ giúp chị em có
mùi thơm quyến rũ, tiết dịch âm đạo nhiều hơn, "cô bé" cũng tỏa hương
thơm đặc biệt hơn. Liệu điều này có đúng không?
Chúng ta cùng tìm hiểu về
tác dụng của quả dứa để có câu trả lời cho riêng mình.
Dứa là một trong những loại
trái cây nhiệt đới nổi tiếng. Có những quầy hàng nhỏ bán dứa ở khắp mọi nơi
trên đường phố, các khu chợ lớn nhỏ, cả ở dọc đường.
Theo nghiên cứu, dứa rất
giàu fructose và glucose, và chúng có hương vị rất thơm ngon. Chúng ta hãy xem
hiệu quả của dứa với sức khỏe được nghiên cứu và công bố ngay sau đây.
1, Tiêu sưng, lợi tiểu
Nghiên cứu cho thấy, dứa
là trái cây có độ ẩm cao, giàu kali, canxi và có lượng đường tự nhiên phong
phú. Các chất này có thể hòa tan fibrin và cục máu đông trong các mô, cải thiện
lưu thông máu cục bộ và loại bỏ các triệu chứng sưng viêm, phù nề.
2, Giải nhiệt, sinh tân, giải khát
Dứa có vị ngọt, hơi chua,
tính hàn lạnh nhẹ, có tác dụng giải nhiệt, giảm nhiệt,sinh tân và giải khát, lợi
tiểu tiện.
Nó có thể được sử dụng
cho các trường hợp bị cảm lạnh, bị ốm do nắng nóng, thân nhiệt tăng, khát nước,
đau bụng buồn nôn, tiểu tiện không thuận lợi, hoa mắt, chóng mặt và các triệu
chứng khác.
3, Loại bỏ chất nhờn của dầu mỡ, làm sạch dạ dày
Dứa chứa các enzyme phân
giải protein và chất xơ. Các enzyme phân hủy protein có thể giúp cơ thể tiêu
hóa tốt hơn, có lợi cho sức khỏe của dạ dày. Chất xơ thường có khối lượng lớn
và tính hấp thụ tốt, có thể loại bỏ chất béo dư thừa và các chất gây hại khác
trong đường ruột, từ đó có thể ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng táo bón với
hiệu quả rõ ràng.
Đối với những người có
thói quen ăn quá nhiều thịt và thức ăn nhiều dầu mỡ trong một thời gian dài, dứa
là một loại trái cây rất phù hợp để bổ sung vào các bữa ăn, giúp tăng hiệu quả
loại bỏ dầu mỡ, tiêu hao chất đạm.
4, Hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy sự thèm ăn
Các chất Enzyme có trong
dứa giúp protein trong thức ăn bị phân hủy nhanh hơn, rất tốt cho cơ thể hấp thụ.
Sau những bữa ăn quá dư thừa và đầy đủ chất, bạn nên ăn thêm một ít dứa có thể
giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn và hỗ trợ tiêu hóa.
Dứa cũng có tác dụng thúc
đẩy sự thèm ăn, tiêu hóa tốt thì ăn sẽ ngon miệng hơn, hấp thụ cũng tốt hơn.
5, Làm trắng răng
Chất Enzyme dứa cũng có
thể loại bỏ hiệu quả chất cặn bã bám bẩn trên bề mặt răng, làm cho răng sáng
hơn. Các chuyên gia khuyến khích nhóm người có màu răng vàng có thể ăn dứa đúng
cách để làm sạch răng, trắng bóng hơn theo thời gian.
6, Dưỡng nhan, làm đẹp và chăm sóc tốt cho da
Hàm lượng vitamin C của dứa
cao gấp năm lần so với táo và vitamin C là chất chống oxy hóa ức chế sản xuất
melanin. Do đó, dứa có tác dụng làm trắng da và làm giảm sắc tố, ăn trong lâu
dài sẽ giúp làn da của bạn sáng hơn.
Hàm lượng nước trong dứa
khá cao, chúng có thể đồng thời cung cấp độ ẩm cho da, giúp bạn làm đẹp hiệu q
Chuyên gia Đông y nói gì về tác dụng của việc ăn dứa đối với sức
khỏe phụ nữ?
Theo lương y Vũ Quốc
Trung, dứa là thực phẩm tốt cho sức khỏe, mặc dù có những tác dụng tốt đối với
sức khỏe phụ nữ như đã nêu ở trên, nhưng cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng
định rằng chị em phụ nữ ăn dứa sẽ giúp cho việc tiết dịch âm đạo tăng lên, cũng
chưa có báo cáo nghiên cứu nào nói ăn dứa tốt cho buồng trứng.
Tuy nhiên, do dứa có mùi
thơm đặc trưng, nên khi ăn vào cơ thể, sẽ hấp thụ và "tỏa hương"
thông qua mùi cơ thể. Do đó, kiên trì ăn dứa với số lượng ít hàng ngày cũng
giúp bạn có được mùi hương cơ thể thơm tự nhiên.
Lưu ý khi ăn dứa:
BS nói về lộ trình viêm
gan - xơ gan - ung thư gan: Mỗi người cần làm 4 việc để "né" bệnh
Ăn dứa nên cẩn thận bởi
vì dứa chứa enzyme và terpenoid, hai thành phần này sẽ phân hủy protein, kích
thích môi và niêm mạc miệng, tiêu thụ trực tiếp sẽ khiến người ta cảm thấy môi
bị rát và tê.
Để giảm cảm giác khó chịu
này sau khi ăn dứa, cách tốt nhất là bạn nên ngâm dứa trong nước muối trước khi
ăn, nước muối có thể phá hủy hiệu quả sự nhạy cảm của bromelain trong dứa, giảm
tưa lưỡi hoặc rát miệng sau khi ăn.
Tuy nhiên, nồng độ nước
muối để ngâm dứa không nên quá cao, nếu không sẽ ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng
trong dứa.
Ngoài ra, những người mắc
bệnh loét, bệnh thận và rối loạn đông máu thì không nên ăn dứa.
*Theo Health/Sina, Lương
y Vũ Quốc Trung
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét