Đạo xử thế của người xưa:
Gia đình có phúc
An
Hòa • Thứ Tư, 20/09/2017 • trithucvn.org
Gia đình là tế bào của xã
hội. Bởi vậy, một quốc gia, xã hội muốn an bình, hưng thịnh thì mỗi gia đình phải
an bình, hưng thịnh. Thời xưa, có rất nhiều gia tộc hưng thịnh suốt hàng trăm
năm, đó là bởi vì cổ nhân rất coi trọng luân thường đạo lý, các phép tắc, đạo xử
thế giữa các thành viên trong gia đình.
(Hình minh họa: Qua
japantimes.co.jp)
Đạo luân
thường trong gia đình
Xét về mệnh thì, người
già là sao Thiên Đức trong nhà, nên phải lấy đức làm gốc. Cha mẹ là sao Thiên
Phúc trong nhà, nên phải lấy chí làm gốc. Vợ chồng là sao Thiên Cát trong
nhà, nên phải lấy tình thương yêu làm gốc. Con cái là sao Thiên Quý trong
nhà, nên phải lấy hiếu làm gốc. Cháu chắt là sao Thiên Hỷ trong nhà, nên
phải lấy thuận làm gốc. Anh chị em là sao Thiên Phụ trong nhà, nên phải lấy
nghĩa làm gốc.
Nếu trong gia đình, người
già mà vô đức thì cả nhà gặp tai ương. Đứa con mà bất hiếu thì cả nhà không có
phúc báo. Người đàn ông không có chí thì cảnh nhà không thịnh, người phụ nữ
không nhu hòa thì đuổi sạch tài vận của gia đình.
Bởi vậy, người già phải
phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, cha mẹ phải làm tấm gương về truyền
thống gia đình, vợ chồng phải lèo lái truyền thống gia đình, con cái phải
kế thừa truyền thống gia đình, cháu chắt phải thuận theo gia phong, truyền thống,
anh chị em phải cùng nhau phát huy truyền thống gia đình thì gia đình ấy tất sẽ
hòa thuận, hưng thịnh lâu dài.
Cổ nhân giảng rằng, đạo đức
là quy luật của trời đất, bổn phận là quy luật của cá nhân mỗi người. Một khi
con người đi ngược lại với quy luật thì sẽ gặp hoạ nạn, tai ương.
Trong các gia đình thời
xưa thông thường bao gồm ông bà, cha mẹ và anh chị em, con cái, đều là “tam tứ
đại đồng đường” sống cùng nhau. Để duy trì một gia đình hòa thuận, hưng thịnh,
cổ nhân phải tuân theo 8 đạo xử thế dưới đây:
Đạo của người
già (ông bà) trong gia đình
Người già là sao Thiên Đức,
lấy đức làm gốc. “Đức” là yếu tố đảm bảo cho sự sinh tồn và hòa thuận của gia
đình.
Trong gia đình cho dù là
ai mắc lỗi, hay có họa nạn gì, xảy ra chuyện thị phi gì thì cũng nên giải quyết
trong gia đình. Hơn nữa, người già trước hết phải tự có tâm hổ thẹn, cho rằng
chính mình đã không làm tốt bổn phận của người già trong nhà, có chỗ thiếu đạo
đức, không giáo dục tốt con cái nên mới xảy ra chuyện không như ý. Bởi vì gia
đình có vấn đề thì dù ít dù nhiều trước tiên chắc chắn là người già có chỗ thiếu
sót.
Đạo của vợ chồng trong gia đình
(Hình minh họa: Qua
sohu.com)
Vợ chồng là sao Thiên
Cát, là ngôi sao may mắn trong gia đình, lấy lòng biết ơn và tình yêu thương
làm gốc. Vợ chồng khi xây dựng một gia đình cũng phải lấy lòng biết ơn và tình
yêu thương làm gốc. Giữa vợ chồng mà không có tình yêu thương và lòng biết ơn
thì không thể kiến tạo một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Bởi đó là những điều kiện
tiên quyết trong việc kiến thiết gia đình.
Vợ yêu thương chồng, chồng
yêu thương vợ trước hết phải hiểu được bổn phận của đối phương, giúp đối phương
hoàn thành được bổn phận của mình.
Đạo của người
chồng trong gia đình
Nam tử hán đại trượng
phu, nói lời nào phải chắc chắn, nói một là một, hai là hai, nói được phải làm
được, làm không được thì không nói, nói chuyện không chắc chắn thì sẽ không có
tôn nghiêm.
Nam nhân là thuộc về
tính dương, dương đức là không vụ lợi, không ẩn giấu tư tâm, là vô tư. Vô
tư, không vụ lợi, cầu lợi cho bản thân chính là một loại tình yêu thương đối với
gia đình.
Người đàn ông đối đãi với
người khác phải lấy “tam cương” làm nền tảng. “Tam cương” tức là đạo đối với cấp
trên, đối với con cái, đối với vợ. Người chồng trong tâm phải không có ham muốn
cho cá nhân mình, trong thân không có ham mê bất lương, ấy mới là phải đạo. Người
chồng trong gia đình, đối với người bề trên phải hiếu đạo, đối với vợ phải yêu
thương từ bi, đối với người ngang hàng (anh chị em) thì phải hòa thuận.
Đạo của người
vợ trong gia đình
(Hình minh họa: Qua
kknews)
Người phụ nữ, đối với
thiên hạ là quốc mẫu, đối với gia đình là người con dâu hiếu thảo, người mẹ tốt,
còn đối với người chồng thì là một người vợ hiền lương.
Người vợ phải dịu dàng
nhu hòa, an tường, tươi vui, là người kết nối mọi người trong gia đình. Người vợ
phải như nước, chảy vào bình vuông thì có hình vuông, chảy vào bình tròn
thì có hình tròn, hòa hợp với ngũ sắc, ngũ vị, nguyên chất không bao giờ thay đổi.
Người vợ thích ứng được
trong mọi hoàn cảnh giàu sang phú quý hay nghèo khó, giống như nước có thể dưỡng
dục vạn vật mà không cùng vạn vật tranh chấp, luôn ở vào chỗ trũng, chỗ thấp,
đây không chỉ là bản chất mà còn là bổn phận của người vợ.
Đạo của người mẹ
chồng trong gia đình
Người con dâu từ bên
ngoài tới làm con, nên mẹ chồng phải coi con dâu như con gái. Giữa mẹ chồng và
con dâu phải có ân có nghĩa, chung sống hợp với đạo, có thể hòa thuận suốt đời.
Nếu giữa hai người mà chung sống không hợp đạo thì sẽ không hòa thuận, gia đình
bất an, gia đạo không hưng thịnh.
Mẹ chồng phải nên
coi con dâu như con gái của mình để đối đãi. Nếu như không làm được như vậy thì
người con dâu cũng khó lòng coi mẹ chồng như mẹ đẻ và như thế sẽ tạo thành tuần
hoàn “ác tính”, rất khó để gia đình hòa thuận vui vẻ.
Đạo làm cha mẹ trong gia đình
Cha mẹ là sao Thiên Phúc
trong nhà, lấy chí làm gốc. Tức là cha mẹ có nghĩa vụ tạo sự yên vui, tạo phúc
cho cả nhà. Muốn làm được điều này thì đối với người bề trên phải tôn kính, đối
với người bên dưới phải yêu thương, dùng lòng biết ơn đi hoàn thiện hết thảy, tạo
ra sự hòa thuận trên dưới trong gia đình.
Cha mẹ nên dạy con cái phải
thường xuyên ca ngợi người già trong nhà, ghi nhớ công đức của tổ tiên và tận
tâm làm tấm gương tôn kính, hiếu thảo cho trẻ học theo, hành xử theo
Đạo của người con trong gia đình
(Hình minh họa: Qua
read01)
Con cái phải lấy hiếu thảo
làm gốc. “Khi con còn nhỏ, không làm cha mẹ lo lắng” chính là một cách hiếu đạo
với cha mẹ. Khi con cái đã trưởng thành, phải tận tâm tận sức hiếu thảo với cha
mẹ, phụng dưỡng cha mẹ.
Làm người con phải coi tận
hiếu là trách nhiệm, có thể tiếp nhận gia nghiệp của tổ tiên, phát huy mạnh gia
phong, lập chí vượt qua người đi trước thì gia đình chính là có phúc to lớn.
Đạo giữa
anh chị em trong gia đình
Anh chị em trong gia đình
phải giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn, nên phải lấy nghĩa làm gốc. Nghĩa chính là
giúp đỡ nhau một cách vô điều kiện, không tiếc cho đi, không vụ lợi cho bản
thân. Khi một người gặp nạn thì những người còn lại phải trợ giúp phù hợp với
khả năng của mình.
Giữa anh chị em mà không
thể tương thân tương ái thì cha mẹ nhất định sẽ lo lắng, việc hiếu đạo là không
vẹn tròn. Cho nên, hiếu kính cha mẹ thì trước hết anh chị em phải hòa thuận,
tương thân tương ái, người trên nhường nhịn người dưới, người dưới kính trọng
và nghe lời người trên.
Trải qua hàng ngàn năm lịch
sử, có rất nhiều gia tộc đã hưng thịnh suốt hàng trăm năm mà không suy. Xét cho
cùng cũng chính là phúc báo của việc họ sống có Đạo và gia tộc có truyền thống
hành thiện tích đức. Đây vừa là những giá trị cốt lõi tốt đẹp, cũng là những
bài học quý giá cho hậu nhân.
An Hòa (dịch và t/h)