Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020
Làm thế nào để đối diện với nỗi sợ khi thấy cha mẹ mình già đi
Làm thế nào để đối diện với nỗi sợ khi thấy cha mẹ mình già đi
3/3/2020-baoconggiao
Điều đáng sợ có thể là
khi thấy cha mẹ của mình già đi, nhưng chấp nhận có lẽ là bước đầu tiên.
Dù đến cách đột ngột hay
chậm rãi theo thời gian, không một ai thoát khỏi ý thức rõ ràng rằng cha mẹ của
mình thực sự đang già đi. Chúng ta có thể trốn tránh, nhưng rồi ngày đó đến,
khi mà sức khỏe của họ yếu dần đến mức trở nên không thể phủ nhận được nữa và
chúng ta buộc phải đối diện với điều đó.
Khi các vai
trò bị đảo ngược
Các dấu hiệu lão hóa lẻn vào trong cuộc sống
hàng ngày: tivi bật hết cỡ, giấc ngủ ngắn trở nên không thể thiếu, những cuộc hẹn
liên tục với bác sĩ, những khoảnh khắc lãng trí lặp đi lặp lại, những sở thích
giảm dần. Bị ngắt kết nối với một cuộc sống chuyên nghiệp, một yếu tố của hội
nhập xã hội, cha mẹ hưu trí nhận thấy nhịp sống của họ chậm lại và hình thành một
sự rạn nứt giữa họ với thế giới “hoạt động”.
Đối với người con trưởng
thành, chấp nhận sự già nua của cha mẹ không bao giờ là dễ dàng. Với một đứa trẻ,
tất cả những thay đổi về thể chất và hành vi ở cha mẹ cao niên đều mang đến cái
nhìn khác về hình ảnh của cha mẹ đối với con trẻ - hình ảnh của người có quyền,
tự chủ, thể chất mạnh mẽ và đôi khi là sự thành công trong xã hội, tất cả bắt đầu
phai mờ. Khi những người thân nhận thấy thể chất mạnh mẽ và khả năng phản ứng của
họ suy giảm, thường những đứa con trưởng thành sẽ can thiệp, đôi khi lại trở
thành người bảo vệ cho cha mẹ mình. Bác sĩ tâm thần Dominique Duvernier cho biết:
“Mối quan hệ cha - con bị đảo ngược, từ người được bảo vệ, đứa con trở thành
người bảo vệ. Và anh ta bỗng nhận ra rằng điều đó thúc đẩy anh ta bước ra tiền
tuyến”.
Chấp nhận tuổi già của cha mẹ mình và cả chính bản thân.
Ở tuyến đầu không chỉ có
nghĩa là chiếm lấy vị trí dẫn đầu mà còn đối diện với khái niệm về sự chết,
không chỉ của cha mẹ, nhưng còn là của chính mình. Và đó cũng là sự lão hóa của
chính chúng ta, nó thật đáng sợ. Trước tình huống này, chúng ta phải làm gì? Trốn
tránh bằng cách bỏ ngoài tai? Che dấu những dấu hiệu lão hóa ban đầu bằng kem
chống nhăn?
Chấp nhận nhìn thấy cha mẹ mình già đi không
chỉ là một giai đoạn đau khổ, không cải thiện được gì mà còn là cơ hội để suy
ngẫm về ý nghĩa của cuộc sống.
Đây là một cơ hội, một
bài học thực sự về cuộc sống và sự khiêm tốn. Patrick, 50 tuổi, người đã đưa mẹ
vợ về nhà mình khoảng vài năm trước khi bà ấy qua đời ở tuổi 95, nhấn mạnh:
“Chúng ta sống trong một xã hội gắn liền cuộc sống với tuổi trẻ, sắc đẹp và từ
chối mọi ý tưởng về sự chết, một từ đồng nghĩa với hư vô. Nhưng cuộc sống hình
thành nên một tổng thể, từ thụ thai cho đến chết và mỗi bước đều có sự phong
phú của nó”.
Cha André Ravier, dòng
tên, trong cuốn sách những suy tư thiêng liêng về tuổi già đã viết như sau: “Kết
thúc cuộc đời vẫn là cuộc sống. Chúng ta nhận ra những giá trị mà chỉ khi đó
chúng ta mới có thể nhận ra”. Ngài nói tiếp: “Đối với người Kitô hữu, tuổi già
thực sự là một ơn gọi, một ơn gọi cá nhân”. Đó cũng là giai đoạn đem lại cho
chúng ta thời gian để tĩnh tâm, nhìn lại câu chuyện cuộc đời mình, để học cách
tha thứ.
Thời gian để cho đi
Thời điểm này trong cuộc sống của người cao
niên thường hay khắt khe đối với con cái họ. “Người phụ nữ quên ngày sinh nhật
của con mình, không còn có thể mời hai người ăn tối mà không hoảng sợ, không chịu
học cách sử dụng internet, không thể chịu đựng những đứa trẻ ồn ào, đó là mẹ
tôi”. Tâm sự của Benedict khi chăm sóc cho người mẹ 88 tuổi của mình. Cô phân
tích: “Khi tôi buộc phải giải thích với cha tôi lần thứ ba cách làm việc với ứng
dụng mới tôi vừa tải xuống, tôi thường mất kiên nhẫn đến mức phải bứt tóc! Tuy
nhiên, sau đó tôi suy nghĩ đến những đòi hỏi về lòng hiếu thảo. Khi chúng ta
còn nhỏ, chúng ta nhận được, chúng ta lấy, chúng ta tiêu xài. Nhưng khi “mối
quan hệ gặp khó khăn, đến lúc phải cho đi cũng chính là lúc chúng ta nắm bắt được
điều cốt yếu: tình yêu đích thực là một hành động của ý chí”.
Càng yêu thương một ai đó
chúng ta càng khó chấp nhận nhìn thấy họ thất bại và đau khổ, điều đó không còn
tương ứng với hình ảnh của chúng ta có về họ. Và để yêu thương cha mẹ của chúng
ta khi họ già đi, chúng ta cần phải nỗ lực. Nhưng đây chẳng phải là tình yêu
đích thực? Chấp nhận nhìn thấy cha mẹ già đi, không phải chỉ đơn giản là học
cách yêu thương họ sao?
Tác giả Béatrice Courtois/Aleteia
Sao Băng chuyển
ngữ
(gpquinhon.org 03.03.2020)
Sức mạnh của Giáo dục là kiến tạo một xã hội huynh đệ hơn
Sức mạnh của Giáo dục là kiến tạo một xã hội huynh đệ hơn
Thanh
Quảng sdb-20/Feb/2020
Đức Thánh Cha Phanxicô
chia sẻ với những tham dự viên của Hội nghị toàn cầu về Giáo dục Công Giáo,
Ngài kêu gọi họ hợp nhất các nỗ lực cố gắng tạo thành một Liên minh Giáo dục rộng
lớn để đào tạo những con người trưởng thành, có khả năng vượt qua những cái nhỏ
nhặt chia rẽ hầu xây dựng những mối liên hệ cho một xã hội loài người thân thiện
hơn".
(Tin Vatican)
Giáo dục là một thực tế
năng động, nó là một nguồn giúp con người tìm đến với ánh sáng. Đó là những lời
của Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh cho những tham dự viên của Hội nghị Toàn cầu
về Giáo dục của Giáo Hội Công Giáo.
Trong bài nói chuyện với
Đại hội đang nhóm họp tại Vatican hôm qua thứ Năm (20/2/20), Đức Thánh Cha
Phanxicô nhấn mạnh rằng giáo dục là một nguồn năng lực đặc biệt, một động lực
giúp tăng trưởng và phát triển toàn diện con người trên bình diện xã hội và cá
nhân.
Trào lưu bảo
vệ sinh thái
Đức Thánh Cha cũng cho rằng,
một khía cạnh khác của giáo dục là gây ý thức và thúc đẩy một trào lưu bảo vệ hệ
sinh thái cho trái đất chúng ta đang sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô
cho rằng giáo dục của người Kitô hữu đặt con người làm trung tâm, nó không thể
tách rời họ ra khỏi chính họ với trái đất, ngôi nhà chung mà họ đang sống, và
trên hết là khám phá và xây dựng một tình huynh đệ giữa một xã hội đa văn hóa hầu
làm phong phú lẫn nhau.
Phong trào giáo dục này,
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng điều tất yếu là các nhà giáo dục phải có
khả năng đề ra một qui trình sư phạm cho một nền đạo đức sinh thái học, giúp
phát triển tình đoàn kết, trách nhiệm và chăm sóc cho nhau một cách hiệu quả dựa
trên lòng thương cảm".
Một trào
lưu hòa nhập
Đức Thánh Cha tiếp tục mô
tả giáo dục là một tiến trình bao gồm - một sự bao gồm mọi hoạt động cho mọi
người, không loại trừ ai! Con người sinh ra phải được thừa hưởng một nền giáo dục
để không còn cảnh phải di dân tị nạn, thành nạn nhân của nạn buôn người, không
còn bị phân biệt về giới tính, tôn giáo hay chủng tộc.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh:
Những phát minh hiện đại tân tiến là một phần không thể thiếu trong thông điệp
giáo dục Kitô giáo. Giáo dục phải cổ súy một nền hòa bình, biến mọi người thành
những sứ giả hòa bình. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô cho hay nền giáo dục
cũng bị khủng hoảng vì nhiều lý do...
Hiệp ước
giáo dục toàn cầu
Với ý tưởng đó, Đức Thánh
Cha Phanxicô nhấn mạnh với những tham dự viên rằng: Ngài cảm thấy cần phải thiết
lập một ngày cho ngành giáo dục Công Giáo toàn cầu; và ngày đó được ấn định vào
ngày 14 tháng 5 hàng năm. Việc tổ chức mừng ngày đó được trao cho Thánh Bộ Giáo
dục Công Giáo.
Đức Thánh Cha Phanxicô
kêu gọi tất cả những ai đang nắm giữ trọng trách chính trị, tài chính, tôn giáo
và giáo dục hãy cùng nhau xây dựng lại hệ thống giáo dục. Mục đích, theo Đức
Thánh Cha, là "làm sống lại những cam kết trước các thế hệ trẻ, một niềm
hăng say tha thiết với một nền giáo dục cởi mở toàn diện hơn, có khả năng lắng
nghe, kiên tâm đối thoại, xây dựng và hiểu biết lẫn nhau. Một nền giáo dục mà Đức
Thánh Cha nhấn mạnh tới là xây dựng những con thành đạt trưởng thành, có khả
năng vượt qua cái tôi nhỏ nhặt, đố kỵ hầu xây dựng những mối quan hệ tươi đẹp
cho một nhân loại thân thiện hơn".
Để đạt được những mục
tiêu này, Đức Thánh Cha nhấn mạnh chúng ta cần có lòng can đảm, một thứ can đảm
dám đặt để con người làm trọng tâm.
Trong chân trời giáo dục
rộng lớn này, Đức Thánh Cha khuyến khích những tham dự viên hãy hợp tác, tiếp tục
hoàn thành những bước tiến thúc đẩy cho tiến tình hình thành những hiệp ước cho
những năm tới, đặc biệt trong việc soạn thảo những qui luật hầu thành lập một
Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục...
Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020
Mỗi Tối Dành Ra 3 Phút Tự Day Day Ấn Huyệt Này
Watch "Mỗi Tối Dành Ra 3 Phút Tự Day Day Ấn Huyệt Này Khỏi Liền 8 Loại Bệnh Ai Cũng Nên Biết Để Trường Thọ" on YouTube
https://youtu.be/EyIBL5P5Khs
https://youtu.be/EyIBL5P5Khs
Hầu hết chúng ta đều mắc phải sai lầm này sau khi ăn xong
Hầu hết chúng ta đều mắc phải sai lầm này sau khi ăn xong
- Minh Minh
- •
- • trithucvn.net
Ăn hoa quả, uống trà, hút thuốc lá…đều là những hành động quen thuộc mà hầu hết ai cũng mắc phải sau bữa cơm. Bạn hoàn toàn có thể ăn, uống những thứ mình thích, nhưng hãy chú ý thời gian để không biến những việc làm tưởng như vô hại lại gây ra ảnh hưởng lớn cho sức khỏe sau này. Dưới đây là những việc bạn không nên làm ngay sau khi ăn xong.
1. Tắm
Khi quá no hoặc đói, bạn đều không nên tắm. Tắm lúc đói dễ làm bạn bị chóng mặt, ngất xỉu vì lượng đường trong máu đang ở mức thấp nhất. Còn tắm khi quá no sẽ làm giảm nhiệt độ của cơ thể, khiến lưu thông máu bị chuyển hướng từ hệ tiêu hóa tới da để làm ổn định lại nhiệt độ. Về lâu dài bạn có thể mắc các bệnh về đường ruột, dạ dày. Bạn nên tắm hai tiếng trước khi ăn hoặc một tiếng sau khi ăn.
2. Uống trà
Người Việt Nam, đặc biệt là người lớn tuổi, thường có thói quen uống trà sau khi ăn cơm như một hình thức làm sạch miệng. Thực tế thì trong trà chứa hàm lượng tanin cao cùng nhiều hợp chất có tính kiềm khác mà khi đi sâu vào dạ dày sẽ làm ức chế quá trình phân giải chất dinh dưỡng có trong thức ăn. Chỉ uống 15ml nước trà đã đủ làm cơ thể bạn giảm khả năng hấp thụ chất sắt. Nếu tình trạng này kéo dài thì bạn sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt. Chất tanin khi được kết hợp với protein có trong các thực phẩm như: thịt, sữa, trứng, thực phẩm họ đậu… sẽ tạo thành những chất cặn khó tiêu, các chất kết tủa và tạo sỏi. Tanin và theocin trong trà còn có khả năng ức chế sự bài tiết của dịch vị và dịch ruột, không tốt cho tiêu hóa.
3. Uống nước lạnh
Tất nhiên chúng ta có thể uống nước sau khi ăn, nhưng đó là một cốc nước nhỏ, nước ấm hoặc nước ở nhiệt độ phòng chứ không phải một cốc nước lạnh toát. Trong bữa ăn, chúng ta nạp vào chất béo nhưng sau đó lại đột ngột uống nước lạnh khiến chất béo bị co, khó tiêu hóa hơn. Dạ dày sẽ tiêu hóa những thức ăn có nhiệt độ tương đương với cơ thể nhanh hơn, uống nước quá nóng hay quá lạnh đều khiến hệ tiêu hóa dễ bị rối loạn do nhiệt độ thay đổi đột ngột, có thể dẫn đến tiêu chảy. Thân nhiệt bình thường của con người ở khoảng 37 °C, nên khi bạn uống nước lạnh cơ thể sẽ phải dùng nhiều năng lượng hơn để làm cho cơ thể về lại nhiệt độ bình thường. Trong khi ăn xong, cơ thể cần nhiều năng lượng để tiêu hóa và hấp thu lượng thức ăn, bạn uống ngay nước lạnh vào thì năng lượng ấy sẽ phải dùng để điều hòa nhiệt độ, không còn đủ năng lượng để hấp thu chất dinh dưỡng một cách tối ưu.
4. Đọc sách
Vì bạn phải dồn hết sự tập trung vào các trang sách, nên quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ bị chậm lại. Bởi máu sẽ dồn lên não thay vì xuống dạ dày và hệ thần kinh tập trung vào việc đọc sách hơn là tiêu hóa thức ăn. Bạn nên chờ 1-3 tiếng sau ăn mới chuyển sang đọc sách.
5. Ăn hoa quả
Thức ăn trong bữa chính chưa kịp tiêu hóa hết mà bạn đã dồn thêm thứ mới sẽ khiến cho dạ dày hoạt động quá sức. Chưa kể thành phần trái cây có chứa một số lượng lớn các loại axit, đường, glucose, fructose, tinh bột… càng làm tăng thêm sự trì trệ tại cơ quan tiêu hóa. Chất plavon có trong nho, cam, quýt, lê dễ bị vi khuẩn đường ruột phân giải thành axit tioxianic làm ức chế công năng của tuyến giáp trạng, về lâu dài sẽ gây bệnh ở tuyến này. Để tăng giá trị dinh dưỡng từ các loại trái cây, bạn không nên ăn trái cây lúc bụng đói hay ngay sau bữa ăn của mình. Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để bạn ăn trái cây là trước và sau khi tập thể dục. Trong trường hợp bạn muốn ăn trái cây sau bữa cơm thì phải chờ khoảng 2 tiếng để thức ăn tiêu hóa hết.
6. Đi ngủ
Các cụ đã dạy “căng da bụng chùng da mắt”, nhưng bạn nên cố gắng giữ cho mắt mở to ít nhất 30 phút sau ăn. Sau khi ăn no, đặc biệt là những người cao tuổi không nên đi ngủ ngay. Lý do là ăn no sau đó ngủ ngay sẽ khiến dạ dày căng to, đẩy cơ hoành lên chèn ép cản trở hoạt động của tim. Ngoài ra, nằm ngay sau bữa ăn làm tăng sức ép đối khả năng tiêu hoá thức ăn của dạ dày. Lượng thức thức ăn trong dạ dày không được tiêu hoá hết làm cơ thể luôn mệt mỏi, khó chịu sau khi ngủ dậy. Ngủ ngay sau bữa ăn khiến lượng axit trong dạ dày tăng cao. Axit dư thừa do dạ dày tiết ra có thể đi lên ngực gây ợ nóng. Theo một nghiên cứu của Đại học Ioannina (Hy Lạp) trên 500 người, trong đó 250 người từng bị đột quỵ và 250 người được chẩn đoán có hội chứng mạch vành cấp tính cho thấy, kết quả là những người có khoảng cách giữa giờ ăn và ngủ dài nhất sẽ ít nguy cơ bị đột quỵ nhất.
7. Hút thuốc lá
Nếu hút thuốc vào lúc này, cường độ hấp thụ khói của phổi và các mô khắp cơ thể tăng mạnh, dẫn tới hấp thu phải lượng lớn các thành phần có hại trong thuốc lá, có tác dụng kích thích rất mạnh đối với hệ hô hấp và tiêu hóa, mang lại tổn thương cho các cơ quan chức năng và các mô trên cơ thể lớn hơn nhiều so với hút thuốc lúc bình thường. Hút thuốc lá sau khi ăn có thể dẫn đến hội chứng ruột kích thích và gây viêm loét đại tràng.
8. Vận động mạnh
Sau khi ăn, dạ dày no căng, ruột cũng sắp khẩn trương làm việc, cần điều động một lượng máu lớn. Nếu lao động nặng hoặc làm việc trí não khẩn trương ngay sau khi ăn, máu trong cơ thể sẽ dồn ra cơ bắp hoặc đại não, dạ dày và ruột chỉ được nhận phần ít ỏi còn lại. Do đó, thức ăn không được tiêu hóa tốt, lâu ngày sẽ dẫn đến các bệnh về tiêu hóa như chướng bụng hoặc đau dạ dày. Vì vậy, trước và sau khi ăn, bạn đều nên ngồi nghỉ một lát. Đi bộ khoảng 100 bước sau khi ăn có thể thúc đẩy quá trình tiêu hóa, làm tăng tốc quá trình trao đổi chất của cơ thể, cải thiện giấc ngủ, giảm tích tụ chất béo và duy trì thể hình. Bạn lưu ý là phải đi thật chậm rãi, nhẹ nhàng. Hoặc bạn có thể xoa ấm bàn tay, lấy rốn làm tâm điểm, xoa quanh vòng bụng 20 vòng theo chiều kim đồng hồ và xoa ngược lại 20 vòng nữa. Đây không thể tính là một bài thể dục nhưng cũng là cách hành động hợp lý sau khi ăn no.
Minh Minh
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ VIỆC "XƯNG TỘI"
GIẢI ĐÁP MỘT SỐ THẮC MẮC VỀ VIỆC "XƯNG TỘI"
Lm.
Giuse Vũ Thái Hòa
Mùa Chay là thời gian thuận
tiện trong năm phụng vụ để tìm lại hoặc khám phá ra lại niềm vui được tha thứ,
và cũng là thời điểm để đào sâu thêm về sự phong phú của bí tích hòa giải.
« Xưng tội », « giải tội
», « hòa giải », tại sao lại có nhiều cách gọi như thế? « Giải tội » chỉ làm
chúng ta liên tưởng đến việc tha tội; còn « xưng tội » lại quá dính liền với việc
thú tội, không diễn tả hết chiều sâu của bí tích. Dù thế chúng ta vẫn thường
dùng danh từ này để chỉ định bí tích.
Chúng ta nhận xét thấy rằng,
ngày nay, người công giáo ngày càng ít đi "xưng tội", nhất là ở các xứ
tây phương. Họ không đi vì nhiều lý do khác nhau. Lý do quan trọng nhất, có lẽ
họ chưa hiểu tường tận ý nghĩa và sự phong phú của bí tích Hòa Giải.
Trong tinh thần ấy, tôi
xin mạn phép trả lời và giải thích vắn tắt một vài lý do mà một số tín hữu thường
đưa ra, cũng như giải đáp một số thắc mắc về vấn đề "xưng tội".
1. Tại sao bí
tích Hòa Giải có nhiều cách gọi khác nhau?
Qua dòng lịch sử, bí tích
Hòa Giải được gọi nhiều cách khác nhau:
Thống hối, hoặc sám hối,
nhấn mạnh đến hành vi hối cải của tội nhân, chê ghét tội đã phạm và dốc lòng
không phạm tội nữa;
Xưng tội chú trọng tới việc
thú nhận tội lỗi của mình với vị linh mục (chúng ta thường dùng danh từ này để
chỉ định bí tích);
Giải tội nhấn mạnh việc
tha tội.
Như thế, mỗi tên gọi chỉ
nhấn mạnh đến một trong ba điểm chính của bí tích Hòa Giải:
- Thống hối ăn năn,
- Xưng tội với một linh mục
và lãnh ơn tha tội.
- Làm việc đền tội và đền
bù các thiệt hại do tội gây ra
Hiện nay Giáo Hội không gọi
"bí tích giải tội" nữa, nhưng là "bí tích Hòa Giải". Việc đổi
danh từ làm nới rộng ý nghĩa sâu xa của bí tích này. Thật vậy "hòa giải"
chỉ rõ mục đích và kết quả của bí tích : tình thân hữu được nối lại giữa Thiên
Chúa và con người. Điều quan trọng nhất của bí tích không phải đặt nơi việc
xưng tội nhưng là để Thiên Chúa hòa giải với chúng ta. Nói cách khác, đi
"xưng tội" không phải để gây ra ơn tha thứ của Chúa, nhưng để lãnh nhận
ơn tha thứ đó. Dụ ngôn người con hoang đàng trong Phúc Âm (Lc 15,11-32) cho
chúng ta hiểu hơn về điểm này: trước khi người con thứ hối hận trở về, người
cha, với đôi tay luôn mở rộng, hằng kiên nhẫn ngóng chờ con trước ngõ. Chúng ta
đi "xưng" tội, nhưng đồng thời, chúng ta "tuyên xưng" lòng
nhân từ vô biên của Chúa và niềm hân hoan khôn xiết của Ngài khi được ôm chúng
ta chặt hơn nữa trong vòng tay của Ngài.
Nhưng "hòa giải"
cũng có nghĩa là sự hối cải trở về của chúng ta để làm hòa với Thiên Chúa, với
tha nhân và với chính bản thân mình. Như thế, để có bí tích Hòa Giải, phải có
hai đối tượng : tội nhân sám hối trở về, và Thiên Chúa là Đấng giàu tình thương
và tha thứ.
2. Bí tích là
gì?
Bí tích là tác động của
Chúa Giêsu được cử hành trong Giáo Hội dưới nghi thức phụng vụ gồm những cử chỉ
và ngôn từ. Nói gọn hơn, bí tích là dấu chỉ hữu hình của ơn thánh vô hình của
Chúa (le sacrement est le signe visible de la grâce invisible de Dieu).
Có tất cả 7 bí tích: Rửa
Tội, Thêm Sức, Thánh Thể, Hòa Giải, Xức dầu bệnh nhân, Truyền chức thánh và Hôn
phối. Tất cả các bí tích đều do Chúa Kitô thiết lập (xem sách Giáo lý Giáo Hội
Công Giáo, số 1113-1114).
Qua bí tích Hòa Giải,
Thiên Chúa ban ơn tha tội, ban ơn hòa giải: hòa giải với Ngài, với Giáo Hội, với
mọi người và với chính bản thân mình.
3. "Tôi ngại
đi xưng tội vì lần nào cũng xưng tội đó hoài!"
Câu nói này nhắc lại cho
chúng ta bốn điểm chính của bí tích Hòa Giải : thống hối ăn năn, xưng tội với một
linh mục, lãnh ơn tha tội, làm việc đền tội.
Trước khi vào tòa cáo giải,
chúng ta nhìn nhận những tội đã phạm, ăn năn sám hối và dốc lòng thay đổi đời sống:
dốc quyết chừa cải những tội lỗi đã phạm cũng như đền bù những thiệt hại gây
nên cho người khác bằng những quyết định cụ thể, chứ không bằng những quyết định
hoặc lời hứa chung chung, không rõ rệt.
Nhưng đàng khác, chúng ta
cũng đừng ngạc nhiên khi chúng ta thường tái phạm những tội đó. Chúa có muốn
chúng ta phạm thêm tội mới đâu! Ngay khi chúng ta thành thật sám hối và dốc
lòng chừa, chúng ta vẫn còn tái phạm, vì tính xác thịt yếu đuối luôn ở trong
chúng ta. Thánh Phaolô có nói: "Vẫn biết rằng Lề Luật là bởi Thần Khí,
nhưng tôi thì lại mang tính xác thịt, bị bán làm tôi cho tội lỗi. Thật vậy, tôi
làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi
ghét, thì tôi lại cứ làm." (Rm 7,14-15). Ơn Chúa không hủy bỏ bản tính
loài người của chúng ta, nhưng làm cho nó được hoàn thiện, với điều kiện là
chúng ta chấp nhận biến đổi tâm hồn chúng ta. Vả lại hoán cải là một hành trình
dài, và phải luôn tin vào tình thương tha thứ của Chúa.
4. "Tôi
không biết phải nói gì với vị linh mục"
Muốn đi "xưng tội",
nhưng phải có tội mới đi xưng được ! Tuy thế, một số người mất cảm thức về tội
lỗi của mình và khó nhận định được thế nào là tội, hoặc ngược lại, kiếm đủ mọi
lý do để biện hộ hoặc tương đối hóa những hành động xấu của mình.
Tội là sự bất tuân lề luật
Chúa. Tội chỉ định một thái độ tiêu cực đối với Chúa, với tha nhân và với chính
bản thân mình. Tội không chỉ là một loạt các điều vấp phạm "trong tư tưởng,
lời nói, việc làm và những điều thiếu sót" (Kinh Sám Hối đầu Thánh lễ),
nhưng là sự phủ nhận tình yêu thương, đóng kín trái tim mình đối với người
khác, hoặc sự đồng lõa của mình vào các sự dữ.
Tội nặng hay nhẹ tùy theo
nhân đức bị lỗi phạm, nhất là đức ái ; cũng tùy theo nhiều yếu tố : hoàn cảnh,
ý muốn của mình, mức độ vô ơn với Thiên Chúa, gây gương xấu cho kẻ khác.
Tội trọng là tội trực tiếp
nghịch với cùng đích đời sống siêu nhiên là đức ái. Thành tội trọng khi việc
làm tự bản chất là một lỗi nặng, và cố tình phạm khi hoàn toàn hiểu biết.
Để thành tội trọng, phải
có đủ cả ba điều kiện này: 1. tự bản chất là một lỗi nặng (giết người, ngoại
tình, làm chứng gian...); 2. ý thức rõ ràng về lỗi nặng đó; 3. cố tình phạm.
Bình thường, các hối nhân
xét mình và xưng tội dựa theo mười Điều Răn Đức Chúa Trời, sáu Điều Răn Hội
Thánh và bảy mối tội đầu như: "Con phạm Điều Răn thứ... (bao nhiêu) lần".
Ngoài cách trên đây, mỗi người có thể đến gặp linh mục để kiểm điểm đời sống mình
và nhìn nhận những tội lỗi, thiếu xót của mình một cách chi tiết và cụ thể đối
với Chúa, đối với tha nhân và đối với chính bản thân mình.
Sau đây là những gợi ý
giúp xét mình:
● Đối với
Chúa
- Là người tín hữu, có
bao giờ ta quan tâm đến việc học hỏi giáo lý, Kinh Thánh để hiểu biết và giải
thích cho những người khác biết thế nào là Thiên Chúa, và Chúa Giêsu Kitô là ai?
- Có bao giờ ta biết dành
chút thời giờ trong tuần hoặc vài phút giây trong ngày để cầu nguyện không?
- Việc thờ phượng Thiên
Chúa: ta có siêng năng lãnh nhận các bí tích là nguồn ơn siêu nhiên (Thánh lễ,
bí tích Hòa Giải...)?
- Khi gặp những hoàn cảnh
khó khăn, thất bại... ta có biết sống tin tưởng và phó thác vào Thiên Chúa
không? Hay ngược lại, ta chỉ biết than thân trách phận, nguyền rủa xúc phạm
thánh danh Chúa?
- Nơi trường học hay tại
sở làm, ta có xấu hổ hoặc sợ người khác biết mình là Kitô hữu không?
- Thay vì tin Thiên Chúa
là tình yêu, là Đấng cứu độ duy nhất và là sức mạnh trong cuộc sống, ta có mê
tín tin dị đoan không: bói bài, tử vi...?
● Đối với tha
nhân
- Thay vì yêu thương và
giúp đỡ, ta có sống bất công và làm thiệt hại kẻ khác: ăn cắp, nói dối, vu khống
làm thiệt hại thanh danh người khác?
- Thay vì yêu thương và
tha thứ, ta có làm cho gia đình, bạn bè hoặc những người khác đau buồn bởi sự
khắc nghiệt, nóng giận, ghen tương hoặc bất trung của mình, không chịu tha thứ
hoặc làm hòa với người khác, đã vậy ta còn thù oán hoặc chúc dữ họ?
- Ta có làm gương xấu do
lời nói hoặc việc làm của mình?
- Ta có từ chối hoặc
tránh giúp đỡ người khác do lòng ích kỷ hoặc keo kiệt của mình?
● Đối với chính
bản thân
- Ta có hay kiêu căng, tự
phụ không?
- Ta có thiếu sót bổn phận
của mình trong gia đình, trong cộng đoàn...?
- Ta có rượu chè say sưa,
ăn uống không điều độ làm hại đến sức khỏe của mình?
- Ta có phạm lỗi đức
thanh sạch không?
Mỗi người diễn tả theo
cách của mình chứ không theo khuôn mẫu nhất định nào cả. Một số người có thói
quen tốt trước khi xét mình, là đọc một đoạn Kinh Thánh, nhất là trong Phúc Âm
(chẳng hạn: Mt 5,1-12 : Tám mối Phúc thật; Mt 25,31-46 : ngày Phán xét chung;
Lc 15,11-32: dụ ngôn người con hoang đàng; Lc 19,1-10 : Chúa vào nhà ông
Gia-kêu; Ga 8,3-11: Chúa tha tội người đàn bà ngoại tình...). Lời Chúa soi sáng
và giúp chúng ta nhận ra thân phận yếu đuối cũng như tội lỗi của mình.
5. "Tôi
không cảm thấy cần đi xưng tội"
Đã có biết bao lần chúng
ta không muốn làm một điều gì đó, mặc dù biết rằng điều đó rất cần thiết cho
chúng ta! Chẳng hạn, ai cũng biết rằng, đối với một số bệnh nào đó, việc giải
phẫu là điều cần thiết, nhưng có bệnh nhân nào hân hoan khi chuẩn bị lên bàn mổ
không ?
Vai trò của việc
"xưng tội" trước tiên không phải để thỏa mãn việc giải bày tâm sự những
chuyện thầm kín. Vai trò của linh mục rộng lớn hơn vai trò của một thầy thuốc.
Thật vậy, trong bí tích Hòa Giải, linh mục vừa là người mà chúng ta đến xin ơn
tha thứ của Chúa, vừa là chứng nhân lòng nhân từ vô biên của Chúa. Qua trung
gian của vị linh mục, ơn Chúa tuôn ban cho chúng ta.
Giáo Hội không thể tha tội,
hòa giải nếu hối nhân không tự thú các tội lỗi của mình bằng một cách nào đó.
Do đó, việc xưng tội trở nên một đòi hỏi cần thiết để lãnh ơn tha tội.
6. "Tôi cảm
thấy xấu hổ khi đi xưng tội"
Bí tích Hòa Giải đâu có
phải là một hình phạt hoặc một việc hèn hạ mà Chúa bắt chúng ta chịu trước khi
tha tội cho chúng ta đâu! Vả lại, chúng ta đừng quên rằng linh mục cũng là một
người tội lỗi, và cũng thường đi "xưng tội". Khi thưa với linh mục là
thừa tác viên của Chúa Kitô, điều chính yếu không đặt nơi bảng liệt kê các tội,
nhưng là, qua các tội đã phạm, sự khiêm tốn nhìn nhận thân phận tội lỗi của
chúng ta và dốc lòng không tái phạm.
Lời thú nhận cá nhân
trong tòa cáo giải rất cần thiết và quan trọng. Thật vậy, để lãnh ơn tha thứ,
điều trước tiên là chúng ta phải xin! Làm sao có thể tha thứ cho một người nếu
người đó không xin lỗi, nếu người đó không nghĩ rằng những việc mình làm là xấu
xa, dù bị người khác trách cứ? Hơn nữa, thú tội lỗi của mình là hành vi của một
người tự do: "Tôi không làm điều tôi mong muốn" hoặc "Tôi lại
làm điều tôi không muốn" (Rm 7,15). Đàng khác, khi biết rằng vị linh mục
giữ bí mật tuyệt đối những gì ngài nghe trong tòa cáo giải, chúng ta sẽ không
ái ngại khi xưng tội với ngài, là người đại diện của Chúa.
7. "Mỗi
năm xưng tội một lần là đủ rồi!"
Một số người nghĩ rằng đi
« xưng tội » thường xuyên là điều vô ích, vì họ lý luận như sau: sau khi xưng tội,
tâm hồn họ lại bị hoen ố trở lại vì tiếp tục phạm tội. Nhưng tại sao họ không
đi xa hơn trong lý luận của họ: tắm mỗi ngày làm chi vô ích, vì ngày hôm sau
thân thể họ cũng sẽ dơ trở lại ? Cũng thế, có ai cho rằng giặt quần áo thường
xuyên làm chi cho uổng công, uổng tiền, vì một thời gian sau quần áo cũng sẽ bị
dơ bẩn trở lại?
Đúng thế, Giáo Hội chỉ buộc
đi "xưng tội" (xưng các tội trọng) mỗi năm ít nhất là một lần. Nhưng
Giáo Hội mạnh mẽ khuyến khích các tín hữu năng đi lãnh nhận bí tích Hòa Giải, mặc
dù chỉ xưng các tội nhẹ thường ngày. Thật vậy, giữ tâm hồn thanh sạch một thời
gian, dù ngắn ngủi, cũng là việc nên làm, cũng như việc tắm rửa thân thể của
mình. Hơn nữa, những ai hiểu ý nghĩa của bí tích Hòa Giải và năng lãnh bí tích
này đúng cách sẽ thấy rằng bí tích Hòa Giải không những rửa sạch mọi vết nhơ của
tội lỗi, mà còn giúp đào tạo lương tâm của chúng ta, giúp chúng ta chống lại những
khuynh hướng xấu, để Chúa Kitô chữa lành chúng ta, và giúp chúng ta tiến bộ
trong đời sống thiêng liêng.
8. "Tôi
thích xưng tội tập thể hơn!"
Có ba hình thức lãnh bí
tích Hòa Giải:
● Xưng tội riêng
Việc xưng tội cá nhân và
lãnh ơn tha tội sau đó vẫn là cách thức và hành vi phụng vụ thông thường trong
Giáo Hội (ngoại trừ những ai không có khả năng về thể lý và tinh thần). Bởi vì,
trong bí tích này, cũng như trong tất cả các bí tích, chính Chúa Kitô hành động,
và Ngài nói với từng tội nhân: "này con, tội con đã được tha" (Mc
2,5). Ngài là thầy thuốc cúi xuống trên từng bệnh nhân cần đến Ngài để được chữa
lành. Do đó, việc xưng tội cá nhân là hình thức có ý nghĩa nhất của việc hòa giải
với Thiên Chúa và với Giáo Hội.
● Nghi thức sám hối
chung và xưng tội riêng
Ngoài việc xưng tội
riêng, Giáo Hội khuyến khích tín hữu tham dự các nghi thức sám hối chung của cộng
đoàn. Cộng đoàn cùng cử hành Phụng vụ Lời Chúa, nghe giảng, xét mình và sám hối
chung, nhưng sau đó mỗi người sẽ xưng tội riêng với linh mục. Việc cử hành này
làm nổi bật tính chất Giáo Hội của bí tích Hòa Giải và vai trò quan trọng của Lời
Chúa :
- Tính chất Giáo Hội được
nổi bật : mọi tội lỗi, dù là tội cá nhân, đều ảnh hưởng đến cộng đoàn và Giáo Hội
là Nhiệm Thể Chúa Kitô. Nghi thức chung làm nổi bật ơn tha thứ và hòa giải với
Thiên Chúa và với Giáo Hội.
- Vai trò quan trọng của
Lời Chúa : sau công đồng Vaticanô II, Giáo Hội muốn nhấn mạnh vai trò chính yếu
của Lời Chúa trong việc cử hành các bí tích. Trong việc cử hành bí tích Hòa Giải,
nhất là trong việc xưng tội riêng, Lời Chúa thường bị quên lãng hoặc coi nhẹ.
Kinh Thánh mạc khải Thiên Chúa luôn yêu thương con người và biểu lộ ơn tha thứ
của Ngài trong Chúa Kitô. Lời Chúa là ánh sáng hướng dẫn đường đi và đổi mới cuộc
đời chúng ta.
● Xưng tội và giải tội
tập thể
Việc xưng tội và giải tội
tập thể chỉ được áp dụng trong những trường hợp khẩn thiết, chẳng hạn khi có
nguy cơ tử vong mà không có đủ linh mục hoặc không đủ thời giờ để xưng tội
riêng ; hoặc trong những hoàn cảnh khó khăn, như trong lao tù, trại tị nạn... khiến
giáo dân không thể Rước Lễ.
Mặc dù có số đông đảo tín
hữu tụ tập nhân dịp các lễ trọng, hoặc nhân dịp các cuộc hành hương, vẫn không
được coi là trường hợp khẩn thiết (Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo, số 1483).
Có những trường hợp khẩn
thiết khác tùy theo quốc gia, vùng hoặc địa phận, nhưng chỉ có các giám mục mới
có thẩm quyền quyết định mà thôi.
Trong trường hợp cho
phép, và để bí tích được thành hiệu, phải hội đủ các điều kiện sau đây:
- Ăn năn sám hối và dốc
lòng chừa
- Cương quyết sửa chữa lại
gương xấu và đền bù những thiệt hại cho người khác
- Phải xưng lại các tội
trọng, khi có dịp xưng tội riêng sau đó, mà mình không thể xưng hôm đó được.
Việc xưng tội riêng sau
đó không đòi hỏi việc ban ơn tha tội lại, vì Chúa đã tha tội trong nghi thức giải
tội tập thể rồi. Mục đích của việc xưng lại các tội trọng là được sự giúp đỡ hữu
hiệu và thiết thực của vị linh mục.
9. "Tôi
thích xưng tội trực tiếp với Chúa"
Trong cuộc đời truyền
giáo của Chúa Giêsu, Ngài đã tha tội và hòa giải. Ngài đến để tha thứ và chữa
lành chứ không phải để xét đoán và lên án. Hơn nữa Ngài muốn sự tha thứ và hòa
giải này luôn hiện hữu giữa lòng nhân loại và qua mọi thời đại. Do đó, trước
khi lên trời, Chúa Giêsu nói với các tông đồ: "Như Cha đã sai Thầy, Thầy
cũng sai các con". Rồi, Ngài thổi hơi và phán bảo các ông : "Các con
hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai thì người ấy được tha" (Ga
20,21-23). Khi tuyên bố điều đó, Chúa Giêsu trao quyền tha tội, quyền hòa giải
cho các tông đồ.
Ngay sau lễ Chúa Thánh Thần
hiện xuống, các tông đồ bắt đầu thực hiện những gì Chúa Giêsu giao phó. Mặc dù
có nhiều thay đổi về hình thức trong lịch sử của Giáo Hội, ơn tha thứ của Chúa
luôn được trao ban qua bí tích Hòa Giải và qua Giáo Hội, nghĩa là qua trung
gian của một vị giám mục, là người kế vị các tông đồ, hay một vị linh mục, là
người cộng tác của hàng giám mục.
Vì vậy, việc thống hối
nhìn nhận tội lỗi của mình vẫn chưa đủ, mà còn phải thành thật thú tội với linh
mục có thẩm quyền đại diện Chúa Kitô và Giáo Hội để xét xử, hướng dẫn và ban ơn
tha tội (Giáo luật, số 959). Như thế linh mục ban phép giải tội không do danh
nghĩa cá nhân nhưng nhân danh Chúa Ba Ngôi: "Vậy cha tha tội cho con, nhân
danh Cha và Con và Thánh Thần". Chân phước Isaac de l’Étoile, vào thế kỷ
XII, đã nhấn mạnh đến sự hiệp thông mật thiết giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của
Ngài trong việc tha tội: "Giáo Hội không thể tha tội nếu không có Chúa
Kitô, và Chúa Kitô không muốn tha tội nếu không có Giáo Hội" (xem Tông thư
"Hòa giải và Thống hối", của ĐGH Gioan-Phaolô II, công bố ngày
2-12-1984, lời chú thích số 162).
Một số câu hỏi
khác thường được đặt ra
● Câu hỏi 1: Xưng
tội qua điện thoại hoặc qua Internet (E-mail, Skype, Messenger...) có được
không?
Trả lời: Trong chúng ta, có ai đã nhờ bác sĩ khám bệnh hoặc chữa
một vết thương qua... điện thoại hoặc Internet chưa ? Hay là, mời bạn bè ăn
cơm... hàm thụ chưa?
Như đã đề cập trong mục số
8 ("Tôi thích xưng tội tập thể hơn", phần "xưng tội riêng"):
bí tích Hòa Giải cần có cuộc gặp gỡ trực tiếp giữa hối nhân và vị linh mục. Vì
sau khi nghe xưng tội, linh mục sẽ hướng dẫn, giúp đỡ người đó một cách hữu hiệu
và thiết thực. Sau đó, linh mục giơ tay lên ban ơn tha thứ và hòa giải nhân
danh Chúa Kitô : "Vậy Cha tha tội cho con, nhân danh Cha và Con và Thánh
Thần". Chính Chúa Kitô hiện diện và hành động trong bí tích này, dưới tác
động của Chúa Thánh Thần.
Như thế, bí tích Hòa Giải
đòi hỏi sự hiện diện của linh mục và hối nhân.
Do đó, không thể lãnh bí
tích Hòa Giải qua điện thoại hoặc qua Internet được.
● Câu hỏi 2: Khi
xưng tội, có thể nhờ người thông dịch được không ?
Trả lời: Là người Việt Nam tại hải ngoại, chúng ta thường gặp
khó khăn về vấn đề ngôn ngữ, rồi lại ở xa Cộng đoàn Việt Nam, hiếm có dịp gặp
linh mục Việt Nam để xưng tội.
Giáo Hội cho phép xưng tội
với sự giúp đỡ của thông dịch viên, với điều kiện phải tránh mọi lạm dụng,
gương xấu, và người thông dịch phải giữ bí mật tuyệt đối (Giáo luật, số 990 và
983).
● Câu hỏi 3: Có thể
xưng tội bằng tiếng Việt với một linh mục ngoại quốc được không?
Trả lời: Nếu không găp được linh mục Việt Nam để xưng tội thì
có thể nhờ thông dịch viên (xem Câu hỏi 2 trên đây). Có cách khác, là nhờ người
quen viết trên giấy một câu bằng tiếng Anh, Pháp, Đức, v.v... Đại khái nội dung
như sau : "Con không biết nói tiếng Anh (Pháp, Đức...). Xin Cha cho phép
con xưng tội bằng tiếng Việt". Rồi trao cho linh mục ngoại quốc khi vào
xưng tội, và xưng tội bằng tiếng Việt. Sau đó Cha "tây" sẽ ban phép
giải tội cho mình. Thiên Chúa thấu hiểu tâm hồn chúng ta và sẽ tha thứ mọi tội
lỗi chúng ta. Về việc đền tội, chúng ta có thể đọc kinh, cầu nguyện, làm việc
bác ái, và đền bù những thiệt hại đã gây nên cho kẻ khác.
Giáo Hội chỉ cho phép
xưng tội theo cách thức này trong những trường hợp khẩn cấp để tránh những lạm
dụng.
Theo luật của Giáo Hội,
các tín hữu buộc đi xưng các tội trọng ít nhất mỗi năm một lần, nếu không, sẽ
không được rước Mình Thánh Chúa, trừ khi người đó có lý do nghiêm trọng để rước
lễ và không thể gặp một cha giải tội. Trong trường hợp này, người đó phải thành
tâm thống hối và dốc quyết đi xưng tội sớm ngần nào có thể (Giáo Lý Giáo Hội
Công Giáo, số 1457; Giáo luật, số 916 và 989).
Như thế, Giáo Hội chỉ buộc
xưng các tội trọng trước khi lên Rước Lễ. Nếu chỉ phạm các tội nhẹ thường ngày,
thì chỉ cần ăn năn tội rồi lên Rước Lễ, không buộc phải xưng tội trước.
***
Để kết luận, tôi xin mượn lời kêu mời của thánh Phaolô : "Nhân
danh Đức Kitô, chúng tôi nài xin anh em hãy hòa giải với Thiên Chúa" (2 Cr
5,20). Thiên Chúa luôn chờ đợi chúng ta trở về với Ngài, như người cha kiên tâm
ngóng đợi người con hoang đàng trở về, để ban ơn tha thứ, ơn hòa giải và ơn
bình an trong tâm hồn.
Ước mong tất cả anh chị
em tín hữu biết tìm ra lại ý nghĩa phong phú của bí tích Hòa Giải là nguồn sức
thiêng liêng, là "thuốc bổ" cho đời sống đức tin của chúng ta, cũng
như niềm vui được tha thứ, niềm hân hoan được Thiên Chúa yêu thương.
Tác giả: Lm. Giuse Vũ Thái Hòa
Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020
23 Dấu hiệu lạc quan về COVID-19
23 Dấu hiệu lạc quan về COVID-19
Vũ
Văn An-25/Mar/2020
Tiểu Bang Washington của
Hoa Kỳ là một trong các tiểu bang bị ảnh hưởng nhiều nhất của COVID-19 và cũng
là nơi thử nghiệm lần đầu vắc-xin chống COVID-19 vào người. Có thể vì thế mà nữ
ký giả Christina Ausley của SeatllePI.com nhìn thấy có tất cả 23 dấu hiệu cho
phép người ta thoáng thấy ánh sáng ở cuối đường hầm COVID-19.
Nữ ký giả này cho hay tin
tức về COVID-19 thật là đáng sợ, ai cũng biết như thế. Các hàng tít lớn tiếp tục
cho ta các tin tức không vui liên quan đến loại vi khuẩn khiếp đảm này để chúng
ta có thể áp dụng các biện pháp an toàn tân tiến nhất để bảo vệ chính chúng ta
và những người chung quanh chúng ta.
Tuy nhiên, bà cho hay, có
năm đầu ngón tay tin tức hoàn cầu thoáng cho thấy một vài tia hy vọng giữa thời
khiếp đảm và điều này quan trọng không kém.
1.Trong
số 80,000 người mắc COVID-19 ở Trung Hoa, hơn 70% đã phục hồi và đã ra khỏi các
bệnh viện.
Đó là nguyên văn tuyên bố
của Cơ Quan Y Tế Liên HIệp Quốc tuần rồi.
2.Các khoa học gia đã mường tượng được loại
vi khuẩn mới này xâm nhập vào tế bào con người ra sao, một điều sẽ giúp rất nhiều
việc khai triển cách điều trị nó.
Theo Live Science, sau
khi các khoa học gia tiết lộ hình ảnh đầu tiên cho thấy loại vi khuẩn mới bám
vào các tế bào hô hấp của con người và tạo ra các vi khuẩn mới ra sao, các nhà
nghiên cứu tại Trung Hoa đã làm đông đặc các hình ảnh này tới mức nguyên tử ở
chỗ bám vào. Với tin vui này, việc hiểu được cách loại vi khuẩn này xâm nhập
vào các tế bào sẽ giúp các nhà nghiên cứu tim ra loại thuốc và vắc-xin để đánh
bại chúng.
3.Nhờ
mức độ tự cách ly cao, Codogno, một trong hai trung tâm của vi khuẩn corona ở Ý
vừa tường trình đã giảm đáng kể các trường hợp lây nhiễm hàng ngày.
Theo U.S. News and World
Report, so với 35 trường hợp mỗi ngày khi bắt đầu bùng phát, chỉ có năm ca nhiễm
mới được công bố vào tuần trước bởi thị trưởng của Codogno, Francesco
Passerini. Ông Passerini nói: “Đây là một cuộc chiến tranh. Nó là một cuộc chiến
tranh, nhưng chúng ta có mọi khả năng để chiến thắng. Khác với các bậc cha ông
của chúng ta, những người đã thực sự chiến đấu cho tự do của chúng ta, chúng ta
đang được yêu cầu thể hiện trách nhiệm - trách nhiệm và bình tĩnh”.
4. Các nhà khoa học ở Canada đã tạo ra những bước đột phá
lớn trong nỗ lực phát triển vắc-xin
Một nhóm các nhà khoa học
Canada cuối cùng đã phân lập và phát triển các bản sao của vi khuẩn corona, một
điều nay đang có thể giúp các nhà khoa học nghiên cứu mầm bệnh để khai triển việc
thử nghiệm, phương pháp điều trị, vắc-xin tốt hơn và hiểu rõ hơn về sinh học của
nó, nhóm nghiên cứu nói như thế trong một tuyên bố với New York Post.
5. Trung Quốc đang thử nghiệm năm giải pháp vắc-xin khác
nhau, tuyên bố họ có thể có vắc-xin sẵn sàng vào tháng tới
Theo South China Morning
Post, tám viện nghiên cứu khác nhau ở Trung Quốc đang nghiên cứu năm cách chủng
ngừa khác nhau để chống lại vi khuẩn corona mới. Ông Zhong Zhongwei, Giám đốc
Trung tâm Phát triển Khoa học và Kỹ Thuật của Ủy ban Y tế Quốc gia, cho biết
“theo ước tính của chúng tôi, chúng tôi hy vọng rằng vào tháng 4, một số vắc-xin
sẽ được đưa vào nghiên cứu lâm sàng hoặc được sử dụng trong các tình huống cấp
cứu”. Tờ New York Post nhận định rằng, mặc dù đúng là sẽ mất ít nhất 12 đến 18
tháng để cung cấp vắc-xin an toàn cho công chúng nói chung, theo luật pháp
Trung Quốc, chúng có thể được phát hành sớm hơn để sử dụng khẩn cấp trong trường
hợp cấp cứu y tế công cộng, miễn là các lợi ích phải vượt trội so với các rủi
ro.
6. Các thử nghiệm chích ngừa ở Hoa Kỳ đã được tiến hành
Một thử nghiệm vắc-xin của
Moderna đã được bắt đầu tại Kaiser Permanente thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe của
Tiểu bang Washington ở Seattle, nơi hy vọng sẽ xác nhận sự an toàn của vắc-xin
trước khi sản xuất hàng loạt.
7. Một nhóm các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm đã tính
toán tỷ lệ tử vong do sự bùng phát của vi khuẩn corona Vũ Hán gây ra là khoảng
1.4%, thấp hơn nhiều so với các ước tính trước đó
Mặc dù ước tính và dữ kiện
này áp dụng trực tiếp cho Vũ Hán, nơi bắt đầu bùng phát loại vi khuẩn corona mới,
nó cung cấp một hướng dẫn đầy hy vọng cho các nơi khác trên thế giới vì nó ghi
nhận một ước tính thấp hơn đáng kể so với số thống kê 3% trước đó. Một phân
tích đầy đủ các dữ kiện có thể được tìm thấy tại Stat News.
8. Các nhà máy sản xuất rượu trên khắp Hoa Kỳ đang tự chế
tạo chất khử trùng tay và tặng miễn phí
Theo Associated Press, có
lẽ nhiều người Mỹ sẽ bình tĩnh trở lại, không hốt hoảng tích trữ hàng hóa, vì
các nhà máy sản xuất rượu trên khắp đất nước đang sử dụng rượu có độ bền cao để
làm thuốc khử trùng tay và phân phối miễn phí, hoặc muốn quyên tăng tùy ý để chống
lại vi khuẩn corona mới.
9. Ô nhiễm không khí đã giảm mạnh tại các thành phố có số
lượng cao các cá nhân bị cách ly, nước của Venice đang rất sạch
Các nhà phân tích của tờ
Washington Post đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể khí thải khắp châu Âu nhờ việc
các cá nhân tự kiểm dịch và xe hơi đậu ở nhà. Mặc dù rất ít an ủi đối với một
quốc gia bị tàn phá bởi tân vi khuẩn corona, nhưng việc này làm nổi bật tác động
của con người đối với môi trường. Emanuele Massetti, một chuyên gia về khía cạnh
kinh tế của việc biến đổi khí hậu tại Đại học Georgia Tech, người đã nghiên cứu
chính sách khí hậu của Ý, nói với tờ Washington Post: "Tôi hy vọng ô nhiễm
sẽ giảm hơn nữa khi các hạt trong khí quyển bị phân tán hoặc hấp thụ. Trong một
vài ngày, người ta sẽ được tận hưởng không khí sạch nhất từ trước đến nay ở miền
bắc nước Ý".
10. Một nhà nghiên cứu của Đại học Johns Hopkins đã tuyên
bố các kháng thể từ các bệnh nhân của vi khuẩn corona đã phục hồi có thể giúp bảo
vệ những người có nguy cơ
Một phương pháp điều trị
có thể có sẵn trong các trường hợp khẩn cấp, một nhóm của Đại học Johns Hopkins
cùng với nhiều nhà nghiên cứu khác đang nghiên cứu xem liệu các kháng thể của
những người được chữa khỏi vi khuẩn corona có thể giúp bảo vệ những người có
nguy cơ khỏi bị vi khuẩn hay không. Nhà miễn dịch học Arturo Casadevall nói với
tờ Science Alert: "Việc triển khai giải pháp này không cần nghiên cứu hay
phát triển. Nó có thể được triển khai trong vòng một vài tuần vì nó phụ thuộc
các thực hành của ngân hàng máu bình thường". Chưa kể, một công ty dược phẩm
Nhật Bản đang gần đến chỗ phê duyệt phương pháp điều trị.
11. Tỷ phục hồi của Nam Hàn đang bắt đầu cao hơn tỷ lệ các
trường hợp lây nhiễm mới
Theo tờ India Today, đối
đầu với dịch bệnh lớn nhất bên ngoài Trung Quốc, Nam Hàn đã báo cáo nhiều vụ phục
hồi khỏi vi khuẩn corona hơn các trường hợp lây nhiễm mới, vào thứ Sáu, lần đầu
tiên kể từ khi dịch bệnh xuất hiện vào tháng 1, khi xu hướng suy giảm trong các
trường hợp hàng ngày làm người ta tăng hy vọng rằng dịch bệnh lớn nhất châu Á
bên ngoài Trung Quốc có thể đang dừng lại.
12. Trung Quốc đang đứng vững trở lại khi cho mở công viên
và các phương tiện thể thao, nới lỏng các hạn chế đi lại
Khi loại vi khuẩn corona
mới được kiểm soát ở Trung Quốc, các công viên và địa điểm du lịch đã mở cửa trở
lại trên khắp đất nước, cùng với các hạn chế du lịch được nới lỏng. Tờ South
China Morning Post cho biết: "Ủy ban Y tế Quốc gia cho biết hôm thứ Năm rằng
vụ bạo phát đã vượt qua cực điểm của nó và các số liệu dường như ủng hộ tuyên bố
của họ. Vào thứ Sáu, chính quyền ở Trung Quốc đại lục tường trình chỉ có 11 trường
hợp Covid-19 mới, trong đó bốn trường hợp ở Hồ Bắc". Theo ESPN, ngay cả
bóng rổ chuyên nghiệp cũng đã tái xuất ở châu Á.
13. Trung Quốc cũng đã đóng cửa bệnh viện coronavirus cuối
cùng, không đủ bệnh nhân mới để tiếp tục mở cửa
Trung Quốc đã đóng cửa tất
cả 16 bệnh viện vi khuẩn corona tạm thời ở Vũ Hán khi các trường hợp nhiễm vi
khuẩn này đã bắt đầu suy giảm. Theo hãng tin Tân Hoa Xã, "Nhóm cuối cùng gồm
49 bệnh nhân đã bước ra khỏi bệnh viện tạm thời Vũ Xương ở thủ phủ của tỉnh Hồ
Bắc vào chiều thứ ba giữa những tiếng cổ vũ".
14. Các nhà nghiên cứu Úc đang trong giai đoạn thử nghiệm
hai loại thuốc chữa vi khuẩn.
Các nhà khoa học ở Úc
tuyên bố đã nhận diện được cách hệ thống miễn dịch của cơ thể chiến đấu với tân
vi khuẩn corona. Được công bố trên tạp chí Nature Medicine vào thứ ba, cuộc
nghiên cứu cho thấy người ta đang phục hồi khỏi vi khuẩn giống như khỏi bệnh
cúm vậy. Đồng tác giả nghiên cứu, giáo sư Kinda Kedzierska, nói với BBC News:
"Khám phát này quan trọng vì đây là lần đầu tiên chúng ta thực sự hiểu hệ
thống miễn dịch của chúng ta chiến đấu với vi khuẩn corona mới ra sao".
15. Nhiều doanh nghiệp đã đẩy mạnh việc giải quyết cuộc khủng
hoảng
Các nhà hàng, thể thao và
doanh nghiệp đều đang đẩy mạnh việc chống lại các hậu quả cộng đồng của tân vi
khuẩn corona. Thế giới thể thao đang quyên tiền cho các nhân viên sân vận động,
Uber Eats đang phân phối giao hàng miễn phí để giúp các nhà hàng độc lập, các cầu
thủ bóng đá chuyên nghiệp đang giải trí cho người xem bằng một giải đấu FIFA,
các nhà hàng đang dọn đồ ăn miễn phí cho những người cần, và Bill Gates đang
tài trợ hàng triệu đô la để gia tăng tốc độ phát triển phương pháp điều trị vi
khuẩn corona, đây mới chỉ là một vài trong số hàng tá điển hình.
16. Apple, Starbucks mở lại tất cả các cửa hàng tại Trung
Quốc
Trong khi các cửa hàng và
nhà hàng trên khắp Hoa Kỳ bị đóng cửa, cả Apple lẫn Starbucks đã mở lại tất cả
các cửa hàng của họ ở Trung Quốc khi vi khuẩn corona mới lan truyền chậm lại
trên cả nước.
17. Trung tâm Y Tế MetroHealth đã phát triển một xét nghiệm
vi khuẩn corona đem lại kết quả sau vài giờ chứ không phải vài ngày
Tờ News 5 Cleveland cho
hay, "Trung tâm y tế MetroHealth trở thành bệnh viện đầu tiên ở tiểu bang
hiện có thể xét nghiệm các mẫu COVID-19 tại phòng thí nghiệm của họ với kết quả
khả dụng chỉ sau hai giờ". Mặc dù nguồn cung hạn chế, nó lưu ý một bước
quan trọng đối với việc xét nghiệm rộng rãi vi khuẩn corona mới.
18. Các nhà khoa học ở Israel cũng đã ghi nhận khả năng
công bố sự phát triển ra vắc-xin vi khuẩn corona trong vòng vài tuần
Theo Bộ trưởng Khoa học
và Thuật Ofir Akunis, các nhà khoa học Israel đang tiến hành việc phát triển ra
loại vắc-xin đầu tiên để chống lại loại vi khuẩn corona mới. Theo một công bố
báo chí, loại vắc-xin này có thể sẵn sàng trong vòng một vài tuần và có sẵn để
sử dụng trong 90 ngày.
19. Một công ty kỹ thuật sinh học ở San Diego đang phát
triển vắc-xin chống vi khuẩn corona với sự hợp tác của Đại học Duke và Đại học
Quốc gia Singapore
Khi cuộc chạy đua để phát
triển vắc-xin chống vi khuẩn corona mới tiếp tục diễn ra trên toàn thế giới,
công ty kỹ thuật sinh học có trụ sở tại San Diego, Arcturus Therapeutics, đang
nghiên cứu để tạo ra một loại tại phòng thí nghiệm của mình. Công ty đang hợp
tác với Duke NUS-Medical School, một hùn hạp giữa Đại học Duke và Đại học Quốc
gia Singapore. Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Joseph Payne, nói với CBS8: Mặc
dù việc phát triển một loại vắc-xin có hiệu quả chưa bị chứng minh là không thể,
"Thách thức lớn với các vắc-xin là quy mô của liều lượng và tính khả thi của
việc sản xuất".
20. Một loại thuốc cúm của Nhật Bản đã được chứng minh là có
hiệu quả trong việc điều trị vi khuẩn corona mới
Theo tờ The Guardian,
Zhang Xinmin, một viên chức của Bộ khoa học và kỹ thuật Trung Quốc, cho biết
favipiravir, được phát triển bởi một công ty phụ của Fujifilm, đã tạo ra các kết
quả đáng khích lệ trong các thử nghiệm lâm sàng ở Vũ Hán và Thẩm Quyến với 340
bệnh nhân. Ông Zhang Zhang nói với các phóng viên hôm thứ ba: “Đây là một mức độ
an toàn cao và rõ ràng có hiệu quả trong việc điều trị”.
21. Trung Quốc báo cáo chỉ có một trường hợp nhiễm vi khuẩn
corona mới trong nước trong ngày thứ hai liên tiếp.
Ủy ban Y tế Quốc gia cho
biết "Trong ngày thứ hai liên tiếp, chỉ có thêm một vụ lây nhiễm mới ở Vũ
Hán, thành phố trung tâm nơi vi khuẩn này xuất hiện lần đầu vào cuối năm
ngoái". Tờ Daily Mail cho biết: các vụ mới ở xung quanh tỉnh Hồ Bắc hiện
đã ở mức một con số (one digit) trong bảy ngày qua, giảm từ mức cao nhất vài
nghìn người mỗi ngày vào đầu tháng Hai.
22. Các cộng đồng đang cùng nhau giúp đỡ hàng xóm của họ
Hàng xóm trên khắp đất nước
đang đẩy mạnh việc mua tạp hóa cho những người không thể rời khỏi nhà của họ.
Các dịch vụ địa phương cũng đã tiếp cận với cộng đồng Seattle để khuyến khích
những người cần giúp đỡ, tận dụng các cơ hội có sẵn cho họ.
23. Một cụ bà Trung Quốc 103 tuổi đã hồi phục hoàn toàn từ
COVID-19
Sau khi được điều trị
chưa đầy một tuần, cụ bà này sẽ lãnh huy chương vàng như là bệnh nhân vi khuẩn
corona sống lâu nhất đã phục hồi ở Trung Quốc và thúc đẩy người già hoàn cầu giữ
vững hy vọng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)