Mar 22, 2020 - Chúa nhật thứ IV
Mùa
Chay năm A - Lạy
Chúa, con tin!
Các Bạn thân mến,
Như người mù từ lúc mới
sinh mà các môn đệ Đức Giesu đề cập trong Tin Mừng hôm nay, thì thuyết Nhân Quả
giải thích thế nào?
Chắc các Bạn còn nhớ có lần
mình đề cập đến vấn đề con người lợi dụng hoặc không hiểu sâu sắc thuyết Nhân
Quả để giải thích hoạc lồng ý nghĩa chủ quan răn đe nặng nề, làm thất vọng,
chán nản, nhụt khí, gây oán ghét, căm thù cho thế hệ trẻ hiện tại với những
câu: - đời cha ăn mặn, đời con khát nước
- làm phúc thì được phúc! - ở hiền gặp lành, ở dữ gặp ác!…Thì ai còn sức phấn đấu
khi biết cha mình là tội phạm, đã ăn mặn? Ai còn muốn sống ngay thẳng khi biết
mẹ mình ích kỷ, ác độc? Ai còn muốn cố gắng ăn ở hiền lành khi biết ông bà mình
buôn bán gian lận? …Vì nhân qủa mà!
Thật hợp lý khi Tin Mung
chúa nhật IV mùa chay này, Thánh Gioan tường thuật một trong những sự việc giúp
chúng ta hiểu sâu sắc, có ý nghĩa về sự an bài của Thiên Chúa trong chương
trình cứu độ nhân loại của Ngài.
Tin Mừng ghi lại khi đi
ngang qua một người mù từ lúc mới sinh, các môn đệ nêu cho Đức Giesu một vấn đề
mà người Do Thái đặc biệt quan tâm, nhưng rất nan giải. Là việc người Do Thái kết
hợp chặt chẽ đau khổ với tội lỗi. Ho suy luận căn cứ trên câu khẳng định căn bản:
nơi nào có đau khổ thì phải có tội lỗi ẩn núp đâu đó. Nên các môn đệ hỏi Đức
Giesu:"Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh
ta hay cha mẹ anh ta?"
Đức Giêsu trả lời:"Không
phải anh ta, cũng chẳng phải cha mẹ anh ta phạm tội. Nhưng chuyện đó xẩy ra là
để các việc của Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh."
Rồi Ngài mở mắt cho anh mù
này. Lời nói, việc làm của Ngài làm mọi người có mặt ngạc nhiên kính phục, còn
người Pharisieu thì tranh luận, gây chia rẽ nhau.
1. Thái độ của Đức Giesu:
Đức Giesu không giải
thích, không triển khai mối liên hệ giữa tội lỗi và đau khổ, Ngài chỉ nói sở dĩ
người này gặp khó khăn là nhằm tạo cơ hội để chứng tỏ khả năng của Thiên Chúa.
Điều này đúng theo ý nghĩa:
a) Với
tông đồ Gioan thì phép lạ luôn là một dấu hiệu về sự vinh hiển và quyền năng của
Thiên Chúa:
- Chân lý tối cao là vinh quang của Thiên Chúa
nằm trong sự nhân từ thương xót của Ngài.
- Không khi nào Thiên Chúa có thể bầy tỏ vinh
quang bằng lúc biểu lộ sự thương cảm của Ngài.
- Mọi bất hạnh như họan nạn, sầu khổ, đau buồn,
tuyệt vọng, mất mát mà con người gặp đều để chứng tỏ quyền năng, cơ hội bầy tỏ
ân sủng của Thiên Chúa,
- Vì trước hết nó cho phép người gặp bất hạnh
chứng tỏ hành động của Thiên Chúa.
- Khi gặp bất hạnh, người không biết Thiên
Chúa có thể ngã qụy, nhưng người đang đồng hành vói Ngài có thể làm nổi bật sức
mạnh, vẻ đẹp, sự nhẫn nhục, và sự cao quí vốn có của mình nhờ sự hiện diện của
Thiên Chúa.
- Khi giúp đỡ những người đang gặp khó khăn,
chúng ta có cơ hội chứng minh cho người khác thấy vinh quang của Thiên Chúa.
- Đức Giesu còn là đường đi nối bước vào cuộc
đời chúng ta, để chúng ta trở thành một phần của đường đi ấy. Đó là đại lộ của
Ngài, đang chạy từ Ngài xuyên qua chúng ta rồi đến với tha nhân.
- Khi hiến thân hiến của giúp đỡ người bất hạnh
là lúc Thiên Chúa dùng chúng ta như con đường, qua đó Ngài gởi sự cứu trợ của
Ngài đến cho dân Ngài.
- Vậy giúp đỡ đồng bào là bầy tỏ vinh hiển của
Thiên Chúa, vì như thế cho người ta thấy Thiên Chúa như thế nào.
b) Các
Phúc âm khác cũng chứng tỏ phép lạ là do lòng thương xót nhân từ của Đức Giesu
như:
- "Đức Giêsu trông thấy một đoàn người
đông đảo, thì chạnh lòng thương và chữa lành các bệnh tật của họ"(Mt
14,14).
- Gặp hai người mù tại Giêrikhô,"Đức
Giêsu chạnh lòng thương, sờ vào mắt họ. Tức khắc, họ nhìn thấy được và đi theo
Người" (Mt 20,34).
- Gặp đám tang con trai bà goá thành Naim:"Đức
Giêsu trông thấy bà, liền chạnh lòng xót thương. Chúa nói: Bà đừng khóc nữa. Rồi
Ngài lại gần, chạm vào quan tài. Các người khiêng dừng lại. Đức Giêsu nói: Hỡi
người thanh niên, tôi bảo anh, hãy chỗi dậy. Người chết liền ngồi dậy và bắt đầu
nói". (Lc 7,13-19).
- Thuật lại phép lạ Chúa cho ông Ladarô sống lại,
thánh Gioan viết:"Lòng Người thổn thức và xao xuyến" (Ga 11,33) và
"Đức Giêsu đã khóc" (Ga 11,35).
- Thấy đám đông không có gì ăn. Đức Giêsu nói
với các môn đệ:"Thầy chạnh lòng thương đám đông, vì họ ở luôn với Thầy
đã ba ngày và họ không có gì ăn. Thầy không muốn giải tán họ, để họ nhịn đói mà
về, sợ rằng họ bị xỉu dọc đường" (Mt 15,32).
- Đức Giêsu đã tìm cách cứu người phụ nữ khỏi
bị ném đá. Rồi dịu dàng nói:"Không ai lên án chị sao? Tôi cũng vậy. Tôi
không lên án chị đâu. Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa" (x.
Ga 8,3-11).
2. Phải chu toàn công việc Thiên Chúa trao
đúng thời hạn:
-
Thiên Chúa ban thời gian cho loài người để ban ngày làm việc, ban đêm
nghỉ ngơi. Ngày và đêm đều có giới hạn, nghĩa là thời giờ làm việc, nghỉ ngơi rồi
cũng sẽ qua đi, không còn ở mãi với chúng ta.
- Vậy
phải chu toàn bổn phận, gấp rút làm việc cho xong lúc còn ban ngay, khi đêm xuống
sẽ không còn thời gian làm việc nữa.
- Đừng
chần chừ hoãn lại công việc nào đến lần sau, lúc khác, vì lần sau có việc của lần
sau, và lúc khác có thể sẽ chẳng bao giờ đến.
- Mỗi
người có số thời gian nhất định không như nhau và cũng chẳng thể biết là bao
nhiêu để sống, để phục vụ Chúa và anh em. Nên hãy tận dùng nó trước khi nó hết.
Sẽ tránh được đau buồn, ân hận khi biết rằng đã làm kịp thời việc mình muốn và
việc phải làm.
- Đừng
bỏ lỡ, đánh mất cơ hội. Bởi có thể chẳng bao giờ cơ hội ấy trở lại.
-
Thiên Chúa cho mỗi Kito hữu đều có cơ hội nhận Đức Giesu làm Vua, làm
Chúa, làm Đấng Cứu Thế, làm Cha, làm Chủ, làm Bạn mình, nên hãy tân dụng triệt
để.
- Tuy
nhiên kinh nghiệm về tâm lý tôn giáo cho thấy, và như cảnh báo chúng ta rằng hạn
tuổi và sự ăn năn tin nhận Thiên Chúa thường xẩy ra tỷ lệ nghịch với nhau,
nghĩa là càng lớn tuổi chúng ta càng chai lì!
- Thế nhưng số tuổi lại tỷ lệ thuận với những
lỗi phạm, càng gần sự chết hơn, đấy là điều Thiên Chúa luôn cảnh giác chúng ta:
Đây là đúng thời điểm!
- Không phải quyền năng Thiên Chúa bị giới hạn,
nhưng nếu cứ trì hoãn những quyết định quan trọng, những việc cần làm, thì càng
ngày có thể chúng ta càng ít quyết định, càng ươn lười hơn thì thật nguy hiểm
cho sự cứu rỗi!
- Phải làm việc, phải tẩy rửa sạch sẽ mọi thứ
trong khi còn ánh sáng, còn sáng suốt trước khi màn đêm buông xuống, bóng tối
bao trùm tất cả.
- Tuy nhiên vì vất vả lo toan cho cuộc sống,
vì mù lòa, đam mê, yếu đuối, cám dỗ trăm chiều…sẽ chẳng dễ dàng cho chúng ta
làm việc đúng thời điểm, nắm bắt cơ hội Thiên Chúa gởi đến, đúng là một nguy
cơ!
- Vậy
trong bất cứ tình huống nào, hãy trông cậy Thiên Chúa, xin Ngài bầy tỏ vinh
quang và lòng cảm thương của Ngài trên chúng ta.
- Chỉ
có thế chúng ta mới có thể can đảm đón nhận mọi bất hạnh mà không gay gắt oán
trách giận hờn, làm mất ơn Chúa ban.
3. Con mắt đức
tin:
- Câu
chuyện người mù này còn có một phép lạ thứ hai tuyệt diệu hơn: đó là đức tin,
là ánh sáng thiêng liêng, là ân sủng khiến anh mù quì xuống tuyên xưng Ðức
Giêsu là "Chúa".
- Phép
lạ diễn ra cách rất logic: phản ứng đầu tiên của anh mù đối với Ðức Giêsu là
xem Ngài như người bình thường. Vì thế, khi có người hỏi anh về sự lành bệnh,
anh liền trả lời:"Người mà thiên hạ gọi là Giêsu đã làm bùn xức mắt tôi
và bảo: Ngươi hãy đến hồ Silôê mà rửa. Bấy giờ tôi đi, tôi rửa và tôi trông thấy."
- Tới
nhận thức thứ hai: khi đám Pharisêu hỏi lần nữa:"Còn anh, anh nói gì về
người đã mở mắt cho anh?" Anh đáp:"Đó là một Tiên tri".
Câu trả lời chứng tỏ nhận thức của anh về Ðức Giêsu đã được nâng lên cao.
- Cuối
ngày, khi anh mù được đối mặt với Ðức Giêsu, Ngài nhìn thẳng vào mắt anh và hỏi:"Anh
có tin Con Thiên Chúa không? Anh thưa: “Thưa Ngài, nhưng Người là ai để
tôi tin Người?" Đức Giêsu đáp:"Anh đang nhìn thấy Người và
chính Người đang nói với anh". Anh ta liền nói:"Lạy Ngài, tôi
tin", và anh ta sấp mình thờ lạy Người.
- Lần
này nhận thức của anh về Đức Giêsu đã nhảy vọt tới bước cuối cùng, nhận ra Ngài
là Thiên Chúa. Đó là ân sủng đức tin, ánh sáng tâm linh mà Ngài ban cho anh mù
kỳ diệu quí giá hơn sự phục hồi thị giác rất nhiều.
-
Chúng ta cũng đã nhận được ân sủng đức tin do Ðức Giêsu ban trong bí
tích rửa tội.
- Trước
khi thanh tẩy, chúng ta cũng bị mù lòa. Nhưng khi được rửa tội, Ðức Giêsu trở
nên quí báu và thân mật hơn nhiều đối với chúng ta.
- Ðấy
là điểm tương tự thứ hai giữa chúng ta và anh mù trong Tin Mừng hôm nay: ngoài
việc nhận lãnh ân sủng đức tin, nhận thức về Đức Giêsu cũng lớn dần lên, trưởng
thành hơn để cuối cùng đạt được hình thức viên mãn là nhận ra Ngài đúng như bản
chất thật sự của Ngài, là Con Thiên Chúa cao cả và tuyệt diệu vinh hiển.
- Đức Giêsu còn đến với chúng ta như một người
vô danh, như thủa xưa Ngài đến với các tông đồ trên bờ biển. Ngài nói với chúng
ta cũng chính những lời Ngài đã từng nói với họ:"Hãy theo Ta!"
- Và từ
đó, bất cứ ai chấp nhận lời mời gọi của Ngài thì dù thông thái hay tầm thường,
trẻ hoặc già, khỏe mạnh hay ốm đau, Ngài đều mạc khải chính Ngài cho họ ngay
trong những truân chuyên, khổ đau của họ. Và qua kinh nghiệm riêng, họ sẽ biết "Ngài
là ai".
- Bởi
con mắt đức tin làm người ta "sáng mắt, sáng lòng", biết vươn
lên tới hạnh phúc tuyệt đối là Thiên Chúa. Mà không đánh mất con người thể xác
của mình, do biết chừng mực, tránh những nguy hại, hầu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.
Những người này đã dùng cặp mắt đức tin để nhìn sự vật trong các biến cố hằng
ngày.
- Tuy
nhiên Kitô hữu không chỉ phải nhìn bằng con mắt thể xác như mọi người, mà còn
phải dùng con mắt đức tin để thấy những thực tại siêu nhiên và có thể nhìn thấy
Thiên Chúa xuyên qua tất cả.
- Với cặp
mắt thể xác và tinh thần, cả hai đều quan trọng, nhưng nếu có đối chọi thì với
quyền lợi Kitô hữu, chúng ta phải ưu tiên cho con mắt tinh thần, nghĩa là có bị
mù lòa về con mắt thể xác, mà ngời sáng về con mắt đức tin thì chúng ta cũng
hãy chọn vì không sáng mắt nhưng được sáng lòng!
Lạy Chúa,
chúng con không mù lòa về thể xác như người mù từ lúc mới sinh ngồi bên vệ đường.
Nhưng xin Chúa dủ lòng thương cho chúng con con mắt đức tin để chúng con được
thấy bản thân mình với những ích kỷ, vô cảm, tự phụ kiêu căng, thành kiến, nông
cạn, hời hợt, duy vật… để chúng con không mù lòa về tình cảm, tinh thần và đức
tin, hầu biết cảm thương với tha nhân, thấy nhu cầu, giá trị thật của mọi người,
cùng vẻ đẹp thiên nhiên vũ trụ Chúa đã ban, để cuối cùng chúng con được diện kiến
Ngài, an tâm vì thấy Ngài luôn hiện diện bên chúng con ngay cả những khi chúng
con không cảm nhận được, vì Đức Giesu Kito Chúa chúng con. Amen.
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét