Thứ hai, 25/1/2021, Thứ hai, 25/1/2021, VnExpress.net
Những ‘tiêu chuẩn kép’ đôi khi chúng ta vẫn áp đặt
Cùng một hành động, có bản chất như nhau nhưng chủ thể là đàn ông hoặc phụ nữ rất có thể có cách hiểu trái ngược nhau.
Chúng ta thường có thái độ hoàn toàn khác nhau đối với cùng một hành động của cha và mẹ. Những người bố thường được khen ngợi vì bất cứ điều gì họ làm cho con mình, trong khi người mẹ thường bị chỉ trích vì những hành động tương tự.
Chúng ta có xu hướng đổ vạ cho “những ngày đó” của phụ nữ, bất cứ khi nào chúng ta thấy một người phụ nữ có tâm trạng tồi tệ.
Với đàn ông, lông nách phần nào thể hiện phong độ phái mạnh. Nhưng phụ nữ để lông nách chẳng được ai ưa.
Cùng bản chất, nhưng các cuộc tranh luận đôi khi lại được hiểu theo cách khác nhau, với đối tượng khác nhau: nữ hay nam.
Tóc bạc ở cả hai giới, đôi khi lại mang đến những cảm nhận rất khác nhau.
Ngay cả trong những câu chuyện hư cấu, khi một người đàn ông có khả năng bay - anh ta là một anh hùng, nhưng khi một người phụ nữ làm điều đó, cô ấy sẽ là một phù thủy.
Chúng ta thường tin rằng một người phụ nữ có thể giải tỏa căng thẳng của mình bằng những giọt nước mắt, nhưng lại coi một người đàn ông đang khóc là một điều gì đó đặc biệt nghiêm trọng, đáng ngại, thậm chí đánh giá họ là kẻ yếu đuối.
Chúng ta thường biện minh cho sai lầm của một người đàn ông và khái quát hóa khả năng của phụ nữ khi họ mắc những lỗi nhỏ.
Chúng ta có các tiêu chuẩn cơ thể khác nhau cho các giới tính: Nếu anh chàng đẹp trai yêu cô gái có ngoại hình không mấy hấp dẫn, nhiều người cho rằng đó là "tình yêu chân thật". Nhưng nếu một cô gái mảnh mai xinh đẹp yêu một anh béo, già, rất có thể mọi người sẽ quy kết cô ấy "yêu vì tiền".
Thùy Linh (Theo Brightside)05:00 (GMT+7)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét