LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIỮ GÌN BÌNH AN TRONG GIA ĐÌNH BẠN
23
December, 2020
WHĐ (23.12.2020) – Có nhiều
cách để giúp đỡ và không trở nên chướng ngại khi mang lại bình an và hòa thuận
cho gia đình của bạn.
Không có gia đình nào mà
không có những bất đồng. Ngay cả trong Gia đình Thánh, đôi khi Đức Maria và
Thánh Giuse cũng khó mà hiểu nhau. Trong gia đình những người tội lỗi như chúng
ta thì còn hơn thế nữa. Gia đình thường là nơi chúng ta trải qua nhiều cuộc đối
đầu và đau đớn nhất. Tại sao thế này? Bởi vì chúng ta yêu nhau, bởi vì tình yêu
làm cho chúng ta dễ bị tổn thương, và bởi vì việc chia sẻ đời sống hàng ngày thử
thách tình yêu kiểu này: rất khó, nếu không muốn nói là không thể che giấu những
khó chịu và thù hận khi chúng ta sống với nhau 24 giờ một ngày.
Không phải tất cả các vụ
đánh nhau đều nghiêm trọng. Bạn không nhất thiết phải cố gắng tránh chúng. Một
cuộc cãi vã “tốt lành” trong gia đình sẽ tốt hơn là một sự im lặng không nói
nên lời, và việc tranh cãi giữa anh chị em với nhau có thể có lợi – tất nhiên,
miễn là những cuộc cãi vã này dẫn đến sự tha thứ, ngay cả trong trường hợp chỉ
là những sự cố nhỏ. Hàng trăm cuộc đụng độ nhỏ mà không được tha thứ thì có sức
nặng như một cuộc cãi vã nghiêm trọng. Thường là những thứ nhỏ nhặt thôi, nhưng
khi tích tụ lại sẽ dẫn đến đổ vỡ. Ngoài những xung đột lành mạnh, những xung đột
khác có thể gây ra những rạn nứt nghiêm trọng: tất nhiên như là ly hôn, nhưng
cũng có những cuộc cãi vã gây ảnh hưởng sâu sắc giữa cha mẹ và con cái, anh chị
em, cô dì và cháu trai, v.v.
Dù là diễn viên hay khán
giả của những sự rạn nứt này, chúng ta luôn có thể lựa chọn trở thành người hòa
giải hoặc lựa chọn đổ thêm dầu vào lửa. Đương nhiên, chúng ta không thể tha thứ
thay cho người khác (ví dụ, vợ / chồng bị bạn đời lừa dối hoặc cha mẹ bị con
cái phản bội), nhưng thái độ của chúng ta có thể giúp cả hai tiến tới sự tha thứ
và hòa giải, hoặc ngược lại, duy trì thù hận giữa họ.
Bình an có
thể được tìm thấy trong cầu nguyện
Nhiều mâu thuẫn gia đình
trở nên trầm trọng hơn bởi những lời nói ra nói vào thiếu thiện chí, những phán
xét vội vàng, những lời đàm tiếu và những lời vu khống. Brigitte nói: “Tôi đổ lỗi
cho cha dượng của tôi vì ông ta đã bạo hành các con của ông ấy. Nhưng tôi nhận
ra rằng nếu tôi không tha thứ cho ông ấy, tôi cũng đang ngăn cản chồng tôi tha
thứ cho ông ấy; bằng ngàn những suy nghĩ nho nhỏ, bằng những lời cay đắng, tôi
giữ trong lòng mình sự oán hận đối với ông ta”. Để lan tỏa bình an, bạn phải bắt
đầu bằng bình an. Một người mẹ đau khổ vì sự không chung thủy của con rể sẽ
không thể giúp con gái hòa giải với chồng. Người mẹ này đau khổ cho con gái là
điều bình thường, nhưng chỉ cần bà ấy bị cơn giận chi phối, bà ấy chỉ có thể
làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn.
Bình an rất khó đạt được
trong những hoàn cảnh như vậy, nhưng có thể tìm được trong cầu nguyện.
Chúng ta phải vứt bỏ những
phiền muộn, những phản nghịch, những ý nghĩ hận thù, những khao khát trả thù của
mình vào trong lòng chính Đấng thấu hiểu mọi sự và có thể làm được mọi việc. Chỉ
có Thiên Chúa mới có thể làm dịu cơn bão nội tâm của chúng ta và cắm chặt chúng
ta vào trong sự bình an của Ngài. Lúc đó, chúng ta được bao bọc trong sự dịu
dàng của Ngài và có thể lắng nghe mà không phán xét và thông cảm mà không đứng
về phía nào.
Xây dựng bình an trong
gia đình bằng cách không xen vào các cuộc cãi vã của người khác.
Sự sự suy xét khôn ngoan
cũng là một cách tuyệt vời để góp phần vào bình an. Sự suy xét khôn ngoan không
có nghĩa là che giấu, mà là sự thận trọng. Khi sống trong hoàn cảnh xung đột,
điều quan trọng là phải tìm thấy “một trái tim biết lắng nghe”. Nhưng làm sao một
người có thể lên tiếng nếu họ sợ lời nói của mình bị nói lại với mọi người xung
quanh? Những gì được tiết lộ cho chúng ta, những gì chúng ta chứng kiến, không
nhất thiết phải cho cả gia đình biết, ngay cả khi sự tò mò của gia đình được
khơi nguồn từ tình cảm đích thực. Chúng ta hãy cầu xin Chúa Thánh Thần chỉ cho
chúng ta những gì chúng ta có thể nói và phải nói, và nói với ai. Thực tế, sự
khó khăn nằm ở chỗ biết cách nói – khi im lặng trở nên có hại – nhưng chỉ nói một
cách khôn ngoan và luôn luôn tử tế.
Tương tự như vậy, chúng
ta chỉ nên can thiệp trực tiếp nếu thấy thích hợp. Một cách để xây dựng bình an
trong gia đình là tránh xa những cuộc cãi vã không liên quan đến cá nhân chúng
ta. Lắng nghe, chào đón, an ủi: vâng! Có lẽ cũng nên cung cấp thông tin liên lạc
với một linh mục hoặc một chuyên gia cụ thể. Và dĩ nhiên, hãy cầu nguyện trong
cả thời gian tốt lành và thời gian không thuận lợi. Nhưng, mặt khác, chúng ta
nên chấp nhận sự bất lực của mình, chấp nhận ra rằng chúng ta không nhất thiết
phải ở tư thế tốt nhất mới có thể đưa ra lời khuyên. Điều quan trọng nhất không
phải là làm được gì cho những người tranh cãi, mà là ở bên cạnh họ, như một
minh chứng của một tình yêu vô điều kiện và của một niềm hy vọng không ngừng.
Tác giả: Christine
Ponsard
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm
Văn Trung
Từ: aleteia.or
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét