Thứ Bảy, 8 tháng 5, 2021

Sự phục sinh nằm ở trung tâm niềm tin của chúng ta

 

Sự  phục  sinh  nằm  ở  trung  tâm  niềm  tin  của  chúng  ta

The Word Among Us – Lại Thế Lãng dịch

Cốt lõi của thông điệp

Khi những Kitô hữu sơ khai lần đầu tiên loan báo Phúc âm – “Tin mừng” – trên thế giới, có một sự thật làm nền tảng cho sứ điệp của họ: Chúa Giêsu Kitô đã sống lại từ cõi chết!

Trước hết, tôi đã truyền lại cho anh em điều mà chính tôi đã lãnh nhận, Đức Ki-tô đã chết vì tội lỗi chúng ta, đúng như lời Kinh Thánh, rồi Người đã được mai táng, và ngày thứ ba đã trỗi dậy, đúng như lời Kinh Thánh (1Cr 15: 3- 4)

Sự phục sinh của Chúa Giêsu vẫn là cốt lõi thực tế và nguyên lý trung tâm của đức tin Kitô giáo. Đó là biểu hiện tối thượng của tình yêu Thiên Chúa đã biến đổi mọi thứ. Như thánh Phaolô đã nói“Nếu Đức Ki-tô đã không trỗi dậy, thì lòng tin của anh em thật hão huyền” (1Cr 15: 17)

Tình yêu thường chiến thắng theo những cách đáng ngạc nhiên. Thiên Chúa nói qua các tiên tri thời xưa rằng, một ngày nào đó sự chiến thắng của Thiên Chúa sẽ đến trên bóng tối và áp bức. Cũng như Thiên Chúa đã giải cứu dân Do Thái khỏi cảnh nô lệ ở Ai Cập bằng cách phân rẽ Biển Đỏ, vậy Thiên Chúa sẽ cứu tất cả mọi người khỏi cảnh áp bức nhờ sự xuất hiện của Đấng Mêsia.

Giờ đây, sự hiểu biết của người Do Thái về Đấng Mêsia đã hứa này là một vị vua chiến binh giống như Đavít sẽ đạt được hòa bình với thanh gươm. Trong khi nhiều người bắt đầu tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia trong suốt cuộc đời của Ngài thì những hy vọng đó đã tan thành mây khói khi Ngài bị giết. Một Đấng Mêsia bị đóng đinh hoàn toàn không phải là Đấng Mêsia. Hoặc có vẻ như vậy.

Sự phục sinh của Chúa Giêsu cho chúng ta thấy một loại chiến thắng và sức mạnh mới – sâu hơn là sức mạnh thể chất và quyền lực thế gian. Tắt một lời, nó cho chúng ta thấy chiến thắng không gì lay chuyển được của tình yêu. Vì “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4: 8), và Chúa Giêsu là Thiên Chúa. Khi Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết, thông điệp không thể phủ nhận đã phát đi: tình yêu thương mạnh hơn sự chết, tội lỗi và điều ác. Khi các môn đệ rao giảng Phúc Âm, các ông không dẫn dắt với sự giảng dậy của Chúa Giêsu. Các ông có thể đã dậy từ Bài giảng trên Núi (Mt 5-7) hoặc là từ lời phát biểu của Ngài tại Bữa Tiệc ly (Ga 15: 16). Nhưng các ông đã tuyên xưng sự chết và sống lại của Ngài. Kêu gọi sức mạnh của sự phục sinh, Phêrô nói với người ăn xin què “nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng dậy mà đi!” (Cv 3: 6), và ngay lập tức người ăn xin nhảy lên và bắt đầu “vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa.” (3: 8)

Ngày hôm sau, cùng với người ăn xin được chữa lành, Phêrô đã tuyên bố điều này với các thượng tế và các trưởng lão “nhân danh chính Đức Giê-su Ki-tô, người Na-da-rét, Đấng mà quý vị đã đóng đinh vào thập giá và Thiên Chúa đã làm cho trỗi dậy từ cõi chết, chính nhờ Đấng ấy mà người này được lành mạnh ra đứng trước mặt quý vị.” (Cv 4: 10)

Chúa Giêsu đúng là đường, sự thật và sự sống. Sự phục sinh chứng thực mọi điều Chúa Giêsu đã nói về mình. Chúa Giêsu không chỉ dậy dỗ mọi người và chữa lành cho họ mà Ngài còn tuyên bố là Đấng Mêsia – Đấng Cứu rỗi thần thánh cho những thất bại của con người, Đấng một mình hoàn thành việc tha thứ tội lỗi và tỏ bày Đức Chúa Cha cho trần gian.

Khi Ngài tuyên bố với ai đó “Tội của con đã được tha” (Mc 2: 5), các nhà lãnh đạo tôn giáo đã phản đối cách dễ hiểu “Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?” (2: 7). Khi được chất vấn về thẩm quyền và danh tính của Ngài, Chúa Giêsu chỉ dùng một tên duy nhất chỉ dành riêng cho chính Thiên Chúa “Thật, tôi bảo thật các ông: trước khi có ông Áp-ra-ham, thì tôi, Tôi Hằng Hữu!” (Ga 8: 58).

Nếu cuộc sống đầy cảm hứng và quyền năng tuyệt vời của Chúa Giêsu chỉ đơn giản kết thúc bằng việc Ngài bị đóng đinh trên thập giá– trước sự trừng phạt tàn bạo của người La Mã đối với tội phạm – thì hy vọng mà mọi người đặt vào Chúa Giêsu như Đấng Cứu thế thần thánh, Đấng Mêsia và Con Thiên Chúa sẽ bị tiêu tan.

Nhưng Ngài đã trỗi dậy! Là những Kitô hữu, chúng ta không tuyên xưng “Chúa Giêsu đã sống lại”. Chúng ta công bố rằng “Chúa Giêsu đang sống lại”. Ngài thực sự là một Thiên Chúa duy nhất của chúng ta, Đấng đã đến trần gian, chết dưới sự đề nặng của tội lỗi thế gian và thắng vượt sức mạnh của tội lỗi, sự chết và điều ác bằng cách chỗi dậy chiến thắng. Như Ngài đã nói với chúng ta, Ngài “là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14: 6), Đấng “đến để cho (chúng ta) được sống và sống dồi dào.” (10: 10)

Có nhiều hơn cho cuộc sống. Khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài không chỉ được hồi sức. Ngài sống lại trong một thân xác được tôn vinh trong đó Ngài “ không bao giờ chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người” (Rm 6: 9). Đây là tin tốt lành cho tất cả chúng ta. Khi Chúa Giêsu nói về cái chết sắp xẩy ra, Ngài đã hứa “Thầy đi dọn chỗ cho anh em . . . để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó.” (Ga 14: 3). Chúng ta cũng được hứa sẽ phục sinh trong một thân xác được tôn vinh – trong, với và qua Chúa Giêsu Kitô! Niềm hy vọng của chúng ta không chỉ đơn thuần được tìm thấy trong cuộc sống ở đây, ngay bây giờ với tất cả những điều tốt đẹp cũng như những thử thách mà chúng ta trải qua. Những gì Chúa Giêsu đã làm có ảnh hưởng đến đến cuộc sống cua chúng ta bây giờ và mãi mãi.

Cuộc sống vĩnh cửu bắt đầu ở đây và ngay từ bây giờ. Lời hứa tuyệt vời của Thiên Chúa về một cuộc sống mới tồn tại mãi mãi, không phải là diều chúng ta chỉ nhận được sau khi chết. Vương quốc của Thiên Chúa không ở xa và về sau. Chúa Giêsu đã đến để thông báo  rằng “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần” (Mc 1: 15). “Đến gần” có nghĩa là ở đây và bây giờ. Đối với thời gian của chúng ta ở trần gian, Chúa Giêsu đã thực hiện một lời hứa đã được thực hiện sau sự phục sinh của Ngài.

 “Thầy sẽ không để anh em mồ côi. Thầy đến cùng anh em . . . Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” (Ga 14: 18, 26)

Trong Bí tích Rửa tội, chúng ta được thông phần trong sự sống phục sinh của Chúa Kitô khi Chúa Thánh Thần đến với chúng ta và làm cho chúng ta trở nên con cái của Thiên Chúa. Như thánh Phaolô nói “Phàm ai ở trong Đức Ki-tô đều là thọ tạo mới. Cái cũ đã qua, và cái mới đã có đây rồi” (2Cr 5: 17). Đây là tin tốt lành!

Từng chút một, khi chúng ta nói vâng với Chúa Giêsu trong tâm hồn mình và đón nhận Ngài trong các Bí tích, chúng ta trở nên giống Ngài hơn. Vì chúng ta “đang được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó” (2Cr 3: 18). Kinh nghiệm về cuộc sống vĩnh cửu và sự chia sẻ mạnh mẽ của chúng ta trong sự phục sinh của Chúa Kitô chỉ còn là một lời. Chúa Giêsu đến với chúng ta với mong muốn làm cho chúng ta tràn đầy sự sống mới. Nhiệm vụ của chúng ta chỉ đơn giản là cầu xin Ngài và nhận được.

Cuộc sống vĩnh cửu bắt đầu từ bây giờ. Thế giới này không phải là có tất cả. Cuối cùng thì tình yêu sẽ luôn luôn chiến thắng theo những cách đáng ngạc nhiên. Cuộc sống vĩnh cửu bắt đầu qua Chúa Giêsu, Đấng mãi mãi là đường, là sự thật và là sự sống. Chúng ta chỉ cần chọn Ngài như là đường, sự thật và sự sống của chúng ta.

Mùa Phục sinh này, hãy cầu xin Ngài giúp bạn hiểu biết Ngài hơn và trải nghiệm sức mạnh của sự phục sinh của Ngài. Khi bạn làm như vậy, Chúa Thánh Thần sẽ đến và đổ đầy bạn với niềm tin, hy vọng và tình yêu để bạn có thể là ánh sáng cho những ai cũng cần sự sống Chúa Giêsu ban cho./.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét