May 9, 2021 - Chúa nhật
VI Phục Sinh
năm B
" Yêu như Thầy!”
https://canhdongtruyengiao.net/loi-chua/thanh-vinh-dap-ca-chua-nhat-6-mua-phuc-sinh-nam-b.html
Các
Bạn thân mến,
Sau
khi trình bày về dụ ngôn cây nho và cành nho là hình ảnh chỉ sự liên hệ
mật thiết giữa Đức Giêsu với các môn đệ, Ngài tiếp tục nói về sự
hiệp thông giữa các môn đệ với nhau. Rồi ban cho họ một điều răn mới: “phải
yêu thương nhau giống như Thầy đã yêu”. Đó là dấu hiệu môn đệ
thực sự thuộc về Ngài.
Tuy
nhiên càng đọc, càng suy ngẫm Tin Mừng, lại càng thấy khó hiểu, bởi những lời của
Ngài thoạt nghe hợp lý, đơn giản, thiết tha, được an ủi, an tâm...Nhưng rồi lại
có những lời, những câu khó hiểu, làm bối rối tâm lòng chúng ta không ít.
Như
đọan Tin Mừng chúa nhật này, Đức Giesu nói rõ mục đích, yêu cầu, cùng quan điểm
về tình yêu của Thiên Chúa. Không nên hiểu một cách hạn hẹp, hay theo ước muốn
bất toàn, phải chấp nhận sự khôn ngoan và tình yêu trọn vẹn của Thiên Chúa, một
điều rất khó đối với con người trần thế!
“Không
phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em”:
được hiểu ơn gọi làm môn đệ Đức Giêsu không do công trạng hay sự lựa
chọn theo Ngài, mà do Ngài đã kêu gọi và tuyển chọn các ông trước, rồi
các ông đáp lại bằng sự từ bỏ mọi sự mà theo Ngài. Nghe như chẳng còn
điều gì phải nói, phải làm?! Vì phảng phất ý rằng mọi sự Thiên Chúa đã xếp đặt
tất cả cho thế giới, chẳng thể thay đổi hoặc làm khác đi!? Như vậy có tiền định
không? Nhưng Chúa lại nói Ngài hoàn toàn tôn trọng tự do của con người.
Dù
sao chăng nữa, bởi ân sủng và tình thương, Thiên Chúa đã đến kêu gọi, chọn lựa
và sai chúng ta đi, để sinh được nhiều hoa trái cho Ngài.
Khi
được chọn, chúng ta sẽ được nhiều điều tuyệt diệu để:
1. Vui mừng:
- Đời sống con người trần gian vốn đã đầy những
thử thách, khó khăn vất vả thì đời sống Kito Hữu còn khó khăn hơn nữa trong cả
mục đích lẫn hành trình, nhưng vẫn là con đường vui tươi.
- Vì trong việc làm phải, làm đúng, và phục vụ,
bao giờ cũng có niềm vui.
- Kito hữu là tội nhân như những người khác,
nhưng là tội nhân đã được tha thứ và cứu chuộc, niềm vui nằm trong sự kiện đó.
- Ai được tha thứ, cứu chuộc bất cứ việc gì,
hoạn nạn nào mà không vui mừng?!
- Ai có người bạn, người cha thân thiết đầy
quyền lực, luôn ở bên mà không an tâm vui sống?
- Nhưng Chúa cũng biết một lúc nào đó chúng ta
có thể bỏ Ngài, đi tìm chỗ khác, nơi khác mà tưởng là nhà mình, hoặc nghĩ là
Chúa không thương nữa.
- Nên Đức Giesu mời:"Anh em hãy ở lại
trong tình thương của Thầy", là hãy ở mãi với tình thương yêu của
Chúa, đừng bỏ nhà ra đi.
- Vâng giữ các giới răn, cách diễn tả
tình yêu đối với Đức Giêsu. Đó là dấu chỉ cho thấy chúng ta đang “ở
lại trong” tình thương của Ngài.
- Động từ “ở lại” nhấn mạnh sự hiện diện
thường trực của Thiên Chúa trong đời sống “nội tâm” Kitô hữu. Như vậy, đức
ái mà Đức Giêsu đề cao tạo nên một chuyển động hài hòa: bên ngoài thực hành những
huấn lệnh Tin Mừng, bên trong tăng cường mối liên hệ với Ngài.
- Muốn ở lại trong tình yêu của Chúa thì trước
hết phải ở lại trong tình yêu thương anh em.
- Niềm vui hân hoan mà Đức Giêsu có được do
luôn làm theo Thánh Ý Chúa Cha. Niềm vui ấy chúng ta cũng sẽ nhận
được, nếu tuân giữ giới răn yêu thương Ngài truyền.
- Chúa còn khẳng định dù chúng ta có thế nào
chăng nữa vẫn được thương yêu, vì trần gian là chốn tạm bợ, không chỗ nào, nơi
nào là nhà thật, không ai là chúa, là cha, là bạn chân thật của mình nên chẳng
đâu được an vui bằng nhà của Chúa và cũng là nhà thật của mình.
- Ở đó đói thì được ăn, khát được uống, mệt mỏi
được nghỉ ngơi, buồn phiền được an ủi, bệnh tật được chăm sóc chữa lành…là những
niềm vui bất tận, chẳng còn lo lắng.
2. Yêu thương:
Yêu thương là giới răn mới của Đức Giêsu,
điều quan trọng nhất, Ngài đã thực hiện để làm gương cho chúng ta:
a) Tình yêu của Đức Giesu đối với Chúa Cha:
-
Trong suốt cuộc sống ở trần gian, Đức Giêsu luôn vâng theo ý Chúa Cha,
đến nỗi bằng lòng chịu chết trên thập giá.
- Sự vâng phục các điều Chúa Cha truyền
là bằng chứng Đức Giêsu luôn ở lại trong tình thương của Cha.
- Ở đây, chúng ta chạm đến đỉnh cao của Mặc Khải:
Đức Giesu mặc khải cho chúng ta Thiên Chúa là Cha đầy yêu thương, Đấng mà Ngài
giữ mối liên hệ Phụ Tử duy nhất.
b)
Tình yêu của Đức Giêsu đối với các môn đệ: “Chúa Cha đã yêu mến Thầy như
thế nào, Thầy cũng yêu mến anh em như vậy”. Ngài yêu thương các môn đệ
bằng một tình yêu mật thiết như thế.
- Tất cả những gì Đức Giesu lãnh nhận từ Chúa
Cha, là để ban cho các môn đệ.
c) Tình yêu của các môn đệ đối với Đức
Giêsu: Đức Giêsu mời gọi các môn đệ hãy yêu mến Ngài, nhất mực trung thành
với các điều răn của Ngài: “Ai giữ các giới răn của Thầy, người ấy mới là kẻ
yêu mến Thầy”.
d) Tình yêu của các môn đệ đối với nhau:
lệnh truyền duy nhất: “Anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy yêu thương anh em”. Tình yêu Chúa Cha đối với Đức Giesu
là khuôn mẫu tình yêu Ngài đối với họ; đến phiên họ, tình yêu của Ngài đối với
họ phải là khuôn mẫu tình yêu của họ đối với nhau. Các môn đệ phải yêu
thương nhau thể hiện qua việc dấn thân chịu chết vì nhau.
- Giới Răn Mới này cốt yếu Đức Giêsu ban cho
các môn đệ của Ngài, có tầm mức vượt quá mọi mức độ, không còn tình yêu quy chiếu
về chính mình, nhưng về tình yêu vô bờ của Thiên Chúa “hy sinh mạng sống
mình cho những người mà Ngài yêu”.
- Thiên Chúa nhắc đi nhắc lại với con người rằng
Ngài là tình yêu, và tình yêu là một điều răn quan trọng nhất, trong đó bao gồm
tất cả mọi điều răn khác.
- Thiên Chúa muốn chúng ta đáp lại Tình Yêu của
Ngài bằng cách sống yêu thương bác ái với đồng loại.
- Ngài đã dựng nên chúng ta theo hình ảnh của
Ngài, nên mọi người đều có khả năng yêu thương và phải yêu thương nhau, tức là
yêu thương tất cả mọi người, yêu thuong vô điều kiện.
- Thực sự hy sinh và cho đi, trao tặng cả
mạng sống mình, là dấu hiệu của tình yêu tột đỉnh. Đức Giêsu đã yêu
thương môn đệ đến cùng nên sẵn sàng hy sinh chịu chết thay cho môn đệ.
Ngài cũng đòi họ phải noi gương Ngài mà hy sinh mạng sống vì anh em.
- Khi chúng ta gắn bó mật thiết với Đức Giêsu
thì chúng ta được gắn bó với nhau. Yêu anh em là thước đo tình yêu đối với
Ngài. Tình yêu của chúng ta không được chỉ giới hạn trong một số người thân
thích hay người đáng yêu, nhưng phải lan tỏa đến hết mọi người, kể cả những kẻ
thù ghét tìm cách làm hại ta.
- Mỗi ngày chúng ta vẫn có nhiều cơ hội để thể
hiện quyết tâm quên mình vì tha nhân: luôn nghĩ đến người khác, chịu đựng, tìm
ích lợi cho họ…
- Sống vị tha hy sinh là những cái chết nho nhỏ
cho ý riêng và tính xác thịt. Những cái chết đó sẽ chuẩn bị cho sự hy sinh hay
cái chết lớn hơn khi cần.
-
Đức
Giêsu diễn tả mối liên hệ mới mà Ngài đã đến thiết lập giữa Thiên Chúa và con
người là mối tâm giao tình yêu.
- Tuy nhiên vì sự khắc nghiệt của cuộc sống
làm chúng ta nhiều khi xung đột, ganh tị, nghịch thù nhau khiến tình yêu thương
bỉ giảm sút, lệch lạc, mất mát…
- Làm chúng ta chỉ mở rộng con tim yêu thương
người gần gũi như cha mẹ, anh chị em, bạn bè thân thiết, người yêu, người có
thiện cảm qua lại với chúng ta… nghĩa là yêu có điều kiện.
- Còn lại nhiều người khác gần hay xa, biết
hay không biết, chưa được chúng ta yêu thương, không muốn yêu thương hay ghét bỏ
họ.
- Muốn yêu thương mọi người như Chúa dạy, đặc
biệt những người mà chúng ta phải yêu thì cần noi theo Ngài: "Thầy
không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu."
- Chúa tôn trọng nâng chúng ta lên thành bạn
hữu ngang hàng với Ngài, thì chúng ta cũng phải tôn trọng mọi người.
- Bởi khi tôn trọng sẽ phá tan ngăn cách, sẽ
nhìn thấy những ưu điểm để đến với nhau trong tình thân.
- Vì có những người mà tự nhiên chúng ta cảm
thấy xa cách, khó ưa, không thể gần gũi yêu thương.
- Hơn nữa, tôn trọng còn là nền tảng vững chắc
giúp cho tình yêu thương nhau được bền chặt.
- Muốn yêu thương chân chính, thì con tim phải
lành mạnh, tôn trọng những khác biệt của nhau, ngay cả khi lỗi lầm, vì lỗi lầm
là lỗi lầm, con người vẫn là con người, vẫn có nhân phẩm, vẫn do Chúa dựng nên,
chúng ta yêu thương con người đó, yêu thương nhân phẩm đó, chứ không phải yêu thương
lỗi lầm của họ.
- Kito hữu đã được chọn và sai vào thế gian để
vừa sống, vừa chứng minh cho người khác thấy ý nghĩa của tình yêu Thiên Chúa,
tình yêu của chúng ta đối với nhau.
- Đức Giêsu đòi hỏi phải có một tình yêu đích
thực như thế. Đó là một phương cách tạo nên những phép lạ trong đời sống của những
người thời đại này, đúng như cách Đức Giêsu đã tạo nên những phép lạ trong đời
sống của những người thuộc thời đại Ngài.
- Qua tình yêu, Thiên Chúa đã để chúng ta tùy
nghi sử dụng năng lực mãnh liệt nhất trên thế gian, là thứ năng lực mà mọi tiền
của thế gian không thể mua. Mọi tri thức không thể tạo ra. Mọi lãnh tụ không thể
chiếm hữu. Đó cũng là thứ năng lực mà mọi đạo quân trên trần gian không thể tập
trung. Và kỳ diệu hơn nữa, tình yêu là năng lực mà mọi người đều có.
3. Trở thành bạn hữu của
Chúa:
- "Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh
em thực thi những điều Thầy tuyền dạy."
- Ngài thêm:"Thầy không gọi anh em là
tôi tố nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm. Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu,
vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha của Thầy, Thầy đã cho anh em biết."
- Bạn là những người tin tưởng, liên hệ mật thiết,
dẫn đến hiệp thông về tư tưởng, tâm tình và sự sống của nhau. Đức
Giêsu đã cư xử với các môn đệ bằng thứ tình bạn này, Ngài đã tỏ cho
các ông biết tất cả những gì Ngài nhận được nơi Cha Ngài.
- Từ rất
xa xưa, con người đã biết ý niệm làm bạn của nhau, bạn với vua quan, bạn với cả
Thiên Chúa như Apraham là bạn của Thiên Chúa; những người được chọn đặc biệt để
làm bạn với nhà vua…
- Được
là bạn của Chúa cũng vậy, Ngài cho phép chúng ta được sống gần gũi, thân mật,
không bị ngăn cách bởi bất cứ điều gì.
- Từ
khi Ngôi Hai nhập thể bầy tỏ tình yêu Thiên Chúa dành cho con người, thì mối
liên hệ giữa Thiên Chúa và nhân loại đã hoàn toàn thay đổi: không còn là Tạo
hóa và thụ tạo, Thượng đế và phàm nhân, ông chủ và tôi tớ… mà là những bạn hữu
thân tình.
- Tình yêu khiến Chúa hạ mình xuống ngang hàng
với con người, cảm thông và chia sẻ thân phận thụ tạo của con người.
- Tình yêu đó đã đến chỗ tuyệt đỉnh, yêu đến
cùng, đến chết vì người yêu; và Ngài đòi hỏi chúng ta cũng phải bắt chước Ngài
yêu nhau đến mức như vậy.
4. Cộng tác với Chúa:
- Trước hết chúng ta đáp lại tình yêu Thiên
Chúa trong đời sống cá nhân bằng một đời sống mật thiết với Đức Giêsu, với
Thiên Chúa và thể hiện lòng mến Chúa trên hết mọi sự.
- Đền đáp lại tình yêu Thiên Chúa là trong đời
sống gia đình, bằng đời sống hy sinh, phục vụ những người ruột thịt với tình
yêu vô vị lợi, không tính toán, giúp mọi người biết yêu mến Thiên Chúa và yêu
thương tha nhân như Chúa dạy.
- Chúa đã gọi và chọn chúng ta cho những đặc
ân kỳ diệu, và muốn chúng ta trở thành bạn cộng tác với Ngài.
- Người ngoài cũng như nô lệ, chẳng bao giờ được
cộng tác với chủ.
- Bạn hữu thì hoàn toàn khác, được biết việc
làm, ý muốn, lý do chủ làm, và còn được biết cả những gì chủ sẽ làm, sẽ nói.
- Vai
trò vinh dự ấy cho chúng ta biết tất cả kế hoạch, mục tiêu và kỳ vọng của Chúa,
nhưng Ngài không ép buộc, chỉ kêu mời, để chúng ta tự chọn.
- Đó
là một vai trò quan trọng đặt ra trước mắt chúng ta trong một thế giới đang
khao khát tình yêu đích thực như ngày nay. Kito hữu phải là nhân chứng của tình
yêu Thiên Chúa và phải cộng tác với Ngài.
- Ngày nay chúng ta không có dịp chết cho
Chúa, cho tha nhân, nhưng rất nhiều cơ hội để sống cho tha nhân, nghĩa là chết
cho chính mình trong những hy sinh âm thầm, liên tục hằng ngày để cộng tác rao
truyền Tin Mừng của Ngài đến tận hang cùng ngõ hẻm.
5. Làm đại sứ:
- Đức Giêsu đã huấn luyện, sai các môn
đệ đi truyền giáo bằng việc rao giảng Nước Trời, làm chứng cho Ngài
nhờ kết hiệp mật thiết với Ngài, và nhờ Ơn Thánh Thần tác động mà
các ông đã đưa được nhiều người gia nhập Hội Thánh: "Thầy đã chọn
anh em và cắt cử anh em để anh em ra đi sinh được hoa trái”.
- Ngài
chọn chúng ta không phải để sống ẩn dật, khép kín, lo tu thân tích đức, trốn
tránh khó khăn, xa lìa trần thế. Mà để chúng ta đến với Ngài, vào đời, đại diện
Ngài trong thế gian, hầu Chúa và dân gian cùng được ích lợi.
- Điều
đấy phải là mẫu mực và nhịp điệu hằng ngày của đời sống Kito hữu.
6. Trở thành người quảng bá:
- Ngài
chọn chúng ta để ra đi sinh hoa trái “…và hoa trái của anh em tồn tại…"
-
Phương pháp truyền bá Kito giáo là sống đời Kito hữu, đưa người ta đến với
niềm tin Kito, chỉ cho họ thấy kết qủa của đời sống Kito.
- Nhớ rằng Chúa không sai chúng ta đi để tranh
luận, giành giật, đe dọa, bắt thiên hạ theo Ngài, nhưng để thu hút họ đến với
Ngài.
- Hãy xin Chúa cho chúng ta biết sống sao cho
đời sống đạt kết qủa diệu kỳ, đến nỗi người khác cũng ao ước được như thế, xứng
đáng với vai trò quảng bá Tin Mừng.
7. Trở thành con cái đặc
quyền trong gia đình Thiên Chúa:
- "…hầu
tất cả những gì anh em xin cùng Chúa Cha nhân danh Thầy, thì Người ban cho anh
em."
- Một
lần nữa chúng ta đối diện với những khẳng định quan trọng, liên hệ đến sự cầu
nguyện mà chúng ta cần thấu triệt.
- Tuy
nhiên không phải chúng ta sẽ nhận được tất cả những gì mình cầu xin, vì Tin Mừng
có qui định một số luật lệ rõ ràng về vấn đề cầu nguyện:
a) phải bởi đức tin:
.
phải
có lòng tin vững chắc nơi tình thương của Thiên Chúa,
. phải hy vọng,
.
không
như con vẹt.
b) trong danh Đức Giesu:
. không thể xin điều gì mà
Đức Giesu không đồng ý,
. không thể xin những điều
bị cấm đóan, hoặc bất hợp pháp,
. không thể xin điều gì có
thể làm tổn thương người khác,
.
không
thể xin báo thù, dù đó là địch thù của chúng ta,
* nghĩa là lời cầu nguyện sẽ không thành nếu
chúng ta lợi dụng sự cầu nguyện để thỏa mãn tham vọng cá nhân.
c)
phải thuận theo ý Chúa:
.
phải
khiêm tốn,
.
xin
cho ý Chúa được thực hiện, chứ không phải thay đổi ý của Ngài.
. xin Ngài cho chúng ta chấp
nhận điều Ngài muốn.
d)
không vị kỷ:
. không nên chỉ nghĩ đến
nhu cầu riêng của mình, mà cần nghĩ đến nhu cầu của người khác nữa.
. cũng cần xem việc đó có
ích lợi cho mọi người không.
. cám dỗ lớn nhất trong
khi cầu nguyện là chỉ nghĩ đến mình.
- Đức
Giesu đã chọn chúng ta để trở nên những thành viên được đặc biệt ưu tiên trong
gia đình Thiên Chúa.
-
Chúng ta có thể và nên dâng mọi sự lên cho Thiên Chúa trong khi cầu nguyện.
-
Tránh tìm sự đáp lời theo sự hiểu biết hạn hẹp, hoặc ước muốn bất toàn của
mình.
- Cần
chấp nhận sự đáp lời của Thiên Chúa theo sự khôn ngoan và tình thương trọn vẹn
của Ngài.
- Thế
nên càng kính yêu Thiên Chúa, chúng ta càng dễ thuần phục ý của Ngài.
Lạy Chúa, Chúa đã nhắc đi
nhắc lại rất nhiều lần để nêu rõ yêu thương là bản tính của Ngài. Và chính tình
yêu ấy nối kết chúng con với Ngài và nối kết chúng con với nhau. Vâng, tình yêu
của Ngài thúc bách chúng con yêu thương nhau và tình yêu chúng con dành cho anh
em diễn tả tình yêu chúng con với Chúa.
Xin cho ý của chúng con được sáng, tâm được bao dung và thân
hành động quảng đại để chúng con luôn được ở lại trong tình thương của Chúa và
anh em, dù chúng con có nhận ra khuôn mặt của Chúa trong anh em hay không,
chúng con vẫn noi gương Ngài, yêu đến cùng, đến chết trên thập gía. Vì Đức
Giesu Chua chúng con. Amen (mượn ý)
Than
men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét