Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

Người hiện đại nên học cách ngủ thế nào?


Người  hiện  đại  nên  học  cách  ngủ  thế  nào?

Thứ Tư, 31/03/2021-trithucvn.org

(Ảnh: shutterstock.com)

Giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với dưỡng sinh, giúp cơ thể thay thế số lượng lớn tế bào hư hại bằng tế bào khỏe mạnh, cho nên mất ngủ làm kiềm chế quá trình đó. Nếu ban ngày có một triệu tế bào chết đi mà đến đêm chỉ nửa triệu tế bào được bổ sung thì dĩ nhiên sức sống cơ thể bị hao hụt, cứ vậy sức khỏe sẽ suy thoái nhanh hơn theo thời gian.

Thời Chiến Quốc, danh y Văn Quyền nói với Tề Uy Vương: Đạo dưỡng sinh lấy giấc ngủ làm đầu, con người cũng như động vật nói chung cần bảo đảm giấc ngủ mới phát triển được, vì vậy giấc ngủ là liều thuốc bổ hàng đầu cho sức khỏe.

Giấc ngủ và bệnh tật

Thực tế 23:00 giờ là thời điểm bắt đầu một ngày mới chứ không phải 0:00 giờ. Thời gian biểu hoạt động gan và mật liên quan nhau chặt chẽ, lúc 23:00 giờ kinh mật khơi thông, nếu không ngủ sẽ hư tổn khí mật, chức năng túi mật suy yếu thì tạng phủ toàn thân suy yếu theo, làm cơ thể suy giảm khả năng trao đổi chất và miễn dịch, khiến hoạt động cơ thể không thể sung mãn; khí mật hỗ trợ hệ thần kinh trung ương nên nếu bị tổn hại sẽ dễ gặp vấn đề về tinh thần như trầm cảm, dễ kích động…

Giờ sửu (1:00 – 3:00) kinh gan thịnh nhất, nếu vào giờ này để mất ngủ khiến gan không đào thải được chất độc và ảnh hưởng tạo máu mới, khiến máu xấu làm sắc mặt xanh, lâu ngày dễ mắc các bệnh về gan.

Gan thúc đẩy chuyển hóa, quá giờ tý (từ 23:00 giờ đến 1:00 giờ sáng) không ngủ gây bất lợi cho hoạt động chuyển hóa, khiến gan khí bị ngưng trệ nên dễ nóng giận, nhức đầu, chóng mặt, đau mắt, ù tai, tức ngực, táo bón; cũng có thể khiến gan khí không đủ làm cơ thể mệt mỏi, đau thắt lưng và đầu gối, chóng mặt, mất ngủ, hồi hộp lo lắng, thất thần, trường hợp nặng có thể bị xỉu.

Gan cũng liên thông mắt, mất ngủ làm gan yếu sẽ kéo theo thị lực suy giảm, dễ bị hoa mắt, quáng gà, thậm chí có thể gây tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, xơ cứng động mạch, và bệnh võng mạc.

Gan cũng liên quan gân cốt, mất ngủ qua giờ tý sẽ khiến máu gan không đủ gây đau cơ, tê bì, khó gập duỗi, dễ co giật, có thể gây nấm móng, thiếu canxi, mềm xương bánh chè, động kinh, loãng xương.

Gan cũng liên quan tim, mất ngủ qua giờ tý có thể khiến máu gan không đủ, trong khi gan có chức năng dự trữ và điều hòa máu hỗ trợ tim chủ tuần hoàn máu của cả cơ thể, nếu lượng máu cung cấp cho tim không đủ thì cơ thể dễ cảm giác hồi hộp, nặng có thể gây bệnh tim mạch như mạch máu não, tăng huyết áp…

Phương pháp ngủ

Tùy mỗi người mà có thể áp dụng cách khác nhau, dưới đây xin giới thiệu 3 cách:

Trước khi ngủ ngồi xếp bằng khoanh chân tự nhiên, đặt hai tay lên hai đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông trên toàn cơ thể điều tiết theo nhịp thở, đến khi thật buồn ngủ thì nằm xuống ngủ ngay.

Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như làn gió xuân, trước tiên là thổi vào ngón chân cái, sau đó đến các ngón chân khác, sau đó là bàn chân, bắp chân, đùi. Nếu còn tỉnh táo thì liên tưởng lại từ đầu như vậy.

Có thể thường nằm nghiêng về bên phải với lòng bàn tay phải đỡ bên tai phải. Lòng bàn tay là lửa còn tai là nước, hai thứ thành nước và lửa gặp nhau, trong cơ thể người tạo giao nhau giữa tim và thận. Theo thời gian mang hiệu quả dưỡng tim và bổ thận, giúp dễ ngủ.

Y học hiện đại chứng minh người ngủ sớm và dậy sớm sẽ ít bị căng thẳng về tinh thần và ít mắc các bệnh tâm thần hơn. Không nên ra ngoài tập thể dục vào buổi sáng quá sớm, vì trước khi mặt trời ló dạng thì bầu không khí có nhiều độc hại từ lòng đất tỏa lên (đặc biệt là ở các thành phố), rất hại cho cơ thể người.

Đức Liên, Vision Times

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét