Tại sao chúng ta sợ nói KHÔNG?
9/17/2011-conggiao.info
Trong cuộc sống, chúng
ta thường gặp những người có khuynh hướng lôi kéo và điều khiển
chúng ta, họ cố gắng có được chiếm hữu chúng ta hoặc sử dụng chúng
ta, hoặc đơn giản hơn là họ cố chiếm ưu thế trước chúng ta về tinh
thần hoặc thể chất.
Chúng ta phải làm cho
những người nầy hiểu rằng chúng ta đang kiểm soát cuộc sống của
mình, kiểm soát được tinh thần và toàn bộ cảm xúc của ta, thời gian
rỗi rãi của ta, tiền bạc của ta v.v...
Có bao giờ bạn tự
hỏi tại sao mình phải nói CÓ trong khi mình muốn nói KHÔNG? Thực sự
mà nói, hầu hết chúng ta sợ nói KHÔNG. Tại sao?
Sự e ngại phải từ chối người khác.
Các nhà tâm lý học
cho rằng đây là phản ứng với nỗi sợ bị từ chối. Chúng ta nghĩ rằng
nếu chúng ta từ chối ai đó chúng ta sẽ phải hứng chịu hậu quả tai
hại, ít nhất là mất tình thân hữu hay sự yêu mến của bạn bè.
Có thể đúng như thế.
Nhưng có khi nào bạn mua một đôi giày hay hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
chỉ vì người bán hay người môi giới năn nỉ bạn, điều đó có nằm
ngoài nỗi sợ phải từ chối không? Suy cho cùng, thật khó để hiểu được
bản thân.
Có lẽ vậy, nhưng các
nhà tâm lý đã khám phá rằng hầu hết người ta không thể chịu được
bị từ chối, ngay cả với người họ không thích hay không biết. Thật
thú vị phải không?
Những người không
baogiờ nói KHÔNG cảm thấy xấu hổ khi nghĩ rằng mình ích kỷ, ví dụ
họ không dám từ chối làm vừa lòng 25 khách mời bữa tối Giáng Sinh,
hay từ chối trở thành tài xế cho những đứa con của họ, hay từ chối
phải thường xuyên làm việc ngoài giờ mà không được trả tiền phụ
trội để làm vừa lòng ông chủ.
Hậu quả của
thái độ đó là gì?
Sự ấm ức ngày càng
nhiều? Nếu bạn không bao giờ học nói KHÔNG, thì chắc chắn rằng sự
ấm ức sẽ như một liều thuốc độc ngày càng tích tụ trong người bạn.
Bạn sẽ cảm thấy như đang bị lợi dụng, rằng bạn là người mà ai cũng
có thể sai khiến, bởi vì bạn luôn nói CÓ.
Vậy đã đến lúc giải độc.
Các chính khách khôn
ngoan không để ai vượt qua họ. Những người như Napoleon, Roosevelt,
Washington và Gandhi...dứt khoát không phải là những người dễ sai
khiến. Phải rất khó khăn để thuyết phục họ, và chắc chắn họ biết
cách để khẳng định mình. Tại sao ta không học hỏi họ.
Làm thế
nào để từ chối?
Trước hết, hãy chắc
chắn tránh tất cả những biểu hiện không hài lòng, tiếng la hét,
khóc lóc v.v... Nói KHÔNG không có nghĩa là bạn phải đấm tay xuống
bàn. Những gì bạn cần là sự dứt khoát..
Mến gởi Các Bạn Trẻ
Anna L.B. (sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét