Thứ năm, 17/2/2022, VnExpress,net
Vì sao sống tối giản mang lại hạnh phúc?
Tiếu thuyết gia người Nhật Haruki Murakami, cha đẻ của tác phẩm Rừng Na Uy nổi tiếng thế giới. Ảnh: paratic.com
Nhiều khi con người cảm
thấy cuộc sống không hạnh phúc không phải bởi chúng ta nhận được quá ít mà là
mong muốn quá nhiều.
Nhà tâm lý học người Mỹ
William James từng có lần cá cược với bạn tên Carlson rằng sẽ khiến ông phải
nuôi một con chim. Carlson không tin vì chưa bao giờ thích nuôi chim.
Vào sinh nhật Carlson,
James tặng một chiếc lồng chim. Món quà được đặt lên bàn làm việc với suy nghĩ
"đây chỉ là một sản phẩm thủ công đẹp". Nhưng sau đó ai ghé thăm cũng
hỏi "Ngài nuôi chim phải không?". Carlson luôn tốn công giải thích
"Tôi chưa bao giờ nuôi chim". Dẫu vậy, mọi người vẫn tỏ ra không tin.
Bất đắc dĩ, Carlson đành mua một con chim bỏ vào lồng.
"Hiệu ứng lồng
chim" chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần,
vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô
thức tiếp tục mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác.
Trong cuộc sống, "hiệu
ứng lồng chim" không phải là hiếm. Nhiều người luôn đuổi theo, và cuối
cùng bị vật chất thu phục.
Hiệu ứng lồng chim chỉ
con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần, vì muốn tránh
lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô thức tiếp tục
mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác. Ảnh minh họa: winerp.com
"Hiệu ứng lồng
chim" chỉ con người nếu ngẫu nhiên có được thứ mà mình vốn dĩ không cần,
vì muốn tránh lãng phí hoặc vì những nguyên nhân khác, họ sẽ có ý thức hoặc vô
thức tiếp tục mua thêm nhiều thứ mà họ không cần khác. Ảnh minh họa: winerp.com
Gần đây trên mạng hỏi đáp
Zhihu của Trung Quốc, có cô gái kể, mẹ cô là người rất thích tích trữ. Khi cô sống
xa nhà, người mẹ đã biến căn phòng con gái thành một "cửa hàng tạp
hóa", chất đống khăn rẻ tiền và quần áo cũ.
Có lần cô gái cần hộ chiếu
để đi công tác, nhờ mẹ tìm giúp nhưng nửa ngày không thấy. Vì quá bực, cô đã
cãi nhau với mẹ, cuối cùng nhiều năm không trở về nhà. "Nhà tôi trông như
cái nhà kho, nhưng cứ bảo mẹ dọn đồ là xảy ra xung đột".
"Ai cũng hy vọng được
sống trong một căn nhà rộng rãi, thoải mái, nhưng lại không ngừng đi mua thêm
và tích trữ khiến những thứ dư thừa ngày càng nhiều và dồn ép không gian sống của
chính mình. Tức là ai cũng đều đang cố gắng làm phép cộng, nhưng để có được hạnh
phúc thật sự, xin hãy cố gắng học phép trừ", cô gái kết luận.
Nhà triết học Hy Lạp cổ đại
Episcopia từng nói: "Hạnh phúc của đời người nên ít phụ thuộc vào những thứ
bên ngoài". Khi chúng ta sở hữu một thứ gì đó, chúng ta cũng bị nó chiếm hữu.
"Những thứ dư thừa
trong cuộc sống sẽ làm lãng phí rất nhiều thời gian, tinh thần và thể lực của
chúng ta. Hạnh phúc không phải là vẻ hào nhoáng ở bên ngoài mà nằm trong tâm hồn
mỗi người", Episcopia khẳng định.
Một nhà triết học khác Hy
Lạp khác là Socrates từng được sinh viên rủ đi mua sắm. "Ở chợ có vô số thứ
mới lạ, đến đó chắc chắn thầy sẽ thích", họ nói với ông. Tuy vậy, sau khi
đi một vòng, Socrates trở về với hai bàn tay trắng và nói: "Lợi ích lớn nhất
của chuyến đi này chính là việc thầy khám phá ra có nhiều thứ trên thế giới này
mà thầy không cần".
Theo vị triết gia, nhiều
khi con người cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc không phải bởi chúng ta nhận
được quá ít mà là mong muốn quá nhiều.
Thực tế đã chứng minh những
người càng thành công sẽ càng theo đuổi một cuộc sống đơn giản, hơn nữa càng
không để những ham muốn vật chất và lợi ích khống chế bản thân. Trong khi nhiều
người lại đang ra sức làm phép cộng, thì những người biết sống, như họ, cả đời
đều đang làm phép trừ.
Ở tuổi 35 năm, nhà văn
người Trung Quốc Khoan Khoan cùng chồng rời Bắc Kinh đến huyện Đại Lý, tỉnh Vân
Nam định cư. Khi dọn đồ, nhà văn này thở dài: "Tôi đã dành rất nhiều thời
gian và tiền bạc để mua nhiều thứ mà bản thân không cần".
Khoan Khoan nói:
"Tôi từng nhìn chằm chằm vào những sản phẩm đắt tiền được bày bán trong cửa
hàng với ánh mắt thèm khát. Thời điểm đó, nếu đủ tiền mua được chúng, đó là
hành động đáng tự hào". Tuy nhiên khi rời thành phố đến nông thôn sinh sống,
nhà văn thay đổi hẳn tư duy: "Ở đây, khi ngắm nhìn vầng trăng trong veo, bạn
sẽ cảm thấy mọi thứ đang có là một sự tù túng".
Theo nhà văn, trong cuộc sống này, nhu cầu của con người là vừa phải, dư thừa rất có thể dẫn đến tai họa. Chỉ khi học cách biết hài lòng, và duy trì một tâm trí minh mẫn, con người mới có thể trải nghiệm vẻ đẹp thuần khiết và giản dị nhất của cuộc sống.
Trong nhà của tiểu thuyết
gia, dịch giả văn học nổi tiếng Nhật Bản. Haruki Murakami, cha đẻ của tác phẩm
"Rừng Na Uy" không có nhiều đồ đạc. Ông cũng chỉ có vài bộ quần áo và
nấu những bữa đơn giản trong ngày. Tuy vậy nhà văn này đã xây dựng đế chế tiểu
thuyết của riêng mình.
Theo Haruki Murakami,
càng buông bỏ vật chất, con người càng dễ có được hạnh phúc, càng ít gánh nặng
thì càng gần nguồn hạnh phúc.
"Sống tối giản không
có nghĩa là phải sống kham khổ, xa lánh người đời mà là chọn cho mình những gì
tinh hoa hoa nhất, cần thiết nhất để tận hưởng niềm hạnh phúc đúng nghĩa",
ông nói.
Vy Trang (Theo aboluowang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét