8 loại trắc nghiệm đơn giản nhận biết hiểm họa ngầm đối với sức khỏe
(Thứ
sáu, 03/11/2017trithucvn.net)
Bạn hoàn toàn có thể thực
hiện những động tác đơn giản để kiểm tra sức khỏe ở ngay trong nhà bạn như dưới
đây, giúp biết được chính xác kết quả mà không cần bạn phải có kiến thức y học
cao siêu gì…
Dưới đây là 8 loại trắc
nghiệm DIY mà không cần công cụ đặc biệt gì, mỗi cách làm chỉ khoảng một phút,
nhưng giúp bạn có thể biết được những hiểm họa ngầm đối với sức khỏe, nhắc bạn
kịp thời đi bác sĩ nhờ tư vấn.
Quan sát kỹ lòng bàn tay
Nếu bạn cảm thấy tinh thần
uể oải, hơi thở gấp, hoặc cảm thấy trái tim trong lồng ngực đập loạn, hãy quan
sát lòng bàn tay có thể giúp bạn hiểu nguyên nhân.
Nguyên tố sắt để tạo hồng
cầu mang oxy đi khắp cơ thể, nếu bạn thiếu máu khiến thiếu hồng cầu thì da sẽ
có màu trắng xanh.
Phương pháp vô cùng đơn
giản để kiểm tra là giơ hai bàn tay lên trước, mở các ngón tay ra, nếu thấy nếp
nhăn trong lòng bàn tay màu trắng xanh thì cho dù màu da cơ thể bạn như thế
nào, hàm lượng sắt trong cơ thể bạn cũng thấp, làm tuần hoàn máu kém.
Bạn cũng có thể kiểm tra
màu sắc của móng tay, hoặc đứng trước gương quan sát đường lông mi dưới mắt, nếu
màu sắc hơi nhợt nhạt thì bạn nên đi hỏi bác sĩ, hoặc làm kiểm tra tế bào máu để
tăng độ tin cậy.
Thử bằng tư thế giơ
chân
Cách thử này không chỉ áp
dụng kiểm tra tình trạng sức khỏe động mạch, cũng có thể xem là phương pháp rất
hay rèn cơ bắp cho đôi chân.
Nằm ngửa trên nệm, giơ
cao hai chân nghiêng khoảng 45 độ so với sàn. Giữ tư thế này 1 phút, sau đó xem
màu sắc hai chân như thế nào, chuyển nhạt hay giữ nguyên màu ban đầu? Khi kết
thúc 1 phút thì thả hai chân xuống thật nhanh.
Nếu khi giơ chân lên mà bạn
thấy màu máu hai chân nhanh chóng biến mất, khi thả xuống phải mất một lúc thì
màu sắc mới trở lại nguyên trạng, vậy thì có thể động mạch của bạn bị nghẽn. Loại
này giới y học thường gọi là bệnh động mạch ngoại biên.
Khi mảng bớt (giống như mỡ)
tích tụ trên thành động mạch làm mạch máu bị hẹp lại, máu khó lưu thông, dẫn đến
bệnh động mạch vành hoặc thiếu máu chân nghiêm trọng, gây ra bệnh động mạch ngoại
biên.
Trắc nghiệm gấp cổ
tay
Người thường xuyên làm việc
với con chuột máy tính có thể bị hội chứng ống cổ tay. Triệu chứng là ngón trỏ
và ngón giữa tê cứng đau buốt, hoặc cảm giác ngón cái không có sức. Hội chứng ống
cổ tay còn gọi là tay con chuột. Cách kiểm tra gấp cổ tay (Phalen’sManeuver) có
thể giúp chuẩn đoán chính xác triệu chứng này.
Hãy gập khớp cổ tay vuông
90 độ và giữ 1 phút, nếu có cảm giác đau như kim châm hoặc bỏng rát, tức là
“dương tính”. Nếu quả thật bị tay con chuột thì bạn cũng đừng lo lắng, chỉ cần
bạn luyện tập hồi phục đơn giản là có thể giảm nhẹ triệu chứng, như vận động co
gập khớp cổ tay… Kiến nghị khi dùng con chuột, cứ khoảng 15 phút hãy hoạt động
thư giãn cho ngón tay và cổ tay, hoặc đổi sang dùng chuột Sculpt Ergonomic.
Trắc nghiệm lắc lư
Nếu bạn uống quá nhiều chất
caffein, hoặc tâm trạng có lo lắng, hai tay bạn có thể sẽ run run. Trong trường
hợp bạn thấy có những triệu chứng như cảm giác bất an, mệt mỏi dai dẳng và giảm
cân, vậy thì hãy thử kiểm tra bệnh cường giáp trạng (hyperthyroidism). Phương
pháp trắc nghiệm lắc lư là phương pháp đơn giản dễ làm.
Trắc nghiệm lắc lư
Hai tay giơ ra trước,
lòng bàn tay hướng xuống, đặt một tờ giấy lên lưng bàn tay, nếu quả thực bạn bị
cường giáp thì hãy chú ý đến biểu hiện lắc lư nhẹ của tờ giấy. Nhưng muốn biết
chính xác hơn thì bạn nên đi kiểm tra cả 5 chỉ số T3, T4, FT3, FT và TSH.
Trắc nghiệm khung cửa
Nếu bạn phát hiện mắt cứ
nheo lại khi nhìn màn hình phản quang hoặc đau đầu sau khi đọc sách, vậy thì bạn
nên kiểm tra mắt.
Bạn hãy đứng trước khung
cửa, hai mắt nhìn chăm chú vào đường ngang và dọc của khung cửa. Trước tiên che
một mắt và nhìn khoảng 30 giây, sau đó đổi mắt nhìn với thời gian tương tự. Nếu
thị giác bình thường thì bạn sẽ thấy đường cửa thẳng tắp, không có chỗ nào bị hụt
mất, cũng không có hình gợn sóng, gãy khúc hoặc cong queo. Nếu có xuất hiện một
trong những triệu chứng trên thì bạn có thể bị thoái hoá mao mạch, là nguyên
nhân chính làm suy giảm thị lực khi bạn ngoài 60 tuổi.
Trắc nghiệm squat
Theo một nghiên cứu đăng
trên “Tạp chí châu Âu về Phòng ngừa bệnh tim mạch”, nếu bạn trắc nghiệm tuổi thọ
chỉ được dưới 8 điểm thì khả năng bạn tử vong trong vòng 6 năm tới tăng cao. Thử
nghiệm này cũng có thể sử dụng để đo sức mạnh cơ và tính giữ cân bằng, tối đa
là 10 điểm.
Ngồi xếp bằng chéo chân
trên sàn, sau đó đứng lên. Nếu bạn cần hai tay hỗ trợ mới hoàn thành được động
tác này thì bị trừ 1 điểm; nếu bộ vị khác của thân thể tiếp xúc mặt sàn thì bị
trừ 1 điểm; nếu hai bộ vị của thân thể (như đùi và khửu tay) thì bị trừ 2 điểm;
tương tự, nếu thân thể lay động, té xuống, mỗi biểu hiện bị trừ 1 điểm.
Kiểm tra ngồi xuống đứng
lên
Nếu thân thể của bạn lắc
lư và có đến 6 bộ vị thân thể tiếp xúc mặt sàn, như vậy bạn chỉ có từ 3 điểm trở
xuống, khả năng tử vong của bạn trong vòng 6 năm tới cao hơn 6,5 lần.
Trắc nghiệm vẽ đồng hồ
Nếu bạn lo lắng có thể bị
bệnh Alzheimer thì có thể áp dụng trắc nghiệm vẽ đồng hồ. Trắc nghiệm này được
sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng, nhưng bạn cũng có thể thực hiện ở
nhà.
Trên tờ giấy bạn thử vẽ
cái đồng hồ, khắc số, cho kim đồng hồ chỉ 3: 40.
Bạn vẽ cái hình tròn khép
kín, được 1 điểm; bạn đánh dấu số ở đúng vị trí, được thêm 1 điểm; nếu 12 số được
đánh dấu đúng, lại được thêm 1 điểm; cuối cùng, nếu vị trí chỉ hướng của kim giờ
và kim phút trỏ đúng vị trí, lần lượt mỗi kim được 1 điểm.
Nếu bạn chỉ được 3 điểm
hoặc thấp hơn, bạn cần đi bác sĩ để kiểm tra bệnh Alzheimer.
Trắc nghiệm vẽ đường
xoắn ốc
Bệnh Parkinson là một loại
bệnh thoái hóa thần kinh thường thấy, triệu chứng chủ yếu gồm tứ chi run run và
hành động chậm chạm, hiện nay chưa có biện pháp trị tận gốc, chuẩn đoán thời kỳ
đầu cũng rất khó khăn. Từng có nghiên cứu phát hiện, người bị nặng khi vẽ thì tốc
độ và lực bút chậm chạm, yếu ớt.
Các nhà nghiên cứu tại Học
viện Công nghệ Hoàng gia Melbourne đã phát triển một phần mềm chẩn đoán cho
phép ghi và phân tích tốc độ và lực bút vẽ đường xoắn ốc, qua đó xác định bệnh
Parkinson và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Phần mềm này rất dễ sử dụng, chỉ cần
giấy, bút và máy tính bảng kỹ thuật số. Các nhà nghiên cứu hy vọng công nghệ
này sẽ được sử dụng để kiểm tra bệnh Parkinson trong tương lai, để phát hiện sớm
bệnh, càng sớm càng tốt, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời.
Thanh Xuân
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét