Khơi dậy lòng vị tha và quảng đại nơi trẻ con
(canhdongtruyengiao)
la-croix.com, Paula Pinto
Gomes, 2017-09-05
Cho đồ chơi của mình,
nghĩ đến người khác không phải là chuyện hiển nhiên của một em bé. Lòng vị tha
và quảng đại là những đức tính phải học mới phát triển được.
Trao đổi với bà Geneviève
De Taisne, nhà phân tâm học nhân Ngày Bác ái, thứ ba 5 tháng 9.
Báo Thập giá: Lòng vị tha
và quảng đại không phải là hành vi tự nhiên và ngẫu phát nơi trẻ con?
Bà Geneviève de Taisne:
Không, đó không phải là cách đối xử tự nhiên, và đó là hoàn toàn bình thường vì
trẻ con cần nắm giữ để xây dựng chính mình. Khi ra đời, em bé bị mất trọng tâm,
bị chia nhỏ vì khi đó trẻ con chưa có một nhận thức về một cơ thể đồng nhất. Vì
vậy trẻ con cần nắm giữ cái mình cần nắm giữ để cảm nhận mình là ai và biết
mình muốn cái gì. Động thái tự nhiên này là một giai đoạn thiết yếu trong việc
cấu trúc tâm hệ.
Vào khoảng ba tuổi, trẻ
con cũng phải học để có một đời sống xã hội. Cùng một lúc, nó ý thức về tính cá
thể của mình, nó cũng khám phá, rằng người khác có tồn tại và họ có những nhu cầu
khác nhau. Trẻ con bắt đầu biết đời sống xã hội xây dựng trên trao đổi: tôi nhận,
nhưng tôi cũng cho. Và khi làm những gì phải làm, trẻ con sẽ phát triển tấm
lòng rộng lượng, xây dựng trên ước muốn được cho.
Như thế không nên ép trẻ
con phải cho đồ chơi hoặc la mắng khi nó không muốn cho?
Lòng quảng đại là “số
dôi”, nhất là nơi trẻ em. Trẻ em cho là vì nó muốn cho. Nếu chúng ta ép, thì nó
có khuynh hướng giữ lấy. Đối với một số trẻ em, đồ chơi là một phần của chính
các em, nên các em khó mà tách rời đồ chơi. Có thể có một vài hung bạo nào đó
trong việc học để có lòng quảng đại. Để công việc này được tiến hành tốt, thì cần
phải có tinh thần hỗ tương, có cho qua cho về, vì trẻ em rất nhạy cảm với bất
công.
Về vấn đề bất công, trẻ
em cũng có thể thấy ngoài đường phố với những người vô gia cư. Làm sao phản ứng
nếu trẻ em muốn cho tất cả những người các em gặp?
Nếu có những em khó chia
sẻ thì cũng có những em cho một cách rộng lượng, đôi khi phải dạy cho các em giữ
lại cho mình. Thường thường, trước hết các em muốn làm vui lòng người khác vì
thế cha mẹ phải làm thăng bằng lại việc này. Đạo công giáo dạy phải thương người
như thương mình, nhưng người ta thường quên, trước hết phải bắt đầu bằng thương
mình!
Với một em bé muốn cho tất
cả những người vô gia cư các em gặp, dù hơi rắc rối nhưng cũng nên giải thích
cho các em hiểu, phải có một chọn lựa, mình không thể giải quyết nạn khốn cùng
của tất cả những người mình gặp. Cũng có thể nói với các em, mình sẽ chia sẻ
bánh mì, sôcôla, tiền túi vào một ngày khác nếu con muốn, nhưng các hành vi này
phải tự nhiên.
Trẻ em thường bắt chước
các gương chung quanh nó. Nếu các em ở gần những người rộng lượng thì sau này
các em sẽ rộng lượng. Trong khi chờ đợi, phải nuôi dạy trẻ em trong đức tin, hướng
dẫn các em, mình cũng có thể cầu nguyện cho các người ngoài đường. Khi đặt lời
cầu nguyện vào trọng tâm cuộc sống, thì các em sẽ hiểu, mình có thể vừa cầu
nguyện, vừa cho. Điều thiết yếu là hành vi hay thiện tâm của các em phải được tự
do. Chúng ta đừng quên trẻ em cũng cần
phải đối diện với các khốn cùng của cuộc sống.
Marta An Nguyễn dịch
TAGSgiáo dục
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét