Nov 26, 2017 - Chúa
nhật lễ Chúa
Kito Vua năm A
Vua Giesu
Kito
Các Bạn thân mến,
Chúa nhật này là chúa nhật
cuối cùng của Phụng vụ năm A. Tin Mừng Thánh Luca mô tả cảnh Đức Giesu bị treo
trên thập gía. Những giây phút cuối cùng này, Ngài vẫn còn bị khổ nhục, bởi các
thủ lãnh buông lời chế nhạo, quân lính chế giễu, còn dân chúng thì bàng quang.
Nhưng cho chúng ta thấy
lúc tận cùng của thời gian, Đức Giêsu sẽ làm vua ngự trị trên toàn thể mọi sự
và mọi loài.
Ngài đã chứng tỏ điều ấy
cho một tên trộm cướp bị đóng đinh cùng nhưng biết sám hối. Người ta đã nói nhiều
về người này, bởi nhờ anh mà con người học biết được nhiều điều:
- Một lời hứa mà Đức Giesu chưa hề ban cho ai
dù đó là người thân tín và yêu quí nhất của Ngài.
- Một lời hứa được thực hiện ngay tức thì,
không chờ đợi đến ngày thế mạt.
- Một lời hứa làm cho mọi người sám hối đi
nhanh vào Nước của những người công chính.
Thật vậy, vào lúc tưởng
như thất bại thê thảm nhất của Đức Giesu, thì một kẻ gian phi lại dám công khai
đứng về phía Ngài. Không một lời tuyên xưng đức tin nào mạnh mẽ bằng lời của
anh vào giây phút đó. Anh đã được trọng thưởng hơn lời cầu xin bội phần, là
Ngài tuyên bố cho anh được ở trong Nước Trời với Ngài.
Vì thế Giáo hội đặt đoạn
Tin Mừng này vào lễ Chúa Kitô Vua, chuá nhật chót, có ý nghĩa là ước nguyện sao
cho cuối cùng tất cả mọi người đều ở trong Nước Chúa, một nước chỉ có hoà thuận
yêu thương, một nước thái bình hạnh phúc vình cưủ.
1. Hai tên gian phi:
- Thường
gọi là hai người trộm cướp. Nói chung đó la hai người tội lỗi nặng nề bị kết án
tử hình đóng đinh trên thập tự.
-
Người trộm không sám hối, chẳng còn tình cảm, chẳng còn lương tri, chẳng
còn nhân tính. Bởi tới lúc sắp chết cũng không hối hận. Nên ngay cả Đức Giêsu
cũng không thể cứu anh ta. Vì chẳng ai có thể cứu người không muốn được cứu. Tấm
lòng thương xót của Thiên Chúa vẫn sẵn sàng, nhưng con người phải muốn đón nhận.
- Người thứ hai sám hối nên được cứu. Tuy
nhiên nhiều người đã nghĩ rằng người này được cứu độ dễ dàng quá: sau một đời tội
lỗi, anh ta chỉ cần nói với Đức Giêsu một lời thôi thì được tha thứ hết. Ít nhất
Thiên Chúa cũng phải bắt anh ta ở trong luyện ngục một thời gian nào đó mới phải!
- Nhưng chính vậy mới chứng tỏ rõ lòng nhân hậu
của Thiên Chúa.
- Thực ra anh đã làm được một việc không phải
là nhỏ và cũng không phải là dễ, và cũng chẳng ai làm được:
. Khi bị treo trên thập
giá, anh không bực bội, bất mãn. Mà nhìn lại chính cuộc đời của mình, biết tội,
nhận trách nhiệm về mình.
. Anh thẳng thắn lên tiếng
phê phán tên gian phi kia khi hắn bất xứng với Đức Giêsu. Rồi anh quay sang
tuyên xưng Ngài.
. Chắc chắn khi ấy người
gian phi sám hối còn bị tác động mạnh mẽ bởi hoàn cảnh bên ngòai: đau đớn khó
chịu thể xác, tự ái vì tiếng la ó của dân chúng, nhục nhã vì án tử hình thập
giá. Cái chết gần kề càng làm anh thất vọng không còn hy vọng sửa đổi tình thế;
vả lại tội anh đã quá nhiều và quá rõ. Những thứ ấy đều có thể khiến anh nổi loạn.
. Nhưng anh không làm theo
những xúi dục. Việc sám hối đã mang lại cho anh chẳng những ơn tha thứ, mà còn
cả thiên đàng.
-
Gương của anh cho biết bất kỳ lúc nào, ở đâu, chúng ta cũng có thể dứt bỏ
tội lỗi; không bao giờ là quá trễ để quay về với Chúa, không tội nào là quá nặng
để không được thứ tha, dù chỉ còn sống một giây phút, cũng có thể được hưởng
lòng thương xót của Chúa.
- Tất
cả mọi tội nhân khi sám hối, chừa cải đều trở thành hiện thân của Đức Kitô, bạn
hữu Thiên Chúa, công dân Nước Trời.
- Và tất cả chúng ta cũng là những người trộm
cướp của Thiên Chúa, và anh em: trộm tự do, hạnh phúc; cướp quyền hạn, thế lực;
trộm thời gian, ơn huệ; cướp của caỉ công sức… Bởi chúng ta đã từ chối, phá đổ
tự do, hạnh phúc, quyền lực, thời gian, ơn huệ, sự giàu có, sức khỏe, tiền bạc,
sắc đẹp… do Thiên Chúa ban cho.
2. "Đây là vua người Do
Thái": Tin Mừng thánh Luca mô tả:
- Đức
Giesu bị treo trên thập gía. Trên đầu Ngài có bảng viết "Đây là vua người Do Thái".
- Ban
đầu, với lời diễn tả "Vua Dân Do
Thái", người ta đùa cợt, nhạo báng Đức Giesu, với những trận đòn đẫm
máu, vương miện bằng gai nhọn, tung hô chúc tụng bằng những lời chế diễu, rượu
bằng dấm chua... Nhưng rồi họ phải công nhận Ngài với nhiều chức tước,"Con Thiên Chuá", "Vua Vũ Trụ",
"Chúa của vũ trụ và lịch sử"... vượt xa sự trông đợi của dân tộc
Do Thái, và giới hạn của vua một nứơc thế gian nhỏ bé.
- Thánh Luca đã cố ý trình bày Đức Giêsu trên
thập giá như một vị vua đang ngự trên ngai của mình. Nhưng chung quanh lại
không ai qui phục Vua cuả họ.
- Thật
vậy, đối với Thiên Chúa: Đức Giêsu là hình ảnh của Ngài.
- Với
công trình sáng tạo: nhờ Đức Giêsu mà muôn vật được tạo thành.
- Với
công trình cứu độ: nhờ cái chết của Đức Giêsu trên thập giá mà mọi người được
giao hòa lại với Thiên Chúa.
- Rõ
ràng Phụng vụ ngày chúa nhật cuối năm này nhắc nhở chúng ta:
.
lúc tận cùng của thời gian, là ngày tận thế, ngày chết của mỗi người, thì tất cả
đều sụp đổ, đều không còn ý nghĩa quan trọng gì đối với bản thân mình.
. khi đó chỉ có Chúa là
quan trọng, nên trong cuộc sống, ai gắn bó vào Ngài sẽ an tâm vui mừng; còn người
chạy theo thế lực trần gian sẽ thấy chới với, cô đơn, trơ trụi…
.
khi đó, với tất cả mọi người, tin hay không tin, tốt hay xấu, cũng phải nhận rằng
Đức Giêsu chính là Kito Vua thật sự.
- Chân lý mà mãi đến phút cuối đời người trộm
mới thấy được để sám hối.
- Phụng vụ muốn chỉ cho chúng ta thấy ngay từ
hôm nay: Đức Giêsu chính là Đấng Kitô cứu chuộc, Ngài chính là Vua. Ngoài Ngài
ra không ai, không gì là vua thật có thể cứu vớt chúng ta.
- Khi
cái chết đến thì chỉ còn một mình Đức Giesu, ngoài Ngài ra, không còn gì quan
trọng.
- Bao
lâu chúng ta còn sống ở trần gian này, là còn cơ hội để hưởng lòng thương xót của
Chúa.
3. Vương quyền của Kito Vua:
- Tin Mừng hôm nay cũng nói lên tính cách
Vương Quyền của Vua Giesu, vương quyền của sự sống và sự thật, vương quyền của
niềm tin và ân sủng, vương quyền của sự thánh thiện công lý và tình yêu hoà
bình.
-
Vâng, nhiều lần Đức Giesu công khai tuyên bồ Ngài không làm vua kiểu thế
gian, vương quyền của Ngài không bằng sức mạnh, không biểu dương bằng vũ khí
súng đạn, gươm giáo, quân đội, nhưng bằng tình thương yêu, bằng nhân ái, bằng
phục vụ. Chính thế mà Ngài đã chiến thắng cơn cám dỗ cuối cùng, là lời thách thức
xuống khỏi thập giá, mà sẵn lòng chịu chết hầu cứu chuộc người tội lỗi, chính
là dân của Ngài.
- Người
gian phi này là một minh chứng hùng hồn về sự cứu chuộc của Vua Giesu, cũng
chính là thần dân đầu tiên trong nước Thiên Đàng của Ngài.
- Anh
ta xứng đáng được như vậy vì bản thân là người tội lỗi, xa lạ nhưng đã can đảm
bênh vực Ngài giữa lúc mọi người đã từng chúc tụng, chịu ơn Ngài lại lên án chế
nhạo, những người thân yêu cũng chối bỏ và chạy trốn.
- Hơn nữa giữa lúc mọi người tán loạn, sợ
hãi, mất niềm tin, Đức Giêsu như thất bại, sắp chết trên thập gía, thì chỉ mình
anh, người bị khinh rẻ, can đảm công khai tuyên xưng quả quyết tin vảo Đức
Giesu, tin vào sự sống đời sau, và tin vào vương quyền của Ngài.
- Anh tỏ lòng kính tôn Chúa và ăn năn sám hối,
đó là thái độ của người sẵn sàng đón nhận ơn Cứu Độ, và anh đã được cưú.
- Thật vậy, Đức Giesu thấy loài người luôn
luôn bị bất hạnh, tuyệt vọng nên muốn đưa trở về sống đúng ý nghiã con người,
biết hòa thuận yêu thương nhau.
- Chúa gọi đó là Sự Thật, là vương quyền,
vương quốc của Đức Kito, hay là Nước Chúa.
- Ai sống theo những giá trị Tin Mừng thì người
đó thuộc về Nước Chúa.
- Ai giúp người khác sống theo những gía trị
Tin Mừng thì người ấy đang mở mang Nước Chúa.
- Khi mọi người, có đạo hay không đều sống
theo những gía trị Tin Mừng, thì đó là thời Nước Chúa ngự trị đã đến.
- Và trải qua mọi thử thách, gian truân, suốt
hơn hai ngàn năm qua, Đức Vua Kito Giesu vẫn luôn đón nhận vào vương quốc của
Ngài những người biết sám hối ăn năn, tin cậy vào quyền năng và tình thương của
Ngài.
4. Ý nghĩa của Vua Giesu:
a) Nguồn gốc và ý nghĩa Lễ Đức Giêsu là Vua:
- Từ khi có loài người trên mặt đất đến nay, gần
hết thời gian lịch sử loài người là chiến tranh. Hiện nay con người đang phập
phòng lo sợ sẽ có một cuộc đại chiến thứ 3 với vũ khí hạt nhân, hóa học tối
tân, cực kỳ nguy hiểm.
- Tại sao loài người chúng ta, một loài có trí
khôn, biết suy nghĩ, một loài cao hơn tất cả mọi loài khác mà lại như vậy?
- Nên trong bối cảnh cuộc chiến tranh thế giới
gây chết chóc thiệt hại năng nề, ngày 11.12.1925, Đức Giáo Hoàng Piô XI đã thiết
lập Lễ Chúa Kitô Vua, mục đích cầu nguyện cho loài người ngừng theo tính thú cấu
xé lẫn nhau, các nước ngừng nuôi mộng bá chủ hoàn cầu, gây chinh chiến với
nhau; mà hãy suy phục vương quyền Vua Kitô và xây dựng vương quốc của Ngài, Đức
Giáo Hoàng coi đó là chấm dứt chiến tranh.
b) Đức Kito là vua đặc biệt:
- Theo nghĩa thường thì Vua là người tài đức,
làm chủ, đứng đầu một đất nước với mọi quyền hành trên toàn dân và toàn lãnh thổ
nước ấy trong một thời gian.
- Nên Vua thế gian bị giới hạn về lãnh thổ, quền
bính, tài sản, và thời gian.
- Theo nghiã bóng, thì “Vua” là người tài năng
xuất chúng, của cải vô số, khét tiếng về vấn đề gì đó như vua dầu lửa, xe hơi,
bóng đá, ca nhạc, ăn chơi, cờ bạc.v. v...
không đất đai, quân đội, cai trị.
- Còn Đức Giêsu không những làm Vua hiểu theo
nghĩa bóng, mà đích thực Ngài là vua hiểu theo nghĩa đen của từ “Vua”: có quyền hành, có mọi thứ tuyệt đối,
không bị giới hạn bất cứ điều gì. Ngài là vua, vua của cả vũ trụ, của cả trần
gian, của cả nhân loại; vì Ngài chính là Ngôi Lời, một trong Ba Ngôi Thiên Chúa
đã tạo dựng nên muôn loài vạn vật trong vũ trụ.
- Lãnh thổ của Ngài là cả vũ trụ không gian,
quần chúng là cả nhân loại, kho tàng là mọi châu báu qúy hiếm trên trời dưới đất,
vũ khí là mọi ơn phúc của tình yêu, triều đình là vương quốc đông đảo thần
linh, thời gian là vĩnh viển...
- Ngài khác với vua trần gian là dùng tình
thương, ơn phúc chứ không cai trị bằng quyền lực. Thực tế, Ngài đã hy sinh chết
khổ nhục trên thập giá để cứu nhân loại, là con dân được Thiên Chúa trao cho
Ngài quyền cai trị.
- Kiểu làm vua, cách cai trị của Đức Giesu
mang lại cho chúng ta tình yêu thương, sự bình an hạnh phúc, sự no đủ dồi dào của
một người được chăm sóc phù trợ, sự an tâm tin tưởng vì được quyền năng tuyệt đối
che chở
- Hiểu như vậy chúng ta sẽ tôn kính, thờ lạy,
phó thác mọi sự cho Đức Vua của mình cách trọn vẹn.
- Ngài còn là vua của tâm hồn mỗi người, để
quan tâm chăm lo phần hồn, làm cho họ tốt đẹp, mạnh mẽ, hạnh phúc ở đời này và
vinh hiền ở đời sau.
c) Điều
Đức Vua cần:
- Để
Ngài có thể hành động biến đổi chúng ta nên tốt đẹp, mạnh mẽ, thánh thiện,
chúng ta cần tôn nhận Ngài làm vua mình, bằng cách ý thức:
. về sự hiện diện của Ngài
trong chúng ta.
. Ngài yêu thương, sẵn
sàng làm mọi điều cần cho sự phát triển và hạnh phúc của chúng ta.
.
Ngài là sức mạnh toàn năng, có thể thực hiện tất cả những gì Ngài muốn nơi
chúng ta.
. để Ngài làm chủ trọn bản
thân chúng ta, từ tư tưởng, lời nói đến hành động, và chúng ta hoàn toàn hành xử
theo ý của Ngài, đừng hành động theo ý riêng. Chúng ta sẽ không còn thuộc về thế
giới của bóng tối và tội lỗi.
- Cuối cùng luôn sống trong bình an, hạnh phúc
của một người được Đức Vua Kitô yêu thương và săn sóc phù trợ. Hãy tin tưởng,
an tâm rằng nhờ quyền năng của Ngài, tất cả những gì xảy đến đều có lợi, đều vô
cùng tốt đẹp, cho dù chúng ta có nhận ra hay không.
Lạy Chúa, chẳng
có bài đọc nào thích hợp hơn để kết thúc năm phụng vụ. Nó tóm lược lý do tại
sao Ngài đến thế gian. Chính là để tha thứ cho mọi tội nhân được vào Nước của
Ngài. Đó là Tin Mừng mà Ngài muốn gieo vào cuộc đời để làm cho chúng con điều
mà Ngài đã làm cho người trộm sám hối.
Xin giúp chúng
con hiểu được lời ĐGH Benedicto 16 rằng:"Việc chọn Đức Vua Kitô không bảo
đảm thành công theo những tiêu chuẩn của thế gian này, nhưng bảo đảm rằng bình
an và niềm vui là những gì chỉ có Người có thể ban cho." Amen.
Thân mến,
M.Gorettiduyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét