Sống như không bao giờ chết
“Đời
sống con người chóng qua như cỏ.
Như
bông hoa nở trong cánh đồng.
Một
cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi,
Nơi
nó mọc cũng không còn mang vết tích”.
(Tv.
102:3)
Một thực tế trước mắt, một
sự thật trần trụi về thân phận và số kiếp con người mà hầu như không mấy ai
quan tâm, suy nghĩ. Nó chỉ đụng chạm đến một chút tình cảm khi có người thân hoặc
ai đó mà mình quen biết qua đời. Nhưng dù muốn hay không muốn, từ trong sâu thẳm
của linh hồn, hình ảnh cái chết đôi lúc cũng khiến chúng ta phải dừng lại để
suy niệm.
Chúng ta có bao giờ đọc
hoặc nghe và suy nghĩ về câu nói của Đức Đạt Lai Lạt Ma chưa? Ngài nói: “Người
ta ai cũng phải chết, nhưng ai cũng sống như mình không bao giờ chết!”
Sống và chết là hai phạm
trù đối nghịch nhưng lại bổ túc cho nhau khi nói về thân phân và cuộc đời con
người trên dương thế. Có sinh thì phải có tử. Có sống thì phải có chết. Và ai
ai cũng phải chết. Tuy nhiên, sống làm sao và chết như thế nào mới là điều khiến
mỗi người chúng ta phải suy nghĩ. Có những người mà ngay cả khi còn sống và sau
khi chết không ai muốn nhắc đến tên tuổi của họ. Cái chết của họ được xem như một
điều may mắn, vui mừng cho nhiều người, có khi cho cả một dân tộc. Thánh Kinh
đã nói đến cái chết kiểu này mà lời nguyền rủa xem như áp dụng rất đúng cho những
người đã bán rẻ lương tâm, bán rẻ anh em, bán rẻ dân tộc, bán rẻ đồng bào vì những
lợi lộc trần gian: “Con Người sẽ ra đi như lời đã viết về Ngài, nhưng khốn cho
kẻ đã phản bội Ngài, thà hắn đừng có sinh ra thì hơn!” (Mt 26:24)
Thế nên, để sống cuộc đời
có ý nghĩa và để người đời còn nhớ tới mình sau khi đã chết, lời khôn ngoan đã
khuyên dạy chúng ta:
“Xin
dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
Ngõ
hầu tâm trí được khôn ngoan.” (TV 90:12)
“Đếm tháng ngày mình sống”
đồng nghĩa với suy niệm về cái chết, về một ngày không xa mình sẽ phải bỏ lại tất
cả khi từ giãi cõi đời. Bởi vì mỗi ngày qua đi là một ngày ta tiến gần đến cái
chết.
Như vậy, suy nghĩ về những
ngày giờ mình sống trên dương thế để tìm ra ý nghĩa khôn ngoan cho cuộc sống
không những giúp ta sẵn sàng khi phải đối diện với cái chết, mà còn giúp cho ta
sống tốt, sống hạnh phúc ngay ở đời này nữa. Một cuộc sống không buông thả, lo
lắng, buồn phiền, mánh mung, chộp giật như cái nhìn của những người cứ nghĩ rằng
mình không bao giờ chết, muốn sống lâu, sống hưởng thụ để rồi phải hối hận, cay
đắng bỏ lại tất cả khi giờ chết đến.
Từ trong cái triết lý sâu
thẳm của nó, chết còn được coi như là một mầu nhiệm: “Mầu nhiệm sự chết!”
Gọi chết là một mầu nhiệm,
vì từ trước tới giờ chưa có ai thoát được cái chết. Ai cũng phải chết: trẻ con
chết, người trung niên chết, người cao niên chết. Người giàu sang, quyền quí,
người nghèo khổ, dân dã, người học thức, người bình dân, đơn sơ tất cả đều phải
chết. Nhưng không ai biết mình sẽ chết cách nào, chết ở đâu và chết khi nào?! Với
hàng trăm, ngàn, vạn kiểu cách và cái chết khác nhau không ai giống ai đã tạo
cho cái chết một hình ảnh đầy bí ẩn. Ngoài ra, những gì sẽ diễn ra bên kia sau
cái chết, số phận của mỗi người sẽ ra sao mãi mãi cũng vẫn là một bí mật! Tóm lại,
suy về sự chết, chuẩn bị cho ngày, giờ chết đối với các bậc thánh nhân, những
hiền nhân quân tử chính là một hành động khôn ngoan. Một sự khôn ngoan của những
tâm hồn công chính, của những con người sống đời sống xứng đáng với thân phận
và kiếp người: “Khởi đầu khôn ngoan là lòng kính sợ Thiên Chúa và hiểu biết Đấng
Chí Thánh mới là sự hiểu biết thật.” (Proverbs 9:10)
Lòng kính sợ Thiên Chúa sẽ
dẫn đến khôn ngoan, và hiểu biết về Ngài mới là sự hiểu biết thật. Đây là sự
khôn ngoan chân thật, sự hiểu biết cần thiết để giúp con người sống nên, sống đẹp
và sống ý nghĩa cuộc sống này. Nó giúp cho con người biết đâu là giá trị thật
và đâu là những cám dỗ, những đam mê, những ích kỷ, hẹp hòi cần phải từ bỏ, phải
xa tránh.
Tóm lại, sống để chuẩn bị
cho cái chết là một đời sống khôn ngoan. Riêng đối với người Kitô hữu thì sự
khôn ngoan ấy còn dẫn họ đến chỗ nhận biết và chiếm hữu được Thiên Chúa, vì:
“Điều quan trọng là khi thời gian đến, lúc ta phải ra đón Chúa Kitô như mười cô
trinh nữ ra đón chàng rể, ngọn đèn tình yêu tức là lòng kính mến Thiên Chúa có
còn cháy sáng hay không? Nếu luồng gió tội lỗi làm tắt ngọn đèn yêu mến trước
giờ chết, ta còn có cơ hội thắp sáng lại bằng tinh thần thống hối. Nhưng nếu
khi ta bước qua ranh giới sự chết mà đèn tắt, thì thời giờ đã chấm dứt!” (Sống Đạo Giữa Đời, tr.56).
“Người ta ai cũng phải chết”,
do đó, ta không thể sống “như mình không bao giờ chết!”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét