Bộ não của chúng ta đã bị mạng xã hội thay đổi “kinh khủng” như thế nào?
(canhdongtruyengiao)
Mạng xã hội dần trở thành
1 phần không thể thiếu của giới trẻ nhưng câu hỏi là mạng xã hội đã thay đổi bộ
não của chúng ta ra sao?
Công nghệ phát triển và sử
dụng mạng xã hội dần trở thành nhu cầu tất yếu trong cuộc sống của nhiều người.
Không sai khi nói rằng, mạng
xã hội tựa như thỏi nam châm khổng lồ có sức hút mãnh liệt đối với giới trẻ.
Và gì cũng vậy, việc bạn
sử dụng mạng xã hội “dù ít” hay “nhiều vô tội vạ” thì chắc chắn nó cũng sẽ có
tác động đến cuộc sống.
Nhưng câu hỏi hôm nay lại
là, não bộ của bạn sẽ biến chuyển thế nào khi bạn “nghiện” sử dụng mạng xã hội?
1. Vùng não điều khiển cảm
xúc giảm sút
Theo AsapScience thì có tới
5 – 10% người dùng Internet không kiểm soát được thời gian sử dụng mạng xã hội
của họ.
Hay nói đơn giản là họ đã
“nghiện” mạng xã hội. Mặc dù cơn nghiện này có thể không gây hại trầm trọng cho
cơ thể như ma túy nhưng lại có khả năng phá hoại lâu dài đối với cảm xúc, hành
vi và các mối quan hệ.
Nhưng đáng ngạc nhiên là
hình ảnh quét não ở người nghiện ma túy và nghiện mạng xã hội lại có cấu tạo
tương tự nhau.
Cụ thể, các chất trắng
trong vùng não điều khiển cảm xúc, sự tập trung hay khả năng ra quyết định của
những người này có sự giảm sút đáng kể.
Những người dùng nhiều mạng
xã hội khiến nhiều bạn đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần suy nghĩ nhiều.
Hệ quả tất yếu là bộ não trở nên lười biếng trong suy nghĩ hơn, khi bạn quen dần
với điều này bạn sẽ dần trở nên “dễ dãi”, chỉ thèm muốn cảm giác đơn giản ấy mà
thôi.
2. Khả năng não bộ làm nhiều
việc 1 lúc sẽ gần như không còn
Bạn cho rằng người dụng mạng
xã hội nhiều hay có thói quen vừa làm vừa theo dõi các website khác là người có
khả năng đa nhiệm “multi-tasking” (làm nhiều việc cùng lúc) giỏi?
Tuy nhiên kết quả nghiên
cứu lại chỉ ra điều ngược lại. Nếu bạn bắt não bộ cùng phải làm nhiều việc 1
lúc trên mạng, nó sẽ mất khả năng ghi nhớ việc lâu hơn so với người tập trung
làm 1 việc.
Không những thế, việc
cùng lúc làm nhiều việc trên mạng làm giảm khả năng quan sát, nhận biết bối cảnh
và ghi nhớ.
3. Não xuất hiện “ảo giác”
điện thoại rung
Triệu chứng cảm thấy điện
thoại rung (Phantom Vibration Syndrome) là hiện tượng tâm lý mới được phát hiện
ra trong những năm gần đây.
Người mắc hội chứng sẽ cảm
thấy điện thoại rung trong túi ngay cả khi không hề có chuyện đó.
Trong 1 nghiên cứu, 89%
người dùng mạng xã hội thường xuyên trải nghiệm hiện tượng trên 1 – 2 lần/tuần.
Theo các chuyên gia lý giải, não bộ của ta bị các kích thích, tưởng tượng ra bất
kỳ sự rung động nào (như ngứa trên da) cũng là do tín hiệu rung của điện thoại
gây ra.
4. Kích thích não tiết ra
nhiều hormone Dopamine – chất khiến cơ thể thấy dễ chịu
Các hình ảnh quét MRI cho
thấy vùng não tiết ra nhiều hormone dopamine hơn khi người dùng mạng xã hội nói
về bản thân, thay vì lắng nghe người khác.
Lúc này trung khu tưởng
thưởng của não sẽ hoạt động mạnh – bởi chúng ta thích tự nói về mình mà.
Nghiên cứu còn chỉ ra, 30
– 40% cuộc nói chuyện trực tiếp có sự trao đổi thông tin trong khi 80% cuộc nói
chuyện online là tự nói về bản thân mình. Phần não điều khiển sự hài lòng, động
lực, tình cảm chịu ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội, nhất là khi bạn biết
có người theo dõi (follow) mình.
Có lẽ điều này khiến cho
nhiều bạn thích “sống ảo”, trò chuyện trên mạng nhiều hơn, và khi phải gặp “mặt
đối mặt”, họ lại trở nên rụt rè, nhút nhát.
Ken, Theo Trí Thức Trẻ
Nguồn: AsapScience
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét