DỨA & QUẢ BƠ
(Bs Nguyễn Ý Đức)
Dứa.
Dứa là trái cây miền nhiệt
đới, có nguồn gốc từ các quốc gia miền Trung và Nam Mỹ. Khi Christopher
Columbus (1451-1506) thám hiểm Mỹ Châu, thấy dứa trồng ở quần đảo Guadeloup rất
ngon, bèn mang về dâng lên nữ hoàng Tây Ban Nha Isabella Đệ Nhất. Từ đó, dứa được
trồng ở Tây Ban Nha, nhất là các quốc gia thuộc khu vực Thái Bình Dương.
Cây dứa thân ngắn, là dài
và cứng, có gai mọc ở mép, quả có nhiều mắt, phía trên có một cụm lá.
Nông trại trồng dứa quy
mô lớn nhất đầu tiên trên thế giới được thiết lập ở Hawai vào năm 1885. Quần đảo
này dẫn đầu về việc sản xuất dứa trên thế giới cho tới năm 1960. Sau đó Phi Luật
Tân là nước trồng và xuất cảnh nhiều dứa nhất.Các quốc gia khác ở Đông Nam Á
cũng sản xuất một lượng dứa khá lớn.
Nhờ kỹ thuật canh tác từng
loạt nên nhu cầu tiêu thụ dứa được đáp ứng đầy đủ với giá phải chăng.
Dứa có quanh năm, nhưng
nhiều nhất vào tháng 6, tháng 7. Trung bình từ lúc trồng tới lúc thu hoạch mất
18 tháng. Dứa đã chín nên sẵn sàng để ăn.
Thành
phần dinh dưỡng.
Dứa có nhiều sinh tố C,
chất xơ pectin và chất gum.
Một ly dứa tươi 240 ml
cung cấp khoảng 80 calori và 25 mg sinh
tố C, 0,1 mg thiamine, 16mcg folacin, 0,15 mcg sinh tố B6; 17 mg magnesium, 0,5
mg sắt, 2g chất xơ.
Dứa có nhiều chất bromelain,
một loại enzyme giống như papain của đu đủ, có tác dụng làm mềm thịt và cho vị
thơm ngon.
Bromelain cũng gây ra dị ứngvề
da cho người tiêu thụ. Dứa đóng hộp còn giữ được sinh tố C nhưng chất bromelin
bị hơi nóng phân hủy.
Ăn dứa.
Dứa có hương vị nồng ngọt,
rất thích hợp để làm món tráng miệng kích thích tiêu hóa hoặc làm món ăn vặt.
Miếng dứa ở phía dưới gần
gốc thường ngon hơn, vì như kinh nghiệm của ông cha ta là “Ăn dứa đằng đít, ăn
mít đằng cuống”.
Sau khi gọt vỏ, khía bỏ mắt,
dứa được bổ dọc làm tám hoặc cắt khoanh tròn mỏng vừa phải, rắc thêm ít đường,
để trong tủ lạnh khoảng 15 phút rồi mang ra ăn thì tuyệt hảo.Nước dứa hòa với
đường hớp vào thấy lạnh cả người. Nhiều người thích chấm với muối ớt, vừa ngọt,
vừa mặn lại vừa cay.
Dứa còn dùng để sào nấu với
thịt, cá.Món canh chua cá lóc, dứa xanh lại thêm vài ngọn ngò thì cơm ba nồi
cũng hết.
Khi nấu, hơi nóng làm mềm
dứavì chất cellulose tan ra, dứa hút gia vị và chất ngọt của thịt, cá.
Một đĩa sà lách trộn thập
cẩm thêm vài miếng dứa thái mỏng nhỏ ăn lại càng ngon.
Năm 1892, một người Nga
là Đại Úy Kidwell lần đầu tiên sản xuất dứa đóng hộp. Dứa thường được hái khi
chín mùi,rất khó khi chuyên chở đi xa vì dễ hỏng nên thưởng được đóng hộp.Dứa
đóng hộp như vậy là dứa đã chín, chín từ cuống trở lên, nên nhiều khi phải cần
đến ba quả dứa mới được một hộp dứa có phẩm chất tốt. Dứa hộp có thêm chất đường
cho nên chứa nhiều năng lượng.
Ngoài ra còn dứa sấy khô
hoặc nước dứa ép cũng là những món ăn thức uống vừa ngon vừa bổ.
Mua Dứa.
Mua dứa tươi lựa trái to,
nặng nước, toát ra mùi thơm của dứa, lá trên cuống còn xanh. Khi gõ, dứa phát
ra một âm thanh đặc, quả dứa cầm thấy chắc, không có chỗ mềm. Vỏ dứa có thể hơi
xanh hoặc vàng cũng không sao. Dứa có thể cất trong hoặc ngoài tủ lạnh.
Lưu ý.
Dứa rất lành tính, nhưng
đôi khi có thể gây dị ứng nhẹ ở da vì có chất bromelain.
Dứa có chất tyrosine. Một
vài u bướu hạch nội tuyến cũng tiết ra nhiều tyrosine, cho nên mấy ngày trước
khi thử máu để tìm u bướu này, nếu ăn dứa thì thử nghiệm có thể bị sai, cho kết
quả dương tính mà thực ra là không có.
Một vài bài báo cáo khoa
học mới đây nói là trên mắt và vỏ dứa có một hóa chất không tốt cho sức khỏe.
Vì thế tốt nhất là nên tránh ăn mắt dứa.
Quả Bơ.
Trái bơ có nguồn gốc ở
Trung Mỹ và Mễ Tây Cơ. Ngày nay bơ được trồng ở các vùng ấm áp, gần nhiệt đới,
đất không bị ủng nước và không bị lạnh băng vào mùa đông.
Tại một số quốc gia Nam Mỹ
và quần đảo Thái Bình Dương, trái bơ là nguồn thực phẩm rất quan trọng vì có
nhiều chất đạm hơn các loại trái cây khác.
Người Việt gọi là trái bơ
vì khi ăn thấy giống bơ với nhiều hương vị. Bơ có thể ăn theo nhiều cách khác
nhau. Ăn bơ chín cho thêm đường, sữa…hoặc nấu thịt bò hoặc thịt gà. Khi nấu, bơ
có vị hơi đắng.
Một trái bơ lớn vừa phải koảng
200 gr có 10 gr chất xơ, 30 gr chất béo,110 mcg folacin, 14 mg sinh tố C và đặc
biệt là có tới1,5 gr kali.
Chất béo chiếm16% trọng
lượng của trái bơ, nhưng đa số là chất béo chưa bão hòa dạng đơn mà nhiều người
cho rằng ăn vào sẽ làm da láng mịn và mềm mại, lại không làm tăng cholesterol
trong máu. Trái bơ cũng có một ít chất sắt, magnesium và các sinh tố khác như
A,E …
Trái
bơ cung cấp nhiều năng lượng.
Một trái lớn trung bình cho tới 200 calori, cho nên nếu thấy ngon
miệng mà lại ăn nhiều thì có thể là sẽ tăng cân.Nhiều người lại cho rằng trái
bơ còn tăng cường sinh lý.
Trái bơ thường được hái
khi chưa chín, nên khi mua về thì nên để ở ngoài không khí vài ba ngày để trái
bơ chín mềm và ăn được. Muốn cho trái bơ
mau chín, nên để trái bơ trong túi giấy với một quả táo hoặc quả chuối.Khi trái
bơ đã chín, nên cất trong tủ lạnh để đừng quá chín, ăn mất ngon.
Mua bơ, nên
chọn trái không bị những vết bầm đen. Chỉ cắt trái bơ ra ngay trước khi ăn vì nếu
để lâu, trái bơ sẽ chuyển sang mầu nâu sậm trông không đẹp.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét