MUỐN RƯỚC MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ TRONG THÁNH LỄ PHẢI CÓ ĐIỀU KIỆN NÀO?
Lm.
Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Hỏi:
Xin
cha giải đáp những câu hỏi sau đây:
1-
Đức Thánh Cha Phanxicô đã rửa chân cho cả phụ nữ và người ngoài Công Giáo. Như
vậy, những người không có Đạo Công Giáo có được phép rước Minh, Máu Thánh
Chúa KiTô hay không?
2-
Giáo dân được rước Mình Thánh Chúa mấy lần trong ngày?
3-
Người ly dị và người phá thai có được, xưng tội và rước lễ không?
Trả lời:
1- Việc rửa chân và rước Minh
Máu Thánh Chúa trong Thánh Lễ là hai việc hoàn toàn khác nhau về bản chất và mục
đích.
Thật vậy, theo Truyền Thống
đã có lâu đời trong Giáo Hội, thì trong
ngày Lễ Thứ Năm Tuần Thánh (Holy Thursday) thường có nghi thức rửa chân để nhớ
lại việc Chúa Giêsu xưa đã rửa chân cho 12 Tông Đồ, trong dịp trọng đại Chúa lập
Phép Thánh Thể và Chức Linh Mục thừa tác (Ministerial Priesthood) trong Bữa Tiệc
ly cuối cùng của Chúa với 12 Tông Đồ hiện diện ... Chúa rửa chân cho họ để dạy
họ, và tất cả mọi người chúng ta bài học bác ái, khiêm nhường và phục vụ đích thực, theo gương Chúa, Đấng đã quên mình là Thiên Chúa, đồng bản thể
với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần, khi xuống
trần gian làm CON NGƯỜI để “hy sinh mang sống mình làm giá chuộc cho muôn người.”
(Mt 20:28)
Nhưng nghi thức rửa chân
không phải là cử hành một bí tích nào của Giáo Hội, nên giáo dân không buộc phải
tham dự nghi thức này.
Ngược lại, rước Mình Máu
Thánh Chúa là tham dự vào Bí Tích Thánh Thể (Sacrament of the Eucharist) được cử hành trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn (The
Eucharist) nên phải có điều kiện để được rước Mình Máu Chúa Kitô cách xứng hợp
và hữu ích.
Điều kiện đó là trước hết
phải là người Công Giáo đang hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo. Nghĩa
là những người ngoài Giáo Hội thì không được mời rước Mình Máu Thánh Chúa, dù họ
- có vì xã giao-mà đến tham dự Thánh Lễ
với người Công Giáo. Họ không được mời rước Minh Máu Thánh Chúa, vì họ
không cùng chia sẻ niềm tin có Thiên Chúa với người Công Giáo nói chung, và về sự hiện điện thực sự (real presence) của Chúa Kitô trong hai chất thể bánh và rượu nho.
Về phần người Công Giáo,
muốn được rước Mình Máu Thánh Chúa cách hữu ích và xứng hợp, thì phải đang sống trong tình trạng ơn phúc,
nghĩa là không đang có tội trọng ( mortal sin), vì nếu có tội trọng thì “ không
được làm lễ (linh mục) và rước lễ (giáo dân” (x giáo luật số 916, SGLGHCG, số
1415).
Do đó, nếu ai xét mình đang
có tội trọng chưa được tha thứ qua bí tích hòa giải, thì không được lên rước lễ
như giáo lý và giáo luật nói trên ngăn cấm.
Tóm lại, việc rước Mình
Máu Thánh Chúa Kitô chỉ dành cho người Công Giáo đang hiệp thông trọn vẹn với
Giáo Hội (và đang không có tội trọng) mà thôi.
Đức Thánh Cha Phanxicô, từ
ngày lên ngôi Giáo Hoàng-, đã rửa chân cho cả phụ nữ và tù nhân (năm qua tại một
nhà tù ở Ý) trong Tuần Thánh. Đây là sáng kiến riêng của ngài, chúng ta không
dám phê bình; và ngài cũng không ép buộc Giáo Hội phải làm theo ngài. Ai muốn
làm thì tùy ý.
Nhưng không thể suy diễn
việc rửa chân cho mọi người, không phân biệt nam nữ và tôn giáo, để mời hết mọi
người tham dự Thánh Lễ lên rước Mình Máu
Chúa Kitô được (nếu có những người ngoài Công Giáo tham dự Lễ vì xã giao), vì hai việc rửa chân và rước lễ
hoàn toàn khác nhau về bản chất và mục đích , nên không thể suy diễn việc rửa
chân cho mọi người của Đức Thánh Cha, để mời mọi người không phân biệt tôn giáo
rước Mình Thánh Chúa được.
Đây không phải là sự kỳ
thị nào đối với người ngoài Công Giáo, mà chỉ là kỷ luật Bí Tích của Giáo Hội
đòi hỏi mà thôi.
Rửa chân- tự bản chất- chỉ
là việc bác ái, phục vụ và khiêm nhường, tương tự như việc bố thí cho người khó
nghèo. Bố thí cho người nghèo thì không cần phân biệt người có Đạo hay khác tôn
giáo, nam hay nữ, cùng chủng tộc hay khác màu da và ngôn ngữ. Nhưng rước Mình
Máu Chúa Kitô thì phải là người Công Giáo đang không có tội trọng, (tự xét
mình) như đã nói
ở trên.
2- Được rước Lễ mầy lần trong
ngày?
Rước Lễ là việc đạo đức rất
quan trọng và cần thiết mỗi khi tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn (The Eucharist) diễn lại
bữa Tiệc ly sau hết của Chúa Giêsu với Nhóm 12 Tông Đồ, trong đó Chúa dã lập Bí
Tích Thánh Thể để biến bánh và rượu thành Mình Máu Người để làm của ăn, của uống nuôi linh hồn, bổ sức thiêng
liêng cho mọi người tín hữu chúng ta trong cuộc lữ hành tiến về Quê Trời.
Do đó, khi tham dự Thánh
Lễ Misa (Tạ Ơn) mọi tín hữu đều được mong
đợi,hay mời gọi rước Minh Máu Thánh Chúa Kitô thực sự hiện diện
trong hai chất thể là bánh và rượu nho, trừ những người tự xét mình là đang có
tội trọng thì không được tiến lên rước lễ theo giáo lý và giáo luật của
Giáo Hội dạy. Nhưng dù không có tội trọng thì người tín hữu cũng chỉ được rước
lễ tối đa hai lần trong ngày mà thôi.( giáo luật số 917 & 921 triệt 2)
Linh mục cũng chỉ được
phép cử hành Thánh Lễ một lần trong ngày;
trừ vì lý do mục vụ, Bản Quyền sở tại –tức Giám mục Giáo Phận , có thể cho phép các linh mục trực
thuộc được dâng 2 hay 3 lễ trong các
ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc để mọi
giáo dân trong giáo xứ được chu toàn lễ buộc. (x. Giáo luật số 905, triệt
2).
3- Những người ly dị và
phá thai có được xưng tội và rước Mình
Máu Thánh Chúa không ?
Liên quan đến câu hỏi này, cần phân biệt 2 trường hợp sau đây:
a- Nếu đã ly dị ngoài tòa
án dân sự, nhưng không sống chung với ai như vợ chồng sau đó, thì không có ngăn
trở gì để đi xưng tội và rước lễ bao lâu không sống chung với ai như vợ chồng.
b- Ngược lại, đã li dị mà
chưa xin tiêu hôn (annulment) hay đang chờ được tiêu hôn nơi tòa Hôn Phối địa
phận (Tribunal) mà lại sống chung với người khác như vợ chồng thì tạm thời
không được phép rước lễ và xưng tội.
Lý do là Giáo Hội không
công nhận việc ly dị ở tòa án dân sự. (civic court)
Nên sau khi ly dị ngoài
tòa dân sự, người li dị phải xin “tiêu hôn = annualment) nơi Tòa Hôn Phối địa
phận nếu muốn tái kết hôn.Xin tiêu hôn có nghĩa là xin thẩm quyền của Giáo Hội (Tòa Hôn Phối
Giáo Phận) tuyên bố là hôn phối cũ của hai người chưa thành sự ( invalidly) vì
thiếu yếu tố cần thiết nào đó.Ngược lại, nếu hôn phối cũ được xem là đã thành sự
(validly)rồi thì sẽ không được tiêu hôn phối cũ này để tái hôn với ai trong
Giáo Hội.
Nghĩa là chỉ sau khi Tòa
Hôn Phối tuyên bố vô hiệu hôn phối cũ, thì khi đó các đương sự mới được tự do để
tái kết hôn, nếu muốn.
Do đó, trong khi chờ phán
quyết của Tòa hôn phối - (hoặc không xin tiêu hôn) – mà lại sống chung với người
khác như vợ chồng, thì không được phép đi xưng tội và rước lễ vì việc sống
chung này là một sai trái nghiêm trọng, tương tự như hành vi ngoại tình (adultery).
Lý do là bao lâu hôn phối cũ chưa được tháo gỡ
theo giáo luật, thì bấy lâu hai người phối ngẫu vẫn bị ràng buộc với hôn
phối này. Cho nên tự ý sống chung với người khác như vợ chồng sau khi ly dị
ngoài tòa dân sự, thì bị coi là phạm tội ngoại tình, và do đó, ngăn trở đời sống bí tích ( xưng tội và rước
lễ).Không thể đi xưng tội để xin tha tội này được. Muốn được tha thì phải chấm
dứt việc sống chung kia, vì hôn phối cũ chưa được tháo gỡ, hay không được tháo
gỡ vì không đủ yếu tố theo giáo luật.
Về phần thứ hai của câu hỏi
thứ ba là người phá thai có được xưng tội và
rước lễ không, thì xin trả lời là ai phá thai hay giúp người khác phá
thai có kết quả thì tự động mắc vạ tuyệt thông tiền kết (Latae Sententiae) ( x
giáo luật số # 1398 ).Vạ này dành cho Đức Thánh Cha quyền tháo gỡ. Nhưng Đức
Thánh Cha Phanxicô đã cho phép các linh mục trong toàn Giáo Hội từ nay được
tháo gỡ hay tha vạ này.Như vậy, người
phá thai hay giúp người khác phá thai có
kết quả thì phải đi xưng tội và nhận việc đền tội do cha giải tội đòi hỏi để được
phép rước Mình Thánh Chúa trong Thánh Lễ.
Tóm lại, ai đã li dị
ngoài tòa dân sự và muốn tái hôn, thì phải xin tiêu hôn cũ nơi Tòa Hôn Phối của Giáo Phận, và phải chờ
phán quyết của Tòa này rồi mới được tái
hôn hay không. Nghĩa là, nếu không có, hay chưa có- phán quyết cho tiêu hôn của
Tòa Hôn Phối, mà người đã li dị ở tòa án
dân sự, lại tự ý sống chung với người
khác như vợ chồng, thì tạm thời không
được xưng tội và rước lễ như đã nói ở trên.
Ước mong những giải đáp
trên thỏa mãn các câu hỏi đặt ra.
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô
Tôn Huấn, Doctor of Ministry
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét