Trẻ muốn gì khi nói sẽ cưới bố, cưới mẹ
Thứ
hai, 26/8/2019-VnExpress
Ảnh:
Toutiao
Từ 3 tuổi trở đi, trẻ đặc
biệt gắn bó, yêu mến ai, sẽ tự nhiên muốn gần gũi với người đó và muốn đóng vai
trò chơi gia đình.
Một bà mẹ kể đứa bé gái
hơn 3 tuổi nhà cô nói với mẹ: "Mai sau con sẽ lấy bố làm chồng". Một
ông bố khác bình luận, điều đó chưa là gì, vì con trai anh 4 tuổi đã biết mang
đồ đến lớp tặng bạn, và nói "con yêu bạn".
Thực tế, đây là một hiện
tượng cảm xúc bình thường của trẻ. Từ 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu nảy sinh cảm xúc
yêu mến người khác giới một cách tự nhiên, đa phần là với những người mà bé đặc
biệt gắn bó, gần gũi như bố mẹ, hay có ấn tượng tốt như bạn bè.
Chuyên gia giáo dục Tôn
Thụy Tuyết (Trung Quốc) gọi đây là "Giai đoạn mẫn cảm hôn nhân của trẻ".
Ở giai đoạn này, trẻ dần phát triển nhận thức về vai trò giới và có sự phân định
giới rõ nét. Trẻ sẽ gắn bó với cha/mẹ khác giới, hoặc thích chơi với bạn khác
giới. Chẳng hạn, trẻ thích chơi trò đóng giả gia đình với bạn, bé sẽ đóng vai bố/mẹ.
Trong gia đình, bé trai có xu hướng gần gũi mẹ, trong khi bé gái quấn quýt bố
nhiều hơn.
Trước những biểu hiện
trên, nhiều cha mẹ lo lắng cho rằng con lớn sớm, hoặc ngược lại, phản ứng tiêu
cực bằng cách trêu chọc trẻ "bày đặt bắt chước người lớn". Đó là cách
ứng xử sai lầm, có thể gây tổn thương và làm méo mó nhận thức của đứa bé trong ứng
xử với người khác giới.
Để giúp trẻ hiểu chính
xác về quan hệ với người khác phái, bạn nên dựa vào từng bậc độ tuổi để có sự
tương tác phù hợp.
1. Giai đoạn bé 3-6 tuổi
Một người mẹ cho biết con
trai 5 tuổi của cô lén lấy son môi của mẹ đem đến lớp mẫu giáo tặng bạn gái mà
bé thích. Khi phát hiện ra, người mẹ không hề chỉ trích, mà giải thích rằng bạn
còn nhỏ, son của mẹ không hợp với bạn, lần sau mẹ sẽ mua một món đồ chơi phù hợp
để con tặng bạn. Cậu bé nghe thế rất vui, nhấn mạnh: Mai sau lớn như bố, con nhất
định sẽ mua son tặng bạn ấy.
Nhiều kết quả nghiên cứu
đã cho thấy, nếu những cảm xúc đầu tiên về giới, cũng như tâm ý muốn "kết
hôn" của đứa trẻ được bố mẹ đón nhận như những điều bình thường, trẻ sẽ
thoải mái hơn khi chia sẻ mọi cảm xúc của mình, kể cả khi đã bước vào tuổi trưởng
thành. Mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, nhờ thế trở nên cởi mở hơn rất nhiều.
Khi một đứa trẻ gọi trẻ
khác bằng "bố" xưng "mẹ", hoặc ngược lại, người lớn cần phải
hiểu rằng đây là cách thể hiện sự yêu mến, gần gũi rất giản đơn mà bé học được
từ gia đình. Ngược lại, nếu cha mẹ phản ứng to tiếng hay trêu ghẹo, điều này
làm dấy lên sự xấu hổ, làm sai lệch những nhận thức lành mạnh của bé. Quan trọng
hơn nữa, đây đơn thuần là một cảm xúc bình thường, và nó sẽ tự nhiên đi qua, vì
thế, không có lý do gì để trầm trọng hóa.
Tuy vậy, bạn cũng nên hướng
dẫn trẻ cách diễn đạt đúng cảm xúc. Ví dụ, nhiều bé thích thơm má, thơm môi bạn
mà bé thích, mà không cần xin phép. Trường hợp này, cha mẹ cần giáo dục tinh tế
để con hiểu được các quy tắc: điều gì có thể thực hiện, và điều gì không. Hay
khi con đòi lấy bố, thơm má, thơm môi bố, nên nói với con rằng chỉ nên thơm vào
má bố để bày tỏ sự yêu thương.
Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy
con cởi mở lòng mình, thay vì khăng khăng chỉ chơi với bạn mình yêu thích. Điều
này còn có tác dụng lâu dài, bởi khi trưởng thành và nếm trải những tình cảm đầu
đời mà không được đáp lại, trẻ sẽ không rơi vào trạng thái tuyệt vọng, tiêu cực,
mà có cái nhìn rộng mở hơn.
2. Giai đoạn bé 6 -11 tuổi
Trẻ 6 tuổi trở đi nắm bắt
rõ ràng về sự hòa hợp hôn nhân của bố mẹ và lấy đó làm hình mẫu. Điều này lý giải
nhiều nghiên cứu rằng hôn nhân hạnh phúc của con cái có bóng dáng của cha mẹ.
John Robert Anderson, nhà
tâm lý học giáo dục nổi tiếng người Mỹ từng nhận định: "Cách cha mẹ yêu
thương nhau trở thành một cuốn sách giáo khoa cho cảm xúc của trẻ. Những cảm
xúc bắt nguồn từ trái tim ngày hôm nay sẽ trở thành khuôn mẫu cho ngày mai. Trẻ
em thường sao chép cách vận hành mối quan hệ của mình từ hình mẫu bố mẹ một
cách vô thức".
Trẻ lớn lên trong gia
đình yêu thương nhau, sẽ biết cách yêu thương và tôn trọng nửa kia của mình,
như mẹ và bố của bé.
3. Giai đoạn trẻ bước vào tuổi dậy thì
Ở tuổi teen, trẻ đối mặt
với nhiều rắc rối về tình cảm hơn. Lúc này, cha mẹ phải trở thành cố vấn cho
con, giúp con đối diện với thực tế đời sống tình cảm.
Một độc giả kể câu chuyện
của mình: Con gái cô một ngày rụt rè nói với mẹ: "Mẹ ơi, có một bạn trai gửi
thư cho con". Người mẹ ban đầu ngạc nhiên, bối rối, sau đó lập tức bình
tĩnh và nắm lấy tay con và nói: "Cảm ơn con vì đã chia sẻ bí mật này với mẹ".
Cô tâm sự với con: "Ở tuổi này, việc ai đó quý mến con là hết sức bình thường,
đừng xấu hổ hay ngần ngại. Trong cuộc sống, con sẽ gặp nhiều người thích con,
và ngược lại. Cần phải học cách khám phá điểm mạnh, điểm yếu của họ, để tìm được
một người phù hợp". Cô khuyến khích con xây dựng mối quan hệ bạn bè, đồng
thời nhắc nhở con rằng "mỗi giai đoạn trong cuộc sống, chân trời càng rộng
mở, con sẽ càng gặp nhiều người mới, cho con có nhiều sự lựa chọn trong cuộc đời".
Buổi trò chuyện khiến hai
mẹ con đều hài lòng. Cô con gái biết ơn mẹ vì sự tôn trọng và hiểu biết. Người
mẹ hạnh phúc vì trở thành "tư vấn viên" cho con.
Khi trẻ bắt đầu nói về
tình yêu, hôn nhân, hãy coi đây là một cơ hội tốt để bạn có thể làm phong phú
thế giới tình cảm của trẻ, và giúp trẻ xây dựng một khái niệm tình yêu tích cực
nhất.
Thùy Linh (Theo Toutiao)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét