Thứ Năm, 26 tháng 9, 2019

Sep 29, 2019 - Chúa nhật 26 thường niên năm C





Sep  29,  2019 - Chúa  nhật  26  thường  niên  năm  C

Tội  vô  cảm!

Image result for Chúa nhật 26 thường niên năm C



Các Bạn thân mến,

Tin Mừng tuần này, có lẽ là bài cuối cùng Giáo Hội cho chúng ta nghe trong loạt bài Chúa dạy về việc quản lý và xử dụng của cải trần gian cách khôn ngoan. Cùng cảnh cáo đặc biệt những người lạm dụng của cải và lạm dụng cả tính cách của mình.

Đây là một loại tội đáng sợ, vì nghe nhiều, được nhắc mãi nhưng chúng ta vẫn coi thường, không cho là tội, vì không nằm trong những điều cấm nặng nề nào. Với suy nghĩ tự mình làm ra của cải tài sản thì mình có quyền hưởng thụ riêng.

 Còn những người nghèo khổ bệnh tật yếu đuối là"số"của họ, không liên quan đến mình, họ như một phần của cảnh đời, tự nhiên, không thể tránh.

Dửng dưng không quan tâm, không thương xót, không cứu gíup, thì nói chi đến nỗ lực bảo vệ con người... Như ông phú hộ này, cứ để Lararo nhơ nhớp thản nhiên dưới chân mình, không đuổi di! Là chút thương tình hay chai cứng của ông?!

Xã hội loài người càng phát triển bao nhiêu thì tội loại này lại càng đa dạng, tinh vi và có nhiều lý đó bảo vệ bấy nhiêu.

 Về phương diện khác, dụ ngôn này còn có giá trị cao cả của con người, độc lập hoàn toàn với địa vị xã hội, nhân phẩm, văn hóa, tình trạng kinh tế...

Dạy cần quan tâm đến sự sống của nhau, tôn trọng nhân phẩm con người bằng cách giúp đỡ tinh thần, vật chất; nghĩa là cả đến những phương tiện cần thiết giúp họ sống một đời sống xứng đáng.

 Phải phân bố công bằng mọi nhu cầu, từ cơm ăn áo mặc, thuốc men, thông tin, văn hóa, nghệ thuật... đến tiền bạc tài sản và tài nguyên thiên nhiên.

 Nỗ lực bảo vệ mạng sống con người từ khi có mầm sống trong bụng mẹ đến khi an nghỉ trong lòng đất lạnh.

Tôn trọng, bảo vệ vấn đề sinh sản, nhằm phát triển dân số đúng mức, phù hợp với ý Thiên Chúa.

Dụ ngôn về người phú hộ giàu có và ông Lazaro nghèo khổ còn được Chúa dùng cảnh cáo người nghe khỏi lạm dụng của cải.

Trong câu chuyện, Chúa không dạy làm giàu là tội lỗi hoặc tất cả người nghèo đều được cứu. Mà Ngài nói đến hiểm họa nghiêm trọng của việc sử dụng tiền bạc cách ích kỷ.

Như ở đây, tội của ông phú hộ không phải ở trong cách làm giàu nhiều tiền lắm của, cũng chẳng phải trong nếp sống kém đạo đức của ông, mà ở một điều đã được mô tả rõ ràng là trong khi ông sống xa hoa ích kỷ, thì có một người thiếu thốn khổ sở, bệnh tật ngay trước mặt ông hàng ngày, mà không được ông quan tâm.

 Dụ ngôn nói lên một số điều:

 1. Tất cả mọi người đều phải chết:

-   Chết lại chưa phải là hết, còn một đời sống bên kia của tử, đời sống ấy là hậu quả của đời sống trần gian.

-  Sau khi chết, con người được tòa án Thiên Chúa xét xử về đời sống trên trần gian, để đáng lãnh thưởng hay bị trừng phạt.

-  Tất cả mọi thứ ở trần gian như của cái vật chất, đau khổ, hạnh phúc...đều là tạm thời, nó sẽ mau qua, sẽ lìa bỏ chúng ta cùng với cái chết của chúng ta. Và sự chết ấy cũng chấm dứt thời gian thử thách cùng khả năng làm lành hay làm ác.



2. Xử dụng ích kỷ của cải trần gian:

      a)  Người giàu:
-  Dụ ngôn nói ông ngày ngày yến tiệc linh đình, tức ông ăn cao lương mỹ vị, là người sành điệu, thích những món ăn uống đắt tiền, hiếm có.

-   Ông ta ăn như vậy mỗi ngày, có nghĩa là ông chỉ ăn chơi, không làm việc gì.

-  Thời Đức Giesu người ta ăn bằng tay, ăn xong, người giàu lấy mẩu bánh mì nhỏ lau tay chùi miệng cho sạch rồi ném bỏ miếng bánh đi.

-  Cuộc sống phí phạm ấy rồi cũng phải chấm dứt, ông nhà giầu cũng chết, kết cuộc ông bị sa hỏa ngục với những cực hình đời đời, đến độ ước ao một giọt nước lã cũng không được!

-  Phần lớn người lắm của nhiều tiền sống như vậy, họ phung phí tiền bạc, thời gian vào những buổi yến tiệc linh đình. Họ chìm ngập trong xa hoa sung túc, từ quần áo đến đồ ăn thức uống.

-  Có thể họ không độc ác, không kinh bỉ, không đối xử tệ hại, không phản đối kẻ nghèo khổ. Nhưng sự làm lơ của họ là một trọng tội.

-   Đúng như lời Chúa nói, người giàu vào nước Thiên đàng thật là khó khăn.

-  Nhưng có phải hết mọi người giàu đều như vậy? Và sự giàu có là cái cớ để sa hỏa ngục không?

-   Hẳn là không, vì đã có những vị Thánh là vua, là nữ hoàng, là triệu phú...

-   Bởi giàu có là một ơn phúc Chúa ban, là công sức mình đáng được hưởng.

-   Nhưng người ta quan niệm không đúng đắn về sự giàu có, bị mê hoặc bởi vẻ hào nhoáng của nó nên đã lẫn lộn, mù quáng, coi nó như cứu cánh; tệ hơn nữa, còn làm nô lệ và trọng vọng hơn cả Thiên Chúa là Đấng đã dựng nên nó.

-  Họ xem của cái trần gian như mục đích tối hậu, là thần tượng đề liên tục tìm kiếm, tôn thờ, chiếm hữu bằng mọi cách, mọi giá, còn bám víu vào nó để sống.

-  Dẫn đến tự phụ, ích kỷ, ganh ghét, tham lam, hưởng thụ, ăn chơi, sa đọa, tội lỗi...

-  Lắm của nhiều tiền là tốt, để cuộc sống ấm no hạnh phúc, an lành thoải mái hầu thêm hiểu biết, thăng tiến, phục vụ, chu toàn giới răn kính Chúa yêu người.

-  Nên giàu không phải là tội, không là rủi ro, nhưng vì giàu có nhiều nguy cơ, nhiều cạm bẫy khiến con người vấp phạm sa ngã...sau đó là những bất hạnh chồng chất và cuối cùng mất cả linh hồn.

-  Hãy cảnh giác và luôn cầu xin Chúa cho chúng ta đừng bị của cái trần gian lôi kéo, cùng biết dùng tiền bạc Chúa cho xứng đáng với ý của Ngài.

   b) Ông Lazaro:

-   Là người ăn mày, mình mẩy đầy ung nhọt hôi tanh nhơ nhớp.

-  Ông nằm thường trực trước nhà người giàu để chờ những miếng bánh mì lau chùi tay miệng vất ra, những mẩu vụn rơi xuống đất mà lượm ăn cho đỡ đói.

-  Ông yếu đuối mệt mỏi đến độ không thể đuổi lữ chó hoang lấy miệng dơ bẩn liếm những ung nhọt của mình.

-  Nghèo và bệnh tật cũng không phải là cái tội, nếu biết chấp nhận, biết sống tinh thần nghèo khổ trong sáng, thì lại là điều may mắn, vi tránh được nhiều nguy cơ sai phạm, nhiều cám dỗ, nhiều tội lỗi...của sự giàu sang.

-  Nghèo mà coi thường vật chất, không trọng nể nó, biết sử dụng những gì mình có cách đúng đắn, không dính bén, bám víu, coi nó như đầy tớ hữu dụng, đặc biệt biết dùng nó để đổi lấy những giá trị đời đời, bảo đảm tương lai sau cái chết. Thì đây là cái nghèo trần gian nhưng là giàu trước mặt Thiên Chúa.

-  Không an phận với cuộc sống nghèo khổ, bực bội bất mãn, nguyền rủa, hận thù, trách cha mẹ trời đất, làm điều trái phép, thì cái nghèo đó là cớ vấp phạm, là cái họa, không phải phúc nữa!

-  Trớ trêu là kẻ nghèo lại hay bị cám dổ nhiều thứ: thềm ăn uống, thích đẹp, ưa sang, khát khao chiếm đoạt, mong ước quyền vinh… Nên cần cảnh giác và luôn xin Chúa cho mình sống vui vẻ trong sự thanh bần, gìn giữ khỏi ham muốn trái phép. Để cái nghèo đúng là mang lại phúc lộc cho mình.

    c) Đời sống biến đổi, sau đó cả hai đều bước qua cửa tử:

-   Lazaro được vinh hiển, còn ông nhà giàu bị gia hình.

-   Mặc dầu ông nhà giàu không xua đuổi, không xử tệ, ông để cho Lazaro ngồi đó mà lượm đồ ăn.

-   Nhưng khi chết, ông vẫn bị kết tội. Tội của ông là không quan tâm đến Lazaro, coi Lazaro như một phần của cảnh đời, đơn giản là số phần tự nhiên, của ai người ấy chịu, không tránh khỏi, không liên quan gì tới ông.

-  Nên ông nhìn thấy đau khổ của Lazaro hằng ngày mà không cảm thấy xót thương, chạnh lòng, buồn đau, không làm gì để cứu giúp.

-  Rõ ràng ông nhà giàu không làm điều sai quấy, nhưng vì ông không quan tâm đến các điều lành phải làm nên mới bị trừng phạt.

-  Thiên Chúa không lên án việc có tài sản, giàu sang...nhưng Ngài đưa ra những lời nghiêm khắc chống lại những kẻ sử dụng của cải vật chất cách ích kỷ, không chú ý tới những người nghèo khổ.

-  Đây là dụ ngôn đáng chúng ta phải suy nghĩ, tưởng nhớ luôn, bởi Đức Kito đòi buộc chúng ta tự giác mở rộng lòng đối với những kẻ nghèo khổ.

-  Lòng kính trọng nhân phẩm diễn tả việc chúng ta phải giúp đỡ những ai gặp cảnh xấu về tinh thần, vật chất.

-  Điều này đôi khi tế nhị và khó khăn đối với cuộc sống hiện tại của một xã hội có nếp sống văn mình vật chất quá cao.

-  Vì thực tế xã hội nào cũng có những cơ quan, đoàn thể, tổ chức, đứng ra khuyên góp, cứu giúp, trợ cấp dưới nhiều hình thức, nhiều thời điểm cho những người bất hạnh gần xa.

-  Bởi thế nếu giả điếc, làm ngơ, thì hình phạt cho loại người này là hình phạt của một người không hề chú ý, quan tâm đến kẻ khác.

-  Cần nhớ lời cảnh cáo đáng sợ: tội của người nhà giàu ở đây không phải ông ta làm điều gì xấu xa, nhưng là đã không làm gì cả trước những đau khổ của kẻ khác.

-  Con người còn phải có trách nhiệm bảo vệ tôn trọng nhân phẩm là sự phân phối công bằng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới, và những nỗ lực bảo vệ mạng sống con người, kể cả thai nhi. Để có đầy đủ cơm ăn áo mặc thực sự cho mọi người.



3. Bài học cuối cùng:

-  Là lời yêu cầu của người giàu xin cho anh em ông.

-  Đây có thể là vì tình thương, cũng có thể ngầm bào chữa rằng nếu được soi sáng nhiều hơn, ông đã không phạm tội đáng buồn như thế.

-  Nhưng sự thật hiển nhiên là khi trước mặt người ta có những kẻ nghèo khổ, bệnh hoạn, đau buồn... mà họ không động lòng, chẳng giúp đỡ thì không còn gì có thể làm thay đổi lòng họ nữa.

-  Cuộc đối thoại giữa người nhà giàu đau khổ và tổ phụ Apraham nổi bật linh động để ghi sâu vào lòng chúng ta giáo huấn Chúa dạy hôm nay.

-  " Chúng đã có Mose và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó."

-  "Mose và các Ngôn sứ mà họ còn chẳng chịu nghe, thì người chết có sống lại, họ cũng chẳng nghe."

-   Đó là những câu trả lời đích đáng cho những ai cứng lòng, thích đòi hỏi.

-   Mặt nữa, hỏa ngục là thế giới của ghen ghét, chỉ có thù hận ngự trị, không có chỗ nào cho cảm thương tha nhân.

-  Giữa hai thế giới thiên đàng-hỏa ngục còn có một vực sâu thăm thẳm ngăn cách, không thể qua lại được.

-  Tức là sau khi chết, và sống lại rồi thì mọi sự đều đóng kín, không còn làm lành, làm ác, chẳng có thể ăn năn chừa cải, hay khuyên bảo giúp đỡ gì được nhau nữa.


Lạy Chúa, từ lúc dựng nên chúng con, Ngài đã đặt chúng con ngay giữa lòng mọi người với của cải và thời gian được ban theo để chúng con hưởng thụ và lập công. Nhưng chúng con lại lạm dụng, ích kỷ dùng riêng, không quan tâm đến những người kém may mắn, cũng chẳng quan tâm đến các điều lành phải làm.

Xin Chúa thứ tha và cho chúng con mở rộng tâm lòng với anh em khó nghèo, bệnh tật...cùng biết sám hối trở về với Ngài để sống tốt lành hơn, trong khi chúng con còn được hưởng quãng thời gian ngắn ngủi này, hầu chúng con không phải than khóc cách vô ích sau khi chết. Vì Đức Giesu Kito, Chúa chúng con.  Amen.



Than men,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét