VẤN ĐỀ DUY VẬT
Tue,
03/09/2019 - Trầm Thiên Thu
Không có “chiến tranh” giữa
khoa học và Công giáo bởi vì Công giáo luôn chấp nhận rằng ân sủng không trái
ngược với thiên nhiên mà hoàn thiện thiên nhiên. Thiên Chúa, Đấng tạo nên thiên
nhiên, có thể và thường xuyên tác động qua các nguyên nhân tự nhiên.
Như vậy, người Công giáo
hiểu giáo huấn của Giáo Hội về vấn đề này sẽ không từ chối đưa con tới bác sĩ
vì họ muốn Thiên Chúa tác động và chữa lành qua y khoa. Không vợ chồng Công
giáo nào từ chối mối quan hệ hôn nhân khi họ muốn có con cái vì họ muốn “Thiên
Chúa tạo nên con cái của họ”.
Nhưng một số khoa học gia
vẫn cho rằng không thể có sự hài hòa giữa đức tin và khoa học. Thật ra khoa học
không đối nghịch với Thiên Chúa, mà khoa học chứng tỏ có Thiên Chúa, và làm cho
người ta không mê tín dị đoan. Người Công giáo phải làm mọi cách để làm cho các
khoa học gia tỉnh ngộ, hết mù quáng về niềm tin vào Thiên Chúa, để rồi không
còn sai lầm như vậy.
Các khoa học gia khá đúng
khi thất vọng về các tín nhân dùng tôn giáo như vật ngăn cản khoa học. Khi các
tín nhân tin rằng Thiên Chúa chịu trách nhiệm về hệ lụy nào đó, họ không bằng
lòng với các khoa học gia muốn tìm ra các nguyên nhân tự nhiên về hệ lụy đó, và
sai lầm tin rằng nếu khoa học phát hiện một nguyên nhân tự nhiên thì Thiên Chúa
không thể liên quan. Đó là điều ngu xuẩn.
Khoa học tự nhiên cho
chúng ta biết cách Thiên Chúa tác động trong thiên nhiên. Những người Công giáo
yêu thích khoa học sẽ coi việc đọc Sách Thiên Nhiên theo cách họ đọc Sách Kinh
Thánh. Người hiểu đúng sẽ không bao giờ làm sai ý Kinh Thánh, hoặc giấu giếm, bởi
vì họ tin rằng chính Thiên Chúa là Tác Giả, và người ta không được dối trá về
những điều Ngài đã nói. Tương tự, một người hiểu đúng Sách Thiên Nhiên cũng
không bao giờ làm sai dữ liệu, hoặc giấu giếm, bởi vì họ tin rằng Thiên Chúa là
Đấng tạo dựng mọi loài. Và người ta không bao giờ được dối trá về cách thức
Thiên Chúa đã “nói” qua thiên nhiên.
Nhưng chúng ta nói rằng
chúng ta đã làm mọi thứ chúng ta có thể để thuyết phục các khoa học gia rằng
không có “chiến tranh” giữa khoa học và tôn giáo, và nguyên nhân tự nhiên, có tạo
nên hòa bình? Không. Tại sao không? Bởi vì cái gọi là “chiến tranh” thực sự
không hề có giữa tôn giáo và khoa học.
Có sự xung khắc giữa những
người tin vào chủ nghĩa duy vật (cho rằng mọi thực tại đều có thể quy về vật chất
chuyển động, kể cả các thực tại như ý chí tự do, tình yêu, lòng vị tha, và luân
lý) và những người không theo chủ nghĩa duy vật. Mục đích của những người theo
chủ nghĩa duy vật là tạo ra sự xung khắc giữa “khoa học” và “tôn giáo” – như thể
là có cuộc vật lộn giữa sức lực của “sự phát triển” và những người “mắc kẹt
trong Thời Kỳ Tăm Tối” (Dark Ages – ý nói Thời Trung Cổ).
Dù cho tác phẩm “Thần Học
Cơ Thể” của Thánh GH Gioan Phaolô II đưa ra một số triết lý thú vị nhất thế kỷ
XX, vẫn có những người mù quáng ngu xuẩn nói thế này: “Coi đó, Giáo Hội Công
giáo vẫn mắc kẹt trong Thời Kỳ Tăm Tối”. Thật ra tác phẩm “Thần Học Cơ Thể”
không hề thuộc “Thời Trung Cổ”. Người ta có thể không thích hoặc ghét các hiện
tượng tân kỳ, nhưng có điều là người ta không thể nói về điều đó bởi vì “mắc kẹt
trong Thời Kỳ Tăm Tối”.
Vậy tại sao những người
theo chủ nghĩa duy vật tạo ra sự xung khắc giữa “khoa học” và “tôn giáo”? Một
lý do là nếu bạn thẳng thắn hỏi những người theo chủ nghĩa duy vật rằng “có tin
vào chủ nghĩa duy vật hay không?” thì họ chịu thua.
Đa số người ta có vẻ tin
rằng họ có ý muốn tự do và không được xác định theo nghĩa vật chất, rằng tình
yêu thực sự là thực tại trên thế giới này, không chỉ là hiện tượng về chuyển động
của nguyên tử trong não, và có các quy luật luân lý như “chớ giết người” mà người
ta nên tuân giữ. Rất dễ để cụ thể hóa hai lĩnh vực, khoa học và tôn giáo, và
coi chúng như những cái trái ngược riêng biệt hơn là bắt người ta nghĩ theo ẩn
ý triết học về chủ nghĩa duy vật.
Vậy tại sao xã hội cho
phép họ tránh né sự sai lầm hiển nhiên này? Bởi vì nó phục vụ mục đích xã hội
khác và sâu xa hơn. Triết gia Charles Taylor tranh luận rằng, trong mọi xã hội,
người ta tự xác định theo mối quan hệ với trật tự trời đất hoặc vũ trụ, người
hiện đại có xu hướng tự coi mình là “tự vệ”.
Khi người ta coi thiên
nhiên là cách diễn tả trật tự siêu việt, đặc biệt là trật tự biểu lộ sự khôn
ngoan của trời, thì người ta tin rằng sự phát triển con người được phục vụ tốt
nhất bằng cách chiêm ngưỡng, hiểu biết, và sống hài hòa với trật tự càn khôn.
Tuy nhiên, khi mục đích của
bạn là muốn kiểm soát thiên nhiên theo ý mình, khi bạn muốn voi thiên nhiên chỉ
là “vật chất” được định dạng theo ý riêng mình, thì bạn sợ người ta có thể thuyết
phục người khác về cách nhìn thiên nhiên khác với cách phục vụ sự tự trị của
con người – và tệ hơn, người ta có thể giúp cho sự ràng buộc luân lý nào đó về
sự tự trị của con người – là “nguy hiểm” với sự hiện đại.
Thế nên hãy chân nhận: Có
chiến tranh giữa ý tưởng duy vật về thiên nhiên với giáo huấn của Công giáo.
Giáo Hội Công giáo dạy rằng thiên nhiên tốt lành, rất tốt lành, và con người
phát triển bằng cách khôn ngoan tuân theo mệnh lệnh luân lý. Chủ nghĩa duy vật
hiện đại nói rằng thiên nhiên chỉ tốt khi nó theo ý con người và không có mệnh
lệnh luân lý nào khác ngoài mệnh lệnh chúng ta tạo ra bằng ý muốn đối với mọi vật
xung quanh chúng ta.
Con người được Thiên Chúa
ban cho quyền tự do, nhưng có hai cách chọn lựa: Tự do áp đặt đối với thiên
nhiên, hoặc tự do sống hài hòa với thiên nhiên.
1. PHÁT HIỆN –
Nghiên cứu cho thấy có mối tương quan giữa xu hướng vật chất nơi cha mẹ và nơi
con cái. Liên quan các mối quan hệ giữa các kiểu giao tiếp gia đình, sự can thiệp
của cha mẹ và xu hướng vật chất nơi con cái, kết quả cho thấy rằng sự can thiệp
gián tiếp là cái tiên báo mạnh mẽ nhất về xu hướng vật chất nơi con cái được
theo sau bằng sự can thiệp hạn chế, trong khi không thấy sự can thiệp tích cực
là cái tiên báo quan trọng đối với xu hướng vật chất nơi con cái.
2. NGHIÊN CỨU HẠN CHẾ –
Mục đích cuộc nghiên cứu này giới hạn theo ba vấn đề: Thứ nhất, tìm hiểu sự
khác nhau về văn hóa đối với cách thể hiện xu hướng vật chất ở người Ai Cập. Thứ
nhì, tìm hiểu xem điều cha mẹ góp phần và ảnh hưởng cach chuyển giao các giá trị
vật chất trong giới trẻ. Thứ ba, đề nghị cha mẹ là người gây tác dụng đối lập với
xu hướng vật chất thái quá nơi con cái.
3. NGỤ Ý THỰC TẾ –
Nghiên cứu cho thấy có các bước cần thiết cần áp dụng bằng cách mở các chương
trình liên quan cha mẹ là người gây tác dụng đối lập với xu hướng vật chất thái
quá nơi con cái. Nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ tích cực giữa cha mẹ và
con cái về xu hướng vật chất. Tuy nhiên, cha mẹ không thực sự biết tác dụng
trái ngược về xu hướng vật chất có thể có ở con cái. Hơn nữa, có mối tương quan
tích cực giữa sự giao tiếp xã hội và sự can thiệp hạn chế. Đồng thời, với cách
hiểu được đề nghị về cách nghiên cứu hiên nay, người ta thấy sự can thiệp là
nguyên nhân thứ hai góp phần tạo xu hướng vật chất nơi gới trẻ.
4. NGỤ Ý XÃ HỘI –
Nghiên cứu cho thấy hệ lụy của chủ nghĩa duy vật có thể tác động ủng hộ việc
thay đổi xu hướng vật chất. Do đó, cha mẹ nên biết xu hướng vật chất thái quá của
con cái, như đã bàn luận trước đây, kể cả tình trạng học tập yếu kém, cách cư xử
tồi tệ, xu hướng mua sắm nhiều, ăn những thứ không tốt cho sức khỏe, và hay
đãng trí.
5. NGUỒN GỐC VÀ GIÁ TRỊ –
Nghiên cứu này nhắm vào các lĩnh vực quan trọng của giới trẻ, chủ yếu thị trường
ở Ai Cập. Ngoài ra, phương pháp thăm dò mới cũng góp phần về cách nhận thức và
cách phát hiện.
Các nhà nghiên cứu tại
trung tâm Harris Interactive đã hợp tác với một số giáo sư về tiếp thị để cung
cấp thêm chân dung chính xác của giới trẻ có xu hướng vật chất bằng cách kiểm
tra vai trò của lòng biết ơn trog việc bù đắp hệ lụy xã hội tiêu cực của chủ
nghĩa duy vật. Kết quả cho thấy rằng tình trạng gia tăng xu hướng vật chất
trong giới trẻ không tạo ra cách cư xử kém đại lượng hơn. Tuy nhiên, lòng biết
ơn thực sự giữ vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng mức độ đại lượng ở giới
trẻ.
Nghiên cứu cho thấy rằng
những người trẻ (tuổi từ 8 tới 18) dễ ngả theo chủ nghĩa duy vật thì khó sống đại
lượng. Người theo chủ nghĩa duy vật không biết cảm ơn hoặc không đánh giá cao
những gì họ có và không thể thể hiện lòng đại lượng. Phản ứng liên quan việc
mua bán cho kết quả:
◾
76% thiếu nhi (tuổi từ 8 tới 12) và 62% thiếu niên (tuổi từ 13 tới 18) nói rằng
rất thích mua sắm.
◾
71% nói rằng sẽ hạnh phúc hơn nếu có nhiều tiền để mua sắm những thứ cần thiết.
◾
51% thiếu niên 48% thiếu nhi nói rằng khi lớn hơn, chúng sẽ hạnh phúc hơn nếu
có nhiều tiền.
Sự hạnh phúc được xác định
khác nhau giữa thiếu nhi và thiếu niên. Đa số thiếu nhi tập trung vào kỹ thuật:
◾
điện thoại di động (65%).
◾
máy vi tính (63%).
◾
tiền bạc (74%).
Đa số thiếu niên có thể nói về:
◾
tiền bạc (65%).
◾
quà tặng (63%).
◾
xem video hoặc chơi trò chơi (60%).
◾
máy vi tính (57%).
Người mẹ vẫn giữ vai trò
quan trọng trong cuộc sống của con cái, đa số (91% thiếu niên, 77% thiếu nhi)
nói rằng mẹ làm cho chúng hạnh phúc. Tính chung về tỷ lệ những người và thú
cưng làm cho chúng hạnh phúc: bạn bè chiếm 85%, ông bà chiếm 69%, cha mẹ chiếm
67% và thú cưng chiếm 58%.
Mặc dù giới trẻ có vẻ tập
trung vào tiền bạc và vật sở hữu, chúng cũng cảm thấy muốn giúp đỡ người khác
và đánh giá cao vật dụng và con người. Giới trẻ thích làm gì?
◾
giúp đỡ bạn học mới (91% thiếu niên, 81% thiếu nhi).
◾
gây quỹ giúp đỡ người nghèo (86% thiếu niên, 79% thiếu nhi).
◾
dành thời gian giúp đỡ người khác (83% thiếu niên, 81% thiếu nhi).
◾
chia sẻ những gì yêu thích với người khác (81% thiếu niên, 75% thiếu nhi).
◾ ủng
hộ bạn bè hoặc gia đình khi thấy họ bận rộn (77% thiếu niên, 75% thiếu nhi).
◾
có nhiều thứ để biết ơn (92% thiếu niên, 86%).
◾
có thể nghĩ nhiều về những người đã giúp đỡ mình (81%).
Aric Rindfleisch, giáo sư
khoa Tiếp Thị thuộc ĐH Wisconsin-Madison, nói: “Mặc dù cha mẹ ít có thể ngăn chặn
các thông tin liên quan vật chất, nhưng họ vẫn có thể hạn chế các hệ lụy trái
ngược của xu hướng vật chất bằng sự biết ơn nơi con cái”.
TRẦM THIÊN THU (tổng hợp
từ thecatholicthing.org, emerald.com và mediapost.com)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét