Phòng tránh bệnh xương khớp như thế nào?
Thứ
năm, 12/9/2019-VnExpress.net
Thoái hóa khớp, viêm khớp,
thoát vị đĩa đệm, loãng xương... thường xảy ra với người lớn tuổi song ngày
càng nhiều người trẻ mắc bệnh liên quan lối sống.
Phòng tránh bệnh lý xương
khớp ngay từ khi còn nhỏ bằng ăn uống lành mạnh, bổ sung hoa quả, chất xơ, luyện
các bài tập đúng độ tuổi.
Bác sĩ Trần Quốc Khánh,
Khoa phẫu thuật cột sống - Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức, cho biết tăng cân, béo
phì là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thoái hoá, tổn thương xương khớp,
đặc biệt ở trẻ nhỏ. Nhiều bậc cha mẹ chưa ý thức được rằng chính trọng lượng
quá lớn của con trẻ đã dồn ép lên bề mặt các khớp, đặc biệt các khớp vùng thấp
như cột sống lưng, khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân. Hệ thống xương khớp chưa
kịp hoàn thiện đã vô tình làm các cháu bị tổn thương xương khớp từ rất sớm, dù
có thể lúc đó trẻ có rất ít hoặc chưa có triệu chứng.
Một số trẻ béo phì được
cha mẹ khuyến khích chạy bộ, nhảy, đá bóng, chơi bóng rổ... Tuy nhiên, thực tế
những môn thể thao đó lại không thực sự phù hợp. Theo bác sĩ, nên giảm cân cho
trẻ bằng cách giảm chế độ ăn uống, tăng cường đi bơi, đạp xe, làm việc nhà. trẻ
nhỏ cần hạn chế uống nước ngọt có ga, ăn đồ chiên rán. Thực phẩm chế biến sẵn
thiếu chất xơ, thiếu vitamin, khoáng chất. Ngược lại, chúng lại chứa quá nhiều
mỡ, muối, đường tổng hợp, gây hại cho sức khỏe", bác sĩ Khánh cho biết.
"Các món như bún, phở, hủ tiếu, pizza, mì các loại... là bột tinh luyện,
cung cấp nhiều năng lượng nhưng ít chất xơ, vitamin và khoáng chất, nếu muốn giảm
cân thì không nên ăn.
Ở người lớn, người già,
người thừa cân, béo phì cũng ưu tiên giảm ăn uống và tăng cường tập các
bài tập yoga, suối nguồn tươi trẻ, bài tập
với bóng, gym tại nhà và đọc sách, kết hợp dinh dưỡng từ hoa quả, cá tươi, duy
trì vận động thể chất mỗi ngà
Ngoài vận động, ăn uống,
theo bác sĩ Khánh, làm việc một tư thế quá lâu (lái taxi, ngồi may, ngồi sửa đồng
hồ, dân văn phòng ngồi máy tính...) dẫn tới việc tăng áp lực lên bề mặt một số
khớp nhất định, đồng thời giảm lưu thông khí huyết, tăng nguy cơ huyết khối, tắc
mạch và suy giãn tĩnh mạch, teo cơ, loãng xương. Vì vậy, cứ tối đa 90 phút bạn
nên đứng dậy đi lại, vươn thở, ép giãn, xoay khớp cổ tay cổ chân, khớp gối, khớp
vai và gấp ưỡn cột sống lưng, cột sống cổ.
Nghỉ ngơi trên giường kéo
dài có thể dẫn đến "phản tác dụng" nếu chúng ta không ý thức duy trì
vận động thể dục tại chỗ. Ví dụ sau phẫu thuật cột sống, bạn nên tập vận động
các khớp tay, khớp chân dù đang nằm trên giường.
"Rất nhiều bệnh
nhân, đặc biệt người cao tuổi vì nằm quá lâu không chịu vận động dẫn đến lúc ra
viện bị cứng khớp, dính khớp, loãng xương, teo cơ, loét vùng tì đè... khiến việc
điều trị phục hồi chức năng vô cùng khó khăn", bác sĩ Khánh nói.
Nằm ngủ gối quá cao (trên
6 cm), nằm đệm quá mềm, thói quen nằm võng, đặt máy tính quá thấp trên bàn làm
việc hoặc thói quen cúi gằm mặt để dùng điện thoại... đều gây hại cho cột sống
cổ và cột sống lưng. Cúi lom khom khi bê nhấc vật nặng, nhấc vật nặng đột ngột,
nhấc vật nặng khi tư thế chưa thoải mái, nhấc vật nặng tư thế với, không khởi động
các khớp lúc bê vác, bê vác vật nặng quá sức mà không gọi người hỗ trợ... chính
là những nguyên nhân hàng đầu gây thoát vị đĩa đệm cấp tính, dãn đứt gân cơ vai
hoặc gãy xương cổ tay, cánh tay ở người cao tuổi.
Bác sĩ khuyên luyện tập
thể dục, thể thao vừa sức sẽ giúp cơ bắp khỏe mạnh, khí huyết lưu thông và dự
phòng loãng xương, tắc mạch. Luôn khởi động trước khi chơi thể thao và chọn môn
phù hợp với tuổi tác. Ngoài ra, cần bỏ thuốc lá và giảm uống rượu. "Nhiều người
nghĩ đơn giản uống rượu chỉ hại gan, dạ dày hoặc hút thuốc chỉ ảnh hưởng đến phổi,
thực tế, thuốc lá được xếp vào nhóm nguyên nhân hằng đầu gây thoái hoá xương khớp
còn rượu mạnh thường gây tắc những mao mạch li ti đưa máu và dinh dưỡng đến
nuôi các mô trong cơ thể", bác sĩ nói. Bác sĩ từng điều trị cho nhiều
thanh niên 30 tuổi nhưng đã bị hoại tử chỏm xương đùi do thói quen dùng bia rượu
và thuốc lá từ quá sớm.
Trong lao động, đi lại
hay thể thao, chúng ta cũng luôn cần có dụng cụ bảo hộ hỗ trợ như gối cổ và đai
hỗ trợ lưng. "Tôi thường xuyên mặc đai lưng khi tham gia những ca phẫu thuật
lớn nhiều giờ, luôn sử dụng gối cổ, đai lưng khi lái xe đường dài trên một tiếng",
bác sĩ cho biết.
Rất nhiều bệnh nhân, đặc
biệt trẻ em bị chấn thương vùng khớp như khớp khuỷ, khớp cổ chân, khớp gối...
không được thăm khám và điều trị bài bản từ đầu dẫn đến hậu quả rất không tốt về
sau như dính khớp, vẹo lệch trục chi, hạn chế biên độ khớp, đau nhức khớp mạn
tính và thoái hoá khớp sớm...Vậy nên bệnh nhân chấn thương vùng khớp cần đưa đến
thăm khám và điều trị tại nhưng nơi y tế rất chuyên sâu về xương khớp để xử lý
tốt ngay từ ban đầu, tránh những hậu quả xấu về lâu dài.
Trừ gãy xương hoặc thoái
hóa khớp tuổi già, còn lại hầu hết chấn thương và bệnh lý xương khớp cần chụp cộng
hưởng từ mới thấy rõ tổn thương. Nhiều bệnh nhân bị chấn thương khớp vai, chấn
thương gối hoặc đau lưng nhưng khi đến thăm khám chỉ được chụp X-quang, siêu âm
và xét nghiệm trong khi những thăm dò đó sẽ không thể cho chúng ta thấy rõ trực
tiếp những tổn thương.
Thúy Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét