Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020
Sự khác biệt giữa người nhiều tiền và người giàu có
Phố lồng đèn Sài Gòn nhộn nhịp trước Trung thu
Thứ bảy, 19/9/2020, 14:30 (GMT+7)
Phố lồng đèn Sài Gòn nhộn nhịp trước Trung thu
Hai tuần trước Trung thu, phố lồng đèn Lương Nhữ Học tấp nập người tới tham quan, chụp hình.
Khoảng hai tuần trước Trung thu (rằm tháng 8 âm lịch), phố lồng đèn trên đường Lương Nhữ Học, quận 5, đông đúc người dân tới tham quan, mua sắm, nhất là dịp cuối tuần.
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học hình thành hơn nửa thế kỷ, chuyên sản xuất và bán nhiều loại lồng đèn, dụng cụ lân sư rồng... Ngày nay, khoảng 500 m con phố vào dịp Trung thu đều bày đủ loại lồng đèn nhiều sắc màu.
Gian hàng của ông Mười chuyên bán các lồng đèn thủ công bằng giấy kiếng và loại thắp sáng bằng pin với nhiều hình thù, màu sắc.
Hơn 20 năm bán buôn ở phố lồng đèn, năm nay tình hình kinh doanh của ông Mười cũng như nhiều tiểu thương khác ế ẩm hơn hẳn. "Doanh thu giảm gần nửa so với năm ngoái vì ảnh hưởng của Covid-19. Cũng may gần Trung thu tình hình ổn trở lại, khách đến tham quan, mua sắm có đông hơn", ông cho biết.
Mỗi gian hàng lại có cách trang trí lồng đèn khác nhau và hầu hết chỉ bán một vài loại chính. "Tôi bán ở đây hơn 30 năm nay rồi, chủ yếu là lồng đèn giấy thủ công", ông Trần Phú nói khi đang ngồi trước cửa nhà trông hàng.
Bà Lý Ngọc Hiền đội trên đầu chiếc mũ cách điệu "hoàn châu cách cách" để thu hút du khách khi bán hàng. Bà cho biết, tuy đông người qua lại nhưng lượng khách chủ yếu tham quan, còn mua đèn và các vật dụng trang trí Trung thu không nhiều.
Các tiểu thương cho hay, năm nay loại lồng đèn bằng giấy do Việt Nam sản xuất bán chạy nhất, với giá khoảng 30.000 đồng một cái. Nhiều loại lồng đèn có kích thước lớn hoặc được chế tác tỉ mỉ có giá hàng trăm nghìn đồng.
"Không khí ở phố lồng đèn rất nhộn nhịp. Em đi ngày thường nhưng vẫn khá đông người, nên không dễ có được góc đẹp chụp hình", Nguyễn Như Quỳnh (quận Thủ Đức) chia sẻ.
Cô gái cười tươi tạo dáng bên những chiếc lồng đèn đủ màu sắc. Năm nay việc chụp ảnh khá thoải mái, các gian hàng không còn để bảng cấm chụp hình như trước.
Đôi bạn Vĩnh Nguyên - Phương Uyên với hai tấm ảnh "check in" vừa được in ngay tại phố lồng đèn.
"Đây là năm đầu tôi ra chơi phố lồng đèn nên thích lắm, thuê cả trang phục để chụp hình. Tôi cũng mua thêm lồng đèn để chủ gian hàng thoải mái cho chụp", chị Trang (38 tuổi, ở giữa) cho biết.
Cậu bé thích thú nhìn ngắm những chiếc lồng đèn truyền thống sặc sỡ treo lủng lẳng trong nhà.
Sau khi dạo một vòng, anh Phạm Ngọc Anh chọn mua cho con gái chiếc lồng đèn truyền thống.
Con phố trở nên vui tươi hơn với hình ảnh Tôn Ngộ Không xuất hiện mỗi tối và rủ mọi người cùng chụp hình
Phố lồng đèn Lương Nhữ Học mở cửa từ sáng đến tối muộn. Để khám phá khu phố, bạn có thể gửi xe ở dọc đường Trần Hưng Đạo từ khúc giao Triệu Quang Phục đến Châu Văn Liêm, vòng sang Nguyễn Trãi với giá 10.000 - 15.000 đồng rồi đi bộ.
Quỳnh Trần
THUỐC PHIỆN CỦA KARL MARX
THUỐC PHIỆN CỦA KARL MARX
Sun,
13/09/2020 - Trầm Thiên Thu
Điều bỉ ổi nhất trong những nhận xét của Karl Marx về tôn giáo là đánh giá thấp rằng tôn giáo là “thuốc phiện” ru ngủ con người. Tuy nhiên, rất ít người quen với bối cảnh rộng lớn của bản đánh giá đó, đoạn văn lớn hơn không kém phần cam đoan, và điều đó, giống như phần lớn các bài viết của Marx và các đệ tử của ông, thậm chí còn trở nên nhàm chán và ấu trĩ hơn khi người ta cố gắng mở nó ra. Đây là phần trích từ một bài của Marx viết nguệch ngoạc từ tháng 12-1843 đến tháng 01-1844, bốn năm trước khi công bố bản Tuyên Ngôn của ông và Engels:
“Con người tạo ra tôn giáo, tôn giáo không tạo ra con người. Thật vậy, tôn giáo là ý thức và lòng tự trọng của những con người chưa chiến thắng được chính mình, hoặc đã đánh mất chính mình một lần nữa. Nhưng con người không trừu tượng khi ngồi xổm bên ngoài thế giới. Con người là thế giới của con người – nhà nước, xã hội. Nhà nước và xã hội này sản sinh ra tôn giáo, là ý thức đảo ngược của thế giới, bởi vì chúng là một thế giới đảo ngược. Tôn giáo là lý thuyết chung về thế giới này, bản tóm lược bách khoa của nó, sự hợp lý của nó ở dạng phổ biến, quan điểm tinh thần về danh giá của nó, sự nhiệt tình của nó, sự trừng phạt luân lý của nó, sự bổ sung nghiêm túc của nó, nền tảng phổ biến của sự an ủi và sự biện minh của nó. Đó là sự nhận thức lập dị về bản chất con người vì bản chất con người không có bất kỳ thực tế nào. Do đó, cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo gián tiếp là cuộc đấu tranh chống lại thế giới có hương thơm thiêng liêng là tôn giáo.
Đau khổ tôn giáo là biểu hiện của đau khổ và cũng chống lại đau khổ. Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của một thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Đó là thuốc phiện của con người.”
Theo Marx, chính điều đó đã đủ tiêu cực, đủ gây chán nản, đủ lạnh lùng và nhẫn tâm. Tuy nhiên, như thường lệ, Marx còn lâu mới trút hết những uẩn khúc trong bộ não gay gắt của mình.
Việc xóa bỏ tôn giáo như một thứ hạnh phúc hão huyền của con người là sự đòi hỏi hạnh phúc thực sự của họ. Kêu gọi họ từ bỏ ảo tưởng về tình trạng của họ là kêu gọi họ từ bỏ điều kiện đòi hỏi phải có ảo tưởng. Do đó, sự chỉ trích tôn giáo trong phôi thai, sự chỉ trích về thung lũng nước mắt mà tôn giáo là ánh hào quang.
Sự chỉ trích đã nhổ những bông hoa tưởng tượng trên sợi dây, không phải để con người tiếp tục mang sợi dây mà không có sự tưởng tượng hay an ủi, mà để vứt bỏ sợi dây và nhổ bông hoa còn sống. Chỉ trích tôn giáo làm con người thất vọng, vì vậy con người sẽ suy nghĩ, hành động và tạo hình cho thực tế của mình như người đã vứt bỏ ảo tưởng và lấy lại giác quan, để con người sẽ di chuyển vòng quanh như mặt trời đích thực của chính mình. Tôn giáo chỉ là mặt trời hư ảo xoay quanh con người chừng nào con người không xoay quanh chính mình.
Do đó, nhiệm vụ của lịch sử, một khi thế giới khác của chân lý đã biến mất, là xác lập chân lý của thế giới này. Nhiệm vụ của triết học là phục vụ lịch sử, vạch trần sự tự xa cách dưới những hình thức vô đạo của nó một khi hình thức tự xa cách thánh thiện của con người đã được vạch trần. Như vậy, sự chỉ trích của Thiên Đàng biến thành sự chỉ trích của thế gian, sự chỉ trích về tôn giáo trở thành sự phê bình của luật pháp, và sự phê bình của thần học trở thành sự phê bình của chính trị.
Đó là điều thú vị và không đáng để lãng phí những khoảnh khắc quý giá của cuộc đời chúng ta khi cố gắng giải mã toàn bộ đoạn văn trong sự vô ích của nó. Nhưng một vài suy nghĩ nổi bật và đáng nhấn mạnh vì ngụ ý tai hại của chúng.
Lưu ý rằng Marx đã bắt đầu bằng việc nhấn mạnh vào “cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo,” một cách khá tiêu cực để định khung mối quan hệ của nhân loại với tôn giáo. Đây là một “cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo” mà ông cho rằng chỉ là do con người tạo ra. Giống như người bạn xã hội chủ nghĩa Mikhail Bakunin, cũng giống như Saul Alinsky, đã ca ngợi Luxiphe là “người nổi loạn vĩnh cửu, người suy nghĩ tự do đầu tiên,” Marx khăng khăng cho rằng con người rất cần sự giải phóng. Ông phỏng đoán rằng tôn giáo là mưu mô của con người, sự sáng tạo không phải là của Chúa mà là của con người. Do đó, con người tạo ra tôn giáo bởi vì con người cần tôn giáo một cách tệ hại. Đó là con người đã “đánh mất chính mình” và rồi đòi hỏi có “tôn giáo.” Nhà nước và xã hội “sản sinh ra tôn giáo,” đó là một “ý thức đảo ngược về thế giới” bị biến dạng. Cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo cũng là “cuộc đấu tranh chống lại thế giới có hương thơm thiêng liêng là tôn giáo.” Đó là lý do tại sao mọi người thèm khát tôn giáo như một loại ma túy, hoặc “thuốc phiện.” Marx lạnh lùng đánh giá: “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân.”
Vay mượn từ cách nói hiện đại, và với lời xin lỗi đối với Marx, điều đó là dòng quan trọng của đoạn văn. Các nhà bình luận hiện đại chỉ quen câu thứ hai về thuốc phiện của con người. Tuy nhiên, dòng trước cũng tiết lộ không kém. Nó thiết lập sự xác định về thuốc phiện. Hãy xem lại cả hai câu song song với nhau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân.”
Cách đánh giá đầy đủ đó của Marx thậm chí còn cay độc hơn mảnh vụn “thuốc phiện của con người” và thường được viết tắt. Thật đáng nguyền rủa. Câu “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, của thế giới vô tâm, của những thân phận vô hồn” là một quan điểm tuyệt vọng!
Tiếp theo, Marx sử dụng ba từ quan trọng mà ông cũng dùng trong bản Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản: “Xóa bỏ tôn giáo.” Với những gì ông đã nói ở dòng trước, ông thản nhiên nói rằng “việc xóa bỏ tôn giáo” là cần thiết để mọi người đạt được “hạnh phúc thực sự,” đặc biệt là khi họ bám vào tôn giáo, cách nói của Barack Obama đã nói năm 2008 mỉa mai người Mỹ “bám vào Chúa của họ,” thì chỉ là “hạnh phúc ảo.” Do đó, Marx nói rằng người ta phê phán những người như ông chỉ trích tôn giáo bởi vì tôn giáo là “vầng hào quang” của “thung lũng nước mắt.” Tất nhiên, ở đây, Marx đã chọn một phép ẩn dụ tôn giáo nổi bật, biến hình ảnh Kitô giáo lên đầu, như ông đã thích làm trong suốt quá trình viết lách và trong suốt đời mình. Ví dụ, câu nói nổi tiếng của Marx: “Tùy khả năng mỗi người theo nhu cầu của mình.” Đó là cách pha tạp về ngôn ngữ Kitô giáo, trong trường hợp đó là chính Kinh Thánh. Như người Công giáo đã biết, lời kinh “Kính chào Nữ Vương” có đề cập “ở nơi khóc lóc, trong lũng đầy nước mắt.”
Marx nói rằng con người
phải “vứt bỏ xiềng xích” của “những bông hoa tưởng tượng.” Chính ông ta phải loại
bỏ “ảo tưởng” và lấy lại “giác quan” của mình mới đúng. Tại sao? Câu trả lời của
Marx thuần túy – chủ nghĩa tương đối về luân lý đầy mâu thuẫn, tự thua cuộc, đầy
ngớ ngẩn đã lôi cuốn và tàn phá những suy luận của hệ tư tưởng rộng lớn hơn còn
sót lại trong nhiều thế kỷ: “Để con người tự di chuyển quanh mình như mặt trời
đích thực của chính mình. Tôn giáo chỉ là mặt trời hư ảo xoay quanh con người
chừng nào con người không xoay quanh mình.”
Dĩ nhiên, đây là thực phẩm mang tính tương đối. Thật không may, chính sự ngụy biện đó là hệ tư tưởng tiến bộ thế tục hiện đại đang thống trị nước Mỹ và Tây phương rộng lớn ngày nay. Chính sự ngớ ngẩn mang vẻ triết học đó đã làm cho phe cánh tả xác định lại mọi thứ, từ cuộc sống đến hôn nhân, từ giới tính đến phòng tắm.
Cũng cần lưu ý nỗi ám ảnh của Marx đối với việc chỉ trích. Chữ “chỉ trích” được dùng gần 30 lần trong bài tiểu luận này, bắt đầu câu mở đầu: “Đối với Đức quốc, việc phê bình tôn giáo đã hoàn thành về cơ bản, và việc phê bình tôn giáo là điều kiện tiên quyết của mọi sự chỉ trích.” Đó là châm ngôn nổi tiếng khác và được những người theo chủ nghĩa Mác trích dẫn, thường tóm tắt đơn giản: “Chỉ trích tôn giáo là khởi đầu của mọi sự chỉ trích.”
Đây là suy nghĩ của Marx. Cũng khoảng thời gian này, trong lá thư năm 1843 gởi Arnold Ruge, Marx đã kêu gọi “chỉ trích tàn nhẫn đối với tất cả những gì hiện hữu.” Marx rất thích Mephistopheles (ác ma trong vở kịch Faust của Goethe) với câu nói này: “Mọi thứ tồn tại đều đáng bị diệt vong.” Điều này không có gì ngạc nhiên, nó phản ánh chính suy nghĩ của người kêu gọi “phê phán tàn nhẫn tất cả những gì tồn tại,” và là người đã tuyên bố trong Tuyên Ngôn rằng “chủ nghĩa cộng sản tìm cách xóa bỏ tình trạng hiện tại của mọi thứ,” và cuối bản Tuyên Ngôn có lời kêu gọi “bắt buộc phá bỏ mọi tình trạng xã hội hiện có.”
Để tuyệt giao với cái gì đó ở mức sâu và rộng lớn thì tôn giáo bắt buộc phải bị chỉ trích. Đối với Marx, chỉ trích tôn giáo là khởi đầu và nền tảng của mọi sự chỉ trích.
Marx kết thúc đoạn văn mang tính hủy diệt của mình bằng một lời khuyến khích đối với lịch sử, triết học, luật pháp, chính trị để thực hiện “nhiệm vụ” công bình thế tục là “thiết lập chân lý của thế giới này.” Cái gì là thật? Than ôi, đó là “sự thật mê hoặc” của Karl Marx.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)
Lễ Thánh Danh Đức Mẹ,
12-09-2020
Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020
Trí tuệ của cổ nhân: Nước quá trong thì không có cá
Trí tuệ của cổ nhân: Nước quá trong thì không có cá
An Hòa•Chủ Nhật, 20/09/2020 • trithucvn
Tục ngữ nói: “Vàng không
thuần khiết, người không hoàn hảo”. Lão Tử cũng giảng: “Trị nước lớn giống như
nấu cá nhỏ”, tức là đạo trị quốc giống như nấu ăn, đừng thường xuyên khuấy nồi,
lật lên lật xuống, sẽ làm cá bị nát, món ăn mất ngon. “Nước nâng thuyền, nước
cũng có thể lật thuyền”, trị quốc mà không bao dung, làm dân chúng khổ sở thì sẽ
có thể mất nước. Một gia đình, một đoàn thể cho đến từng cá nhân cũng là như vậy,
nếu như quy củ quá, nghiêm khắc quá, không độ lượng thì sẽ khó tồn tại và phát
triển được lâu dài.
nghiêm khắc quá
Sống ở đời ai mà không có
lỗi lầm, ai mà không từng phạm phải sai sót? Nếu có thể lấy khoan dung độ lượng
mà đối đãi với mọi người thì chúng ta sẽ biết cách ứng xử khi người khác có
khuyết điểm hoặc phạm phải sai lầm.
Đạo lý là như vậy, nhưng
lại có rất nhiều người không hiểu được điều này. Có một vị cao nhân tu Đạo từng
nói rằng: “Nếu như bạn là một thánh nhân thì đều có thể nhìn thấy ưu điểm của
người khác, nhìn ai cũng có thể sinh ra từ tâm. Nếu bạn là người tiểu nhân thì trong
mắt bạn người khác đều là đê hèn thấp kém, nhìn trên nhìn dưới đâu đâu cũng thấy
chướng tai gai mắt. Người có được tâm đại từ bi thì nhìn núi non, sông nước,
hoa cỏ, muôn loài đều thấy đáng yêu”.
Cổ ngữ nói: “Thủy chí
thanh tắc vô ngư, nhân chí sát tắc vô đồ”, nước quá trong thì không có cá, người
quá xét nét thì không có bạn đồng hành. Người nghiêm khắc quá mức, hay bới móc
khuyết điểm của người khác, không thể bỏ qua lỗi lầm của người khác thì bản
thân mình sẽ bị cô lập. Người quá so đo tính toán với khuyết điểm hoặc sai phạm
của người khác thì cũng không thể nào khoan dung được người khác, cũng không giữ
được người tài ở bên mình. Bởi vậy, đối với những vấn đề phi nguyên tắc thì
không nên hà khắc, tránh mất đi bè bạn, người thân.
Văn hóa truyền thống coi
việc đối đãi nghiêm khắc với bản thân là một đạo đức tốt đẹp. Nhưng đối đãi
nghiêm khắc với mình và dùng khoan dung đối đãi với người khác là hai khái niệm
khác nhau. Một người có thể dùng tiêu chuẩn nghiêm khắc nhất để yêu cầu mình
nhưng không thể lấy tiêu chuẩn của mình để yêu cầu người khác. Khi đặt yêu cầu
và kỳ vọng quá cao vào người khác thì kết quả rất có thể sẽ hoàn toàn ngược lại,
thậm chí cuối cùng sẽ đánh mất các mối quan hệ ấy.
Trong gia đình, ngoài xã
hội hay trong công việc, nếu một người mà luôn yêu cầu nhất cử nhất động của
người khác phải phù hợp với tiêu chuẩn của mình thì cuối cùng cũng chuốc lấy thất
bại mà thôi, không thể được như ý. Mỗi người đều có tính cách và phương thức xử
sự, đối đãi với người khác không giống nhau, ngoài ra cảnh giới tinh thần của mỗi
người cũng là khác nhau. Do đó sự xuất hiện các loại xung đột, mâu thuẫn giữa
người này với người khác là một kết quả tất yếu. Nếu một người không có tấm
lòng khoan dung, luôn dùng sức mạnh hay quyền lực để áp chế người khác thì nhất
định sẽ khiến người khác không phục, thậm chí còn sinh tâm oán hận.
Trong lịch sử có rất nhiều
câu chuyện lấy khoan dung độ lượng đối đãi với người khác mà được lòng người,
lưu danh thiên cổ. Thôi La thời Bắc triều là một ví dụ điển hình. Trong “Bắc Tề
thư” có ghi chép: Thôi La giữ chức tả Thừa tướng của nước Bắc Tề thời Bắc triều
và rất được Hoàng đế kính trọng.
Thôi La vui với việc tiến
cử nhân tài. Ông đề cử Hình Thiệu với Thế Tông đảm nhiệm việc phụ tá phủ Thừa
tướng, kiêm quản lý việc chính trị cơ mật. Thế Tông nghe lời Thôi La đề cử, bèn
bổ nhiệm Hình Thiệu. Hình Thiệu quả nhiên rất được Thế Tông tin cậy và coi trọng.
Hình Thiệu bởi kiêm quản
việc chính trị cơ mật, cho nên có cơ hội gần gũi với Thế Tông. Lúc nói chuyện
Hình Thiệu thường hay gièm pha nói xấu Thôi La, đến nỗi làm cho Thế Tông mất
vui.
Có một hôm, Thế Tông bảo
Thôi La: “Khanh luôn kể những điều hay tốt của Hình Thiệu, mà Hình Thiệu lại
chuyên nói xấu khanh, khanh quả thực là ngốc!”
Thôi La độ lượng nói:
“Hình Thiệu kể ra những nhược điểm của thần, thần nói đến những chỗ hay của
Hình Thiệu, hai người nói đều là sự thật, không có gì sai cả!”
Thôi La khoan dung đối
đãi với người khác, đối với bản thân thì nghiêm khắc, ông không chỉ biết chắc
được sở trường của người khác, bao dung những chỗ thiếu sót của người khác, mà
còn thản nhiên đối mặt với những điều chưa tốt của chính bản thân, đó là phong
thái vô cùng khoan dung độ lượng.
An Hòa
Sỏi thận - bệnh thường gặp của người Việt
“An tử luôn là tội ác chống lại sự sống
“An tử luôn là tội ác chống lại sự sống.
Không thể chữa được không có nghĩa là chấm dứt chăm sóc”
Vatican News-Ngày 22/09/2020
Chủ đề an tử Từ khóa trợ tử
“An tử luôn là tội ác chống
lại sự sống. Không thể chữa được không có nghĩa là chấm dứt chăm sóc”
“Samaritanus bonus” – Người Samaria nhân hậu, thư của Bộ Giáo lý Đức tin được Đức Thánh Cha phê chuẩn, tái lên án mọi hình thức “an tử” và “trợ tử”, và kêu gọi hỗ trợ các gia đình và các nhân viên y tế.
“Không thể chữa được không bao giờ đồng nghĩa với không thể chăm sóc”: người bị bệnh nan y cũng như người chào đời được dự báo khó có thể sống sót đều có quyền được chào đón, chăm sóc, yêu thương. Giáo hội phản đối việc cố trị liệu khi không còn hy vọng, nhưng nhắc lại như một "giáo huấn chắc chắn" rằng "an tử là một tội ác chống lại sự sống con người"; "bất kỳ sự hợp tác trực tiếp nào vào việc thực hành an tử đều là một tội trọng" mà không một cơ quan có thẩm quyền nào "có thể áp đặt hoặc cho phép một cách hợp pháp".
Đó là những điều được nói
đến trong tài liệu Người Samari nhân hậu, thư của Bộ Giáo lý Đức tin về "về
việc chăm sóc những người bệnh nặng và ở giai đoạn cuối đời", được Đức
Thánh Cha Phanxicô phê chuẩn vào tháng 6 vừa qua và được công bố ngày 22 tháng
9 năm 2020.
Tính thời sự của văn kiện “người Samaria nhân hậu”
Không thể chữa lành nhưng không bao giờ không thể chăm sóc
“Hãy chữa lành nếu có thể,
hãy luôn chăm sóc”. Những lời này của Đức Gioan Phaolô II giải thích rằng không
thể chữa lành không bao giờ đồng nghĩa với không thể chăm sóc. Chăm sóc cho đến
cùng, "ở bên" bệnh nhân, đồng hành với họ bằng cách lắng nghe họ,
giúp cho họ cảm thấy được yêu thương và quý mến, là những gì có thể tránh được
sự cô đơn, sợ hãi, đau khổ và cái chết, và hậu quả là tuyệt vọng: đó là những yếu
tố mà ngày nay là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến yêu cầu an tử hoặc
trợ tử. Đồng thời tài liệu nhấn mạnh rằng "có nhiều vụ lạm dụng được chính
các bác sĩ tố cáo rằng đã lấy đi mạng sống của những người không bao giờ muốn
áp dụng an tử cho chính họ". Toàn bộ tài liệu tập trung vào ý nghĩa của
đau đớn và đau khổ dưới ánh sáng của Phúc Âm và sự hy sinh của Chúa Giê-su:
"Người ta chỉ có thể chịu được đau khổ trong cuộc sống khi có hy vọng"
và hy vọng mà Chúa Ki-tô ban cho người đau khổ chính là "sự hiện diện gần
gũi thực sự của Người". Chăm sóc giảm đau sẽ không đủ "nếu không có
ai 'ở' bên cạnh bệnh nhân và chứng tỏ cho họ thấy giá trị độc nhất vô nhị của họ".
Giá trị bất khả xâm phạm của sự sống
Thư của Bộ Giáo lý Đức
tin khẳng định: "Giá trị bất khả xâm phạm của sự sống là một chân lý cơ bản
của quy luật đạo đức tự nhiên và là nền tảng thiết yếu của trật tự pháp lý”.
"Giống như không thể chấp nhận người khác là nô lệ của chúng ta, ngay cả
khi họ yêu cầu chúng ta, thì người ta cũng không thể trực tiếp lựa chọn tấn
công sự sống của một con người, ngay cả khi họ yêu cầu". Giết chết một bệnh
nhân yêu cầu được chết không có nghĩa là "công nhận quyền và đánh giá cao
sự tự chủ của họ", nhưng trái lại, nó có nghĩa là "xem thường giá trị
của tự do, bị điều kiện hóa mạnh mẽ bởi bệnh tật và đau đớn, và giá trị sự sống
của họ". Khi làm như vậy, "người ta thay Chúa quyết định giờ phút của
cái chết". Vì lý do này, "việc phá thai, cố ý trợ tử và tự sát đầu độc
nền văn minh nhân loại, làm cho những người thực hiện những việc này bị thiệt hại
nhiều hơn cả những người chịu những hành động này. Hơn nữa chúng là một sự từ chối
tuyệt đối Đấng Tạo Hóa".
Những trở ngại làm lưu mờ giá trị thánh thiêng của sự sống
Huấn quyền của Giáo hội
Đối mặt với sự phổ biến của
các phác đồ y tế về giai đoạn cuối của cuộc sống, "sự lạm dụng quan điểm về
an tử đang bị tố cáo rộng rãi hiện nay" mà không hỏi ý kiến bệnh nhân hoặc
gia đình gây nên lo ngại. Vì lý do này, tài liệu tái khẳng định như một giáo huấn
quyết định rằng "an tử là một tội ác chống lại sự sống con người", một
hành vi "tự bản chất là xấu xa trong bất kỳ trường hợp và hoàn cảnh
nào". Do đó, bất kỳ sự hợp tác trực tiếp nào cũng đều là tội trọng chống lại
sự sống con người mà không có thẩm quyền nào "có thể áp đặt hoặc cho phép
một cách hợp pháp". Do đó, "những người phê chuẩn luật về an tử và trợ
tử là đồng lõa với tội trọng" và "phạm tội gây xi-căng-đan vì những
luật này góp phần làm biến dạng lương tâm, thậm chí của các tín hữu". Do
đó, giúp đỡ tự tử là "một sự hợp tác thái quá vào một hành động bất hợp
pháp". Việc áp dụng an tử vẫn không thể được chấp nhận ngay cả khi sự tuyệt
vọng hoặc đau khổ có thể giảm nhẹ và thậm chí không quy trách nhiệm cá nhân cho
người yêu cầu nó. "Do đó, đây luôn là một lựa chọn sai lầm" và các
nhân viên y tế không bao giờ có thể cộng tác "thực hiện bất kỳ hành động
an tử nào dù đương sự yêu cầu, huống chi là người thân của họ". Do đó các
luật hợp pháp hóa an tử là không đúng. Những lời cầu xin của những bệnh nhân bệnh
nặng cầu xin cái chết "không được" hiểu là một "biểu hiện của một
ý muốn thực sự muốn chết" mà là một lời cầu xin giúp đỡ và tình thương.
Không “cố” điều trị
Tài liệu giải thích rằng
"bảo vệ phẩm giá của cái chết có nghĩa là loại trừ sự dự đoán về cái chết
cũng như sự trì hoãn nó bằng cái gọi là ngoan cố điều trị", được thực hiện
bởi phương tiện y học hiện đại, có thể "trì hoãn cái chết một cách nhân tạo,
mà trong một số trường hợp bệnh nhân không nhận được một lợi ích thực sự
". Và do đó, trước một cái chết không thể tránh khỏi, "việc quyết định
từ bỏ các phương pháp điều trị chỉ giúp kéo dài tuổi thọ một cách bấp bênh và
đau đớn là điều chính đáng", nhưng không dừng những chăm sóc bình thường
mà bệnh nhân phải được có. Do đó, việc từ bỏ các phương tiện đặc biệt và không
cân xứng là thể hiện sự chấp nhận thân phận con người khi đối mặt với cái chết.
Nhưng cung cấp thức ăn và nước uống phải được đảm bảo hợp lý bởi vì "sự
chăm sóc cơ bản một người phải nhận được là cung cấp thực phẩm và chất lỏng cần
thiết". Điều quan trọng là các giai đoạn dành riêng cho chăm sóc giảm đau,
"một công cụ quý giá và không thể thiếu" để đồng hành cùng bệnh nhân:
việc áp dụng các phương pháp điều trị này làm giảm đáng kể số người yêu cầu an
tử. Trong số các dịch vụ chăm sóc giảm đau, không bao giờ có thể bao gồm khả
năng an tử hoặc trợ tử; tài liệu cũng bao gồm sự hỗ trợ tinh thần cho người bệnh
và gia đình của họ.
Giúp đỡ gia đình
Trong điều trị, cần để bệnh
nhân không cảm thấy mình là gánh nặng, nhưng để họ "có sự gần gũi và yêu
thương của những người thân yêu của mình. Trong nhiệm vụ này, gia đình cần sự
giúp đỡ và phương tiện đầy đủ”. Do đó, điều cần thiết là các quốc gia “thừa nhận
chức năng xã hội cơ bản và nền tảng của gia đình và vai trò không thể thay thế
của nó trong lĩnh vực này, bằng cách cung cấp các nguồn lực và cấu trúc cần thiết
để hỗ trợ nó”.
Chăm sóc trước khi sinh và nhi khoa
Ngay từ khi được thụ
thai, những đứa trẻ bị dị tật hay bất cứ dạng bệnh lý nào "là những bệnh
nhi nhỏ bé mà y học ngày nay luôn có thể hỗ trợ và đồng hành theo cách trân trọng
sự sống." Lá thư giải thích rằng "trong trường hợp mắc các bệnh lý
trước khi sinh mà chắc chắn sẽ dẫn đến tử vong trong một thời gian ngắn - và
trong trường hợp không có các liệu pháp có khả năng cải thiện tình trạng sức khỏe
của những đứa trẻ này, thì chúng không nên bị bỏ rơi không được trợ giúp, nhưng
chúng phải được đồng hành cho đến khi chết tự nhiên” mà không bị ngừng cung cấp
dinh dưỡng và nước. Những từ này cũng có thể được dùng để chỉ một số tin tức thời
sự gần đây. Tài liệu cũng lên án việc sử dụng "việc chẩn đoán trước khi
sinh, đôi khi gây ám ảnh" và nền văn hóa thù địch với tình trạng khuyết tật
thường dẫn đến việc lựa chọn phá thai, điều vốn "không bao giờ là hợp
pháp".
Đưa vào hôn mê sâu
Để giảm đau cho người bệnh,
liệu pháp giảm đau sử dụng các loại thuốc có thể gây mất ý thức. Giáo hội
"khẳng định tính hợp pháp của thuốc an thần như là một phần của phương
pháp điều trị dành cho bệnh nhân, để những giây phút cuối đời có thể đến trong
sự bình an nhất có thể". Điều này cũng đúng trong trường hợp các phương
pháp điều trị "đưa người bệnh đến gần với giờ chết (dùng thuốc an thần giảm
đau đưa vào hôn mê sâu trong giai đoạn cuối), luôn luôn, trong mức độ có thể, với
sự đồng ý của bệnh nhân". Nhưng thuốc an thần không thể được chấp nhận nếu
nó được sử dụng để gây ra "cái chết trực tiếp và cố ý".
Trạng thái thực vật hoặc có ý thức tối thiểu
"Suy nghĩ cho rằng
những người còn tự thở nhưng không còn ý thức là dấu hiệu cho thấy họ không còn
là một con người với tất cả phẩm giá của họ" là suy nghĩ luôn luôn sai lầm.
Ngay cả trong tình trạng "thiếu ý thức kéo dài, được gọi là trạng thái thực
vật hoặc trạng thái ý thức tối thiểu", bệnh nhân "phải được công nhận
giá trị của mình và được hỗ trợ chăm sóc đầy đủ", có quyền được cung cấp
dinh dưỡng và nước. Tài liệu thừa nhận rằng ngay cả khi "trong một số trường
hợp, các biện pháp này có thể trở nên không cân xứng", bởi vì chúng không
còn hiệu quả hoặc do các phương tiện để thực hiện chúng tạo ra gánh nặng quá mức.
Văn bản cho rằng cần phải cung cấp "hỗ trợ đầy đủ cho các thành viên trong
gia đình trong việc mang gánh nặng kéo dài khi hỗ trợ người bệnh trong tình trạng
thực vật".
Sự phản đối của lương tâm
Cuối cùng, lá thư yêu cầu
lập trường rõ ràng và thống nhất từ phía các Giáo hội địa phương về những vấn
đề này, và mời gọi các cơ sở y tế Công giáo làm chứng tá, hạn chế các hành vi
"rõ ràng là trái đạo đức". Các luật chấp thuận an tử "không tạo
ra các nghĩa vụ lương tâm" nhưng "chúng gợi lên một nghĩa vụ nghiêm
túc và chính xác chống lại chúng thông qua sự phản đối của lương tâm". Bác
sĩ "không bao giờ chỉ là người thi hành ý muốn của bệnh nhân" nhưng
luôn giữ "quyền và nghĩa vụ tự do không làm những điều trái với điều tốt
lành luân lý được lương tâm nhận thấy". Mặt khác, cần nhắc lại rằng không
tồn tại "quyền tự ý định đoạt tính mạng của mình, vì vậy không nhân viên y
tế nào có thể là người giám hộ thực hiện một quyền không tồn tại". Điều
quan trọng là các bác sĩ và nhân viên y tế phải được đào tạo để có sự đồng hành
Ki-tô giáo đối với người hấp hối, như các sự kiện kịch tính gần đây liên quan đến
dịch Covid-19 đã cho thấy. Đối với những người yêu cầu an tử, sự đồng hành
thiêng liêng và bí tích "cần là một sự gần gũi luôn luôn mời gọi hoán cải",
nhưng "không được có cử chỉ bên ngoài nào có thể bị hiểu là đồng thuận với
an tử, ví dụ như ở lại, hiện diện trong giây phút trợ tử được thực hiện. Sự hiện
diện này chỉ có thể được hiểu là sự đồng lõa”.
Nguồn: Vatican News