ĐẠO HIẾU CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO
8/3/2020-Conggiao.info
hieudao.jpg
Từ ngàn xưa Đạo Hiếu vẫn
rất được tôn trọng. Khổng Tử, người sáng lập Nho Giáo coi Hiếu là căn bản của đạo
đức “ Hiếu là thiên kinh, địa nghĩa, đức hạnh của con người. Phật giáo coi Hiếu
có thể sánh ngang với Ơn Tam Bảo ( Phật, Pháp, Tăng ). Đạo Chúa có mười điều răn thì điều răn thứ bốn dạy “
Hãy Thảo Hiếu Cha Mẹ”.
Về lý do của việc thảo hiếu,
Sách Huấn Ca nói cách cụ thể “ Cha con, con hãy hết lòng tôn kính và đừng quên
ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau. Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành. Công ơn ấy
con biết lấy chi đáp đền cho cân xứng? ( Hc 7, 27 -28 ).
Công ơn sinh thành dưỡng
dục thật vô cùng to lớn “ Công cha như
núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước
trong nguồn chảy ra”. Câu ca dao ấy đã nói lên một …sự thật. Thế nhưng trong
cái sự thật ấy nào đã có mấy ai trong phận làm con mà đã biết làm tròn chữ hiếu?
Gẫm nơi bản thân, quả thật
chỉ đến khi đã trở thành ông nội, ông ngoại mới nhớ đến công ơn của cha của mẹ.
Lý do là vì như người đời nói…nước mắt chảy xuôi. Cứ nhìn vào những đứa con
trai, con gái của mình chúng nó sinh con đẻ cái, chăm sóc, lo lắng vất vả vì
con chúng thế nào thì cha mẹ mình xưa kia cũng vậy nhất nữa lại trong cảnh
nghèo nàn đói cơm rách áo!
Biết nghĩ đến công ơn cha
mẹ khi ấy phải chăng đã…quá muộn nhưng
biết làm sao đây ? Thật sự…muộn thì đã muộn nhưng lòng biết ơn ấy vẫn có
thể sửa chữa, đáp đền bằng cách sống tốt cái đạo làm con dù cho cha mẹ đã không
còn ở trên cõi đời.
Cha mẹ nào khi sinh con ra lại chẳng muốn con nên người ? Có
được đứa con ngoan, đạo hạnh đó chẳng phải là hạnh phúc nhất đời của mẹ cha đó
ư ? Trong Nhị Thập Tứ Hiếu có kể cậu chuyện. Đồng Vĩnh tuy nhà nghèo nhưng là một
hiếu tử. Hàng xóm sát bên có một người
tên Vương Kỳ nhà rất giàu.
Cả hai đều có mẹ già, mẹ
của Đồng Vĩnh thì khỏe mạnh nét mặt luôn
tươi vui hớn hở còn mẹ của Vương Kỳ trái lại
thì nhăn nhó thảm hại. Một hôm hai bà đến chơi tâm sự với nhau. Mẹ của Vương Kỳ hỏi sao mà
bà lúc nào cũng tươi vui như thê ? Bà đáp, tại vì tôi rất hài lòng vì con tôi
nó rất thành thật lại hay giúp đỡ người. Mẹ của Vương Kỳ nghe thế thì lấy làm
buồn vì con bà là người không ra gì,nó chỉ biết đi lường gạt bắt nạt người!
Qua hai tấm gương cho thấy,
sống làm người có nhân có nghĩa đó chính là Đạo Hiếu có nghĩa làm cho cha mẹ được
vui vì mình. Tuy nhiên đạo làm con ấy mặc
dù đã là tốt lắm nhưng thực sự vẫn …chưa đủ. Lý do bởi vì Đạo Hiếu của người Công Giáo xét ra còn đòi hỏi
nhiều hơn nữa đó chính là Đạo Làm Con Chúa.
Thật vậy, là người ai
cũng có cha có mẹ, ông bà tổ tiên đồng thời cần phải biết
nhớ tới công ơn sinh thành ấy. Thế nhưng còn có một công ơn sinh thành
khác vô cùng lớn mà ta không thể không
nhớ đó là Thiên Chúa Đấng đã tạo dựng nên mình (St 1, 26 ).
Nhớ đến công ơn Thiên
Chúa sinh thành thì phải biết cảm tạ Ngài. Đạo Công Giáo có một Kinh rất hay đó là Kinh Đội Ơn “ Lạy
Chúa con, con đội ơn Chúa vì những ơn lành Chúa đã ban cho con xưa nay nhất là
đã dựng nên con và cho Con Chúa chịu chết mà cứu chuộc con lại chọn lấy con làm
con Hội Thánh nữa. Amen.
Lời kinh thật đơn sơ, vắn
gọn nhưng chứa đựng ý nghĩa vô cùng sâu xa. Trong muôn một thử hỏi có đạo giáo nào dạy tín đồ phải biết ơn Đấng đã
dựng nên mình hay không ? Hơn nữa chẳng
những chỉ dựng nên mà còn cho Con của Ngài xuống thế chịu chết hầu truyền cho
biết Đấng ấy lại là…Cha mỗi người. Mặt khác có được ơn nhận biết Thiên Chúa là
Cha, tất cả là nhờ ở nơi Hội Thánh. Không có Hội Thánh thì làm gì có các Bí
Tích, không có Bí Tích thì làm sao ta có thể nhận biết Đấng Cha của mình?
Có thể nói suốt cuộc hành
trình tâm linh của người Công giáo thể hiện nơi các Thánh Lễ là sự Tạ Ơn. Dẫu vậy,
sự Tạ Ơn ấy có thể chỉ là cái hình thức bề ngoài chẳng nói lên được điều gì…
Người con hiếu thảo phải biết vâng lời cha mẹ lúc còn
tuổi thiếu niên và đỡ đần giúp đỡ các
ngài khi đã về già. Cũng vậy người Con Chúa thì phải biết vâng theo Thánh Ý
Chúa. Trong tất cả mọi sự thì vâng theo Thánh Ý là cao trọng bậc nhất “ Chẳng
phải mỗi kẻ nói cùng Ta: Lạy Chúa, Lạy Chúa mà vào được Nước Trời đâu. Nhưng chỉ kẻ nào biết vâng theo ý chỉ của
Cha Ta mà thôi” ( Mt 7, 21 ).
Nếu người con khi đã trưởng
thành phải có bổn phận đỡ đần cha mẹ cả về
vật chất lẫn tinh thần thì người Con Chúa cũng vậy cũng phải làm việc
Chúa là việc Truyền Giáo. Quả thật truyền giáo là bản chất của Giáo Hội. Thế
nhưng như nhiều chứng cứ cho thấy công cuộc
ấy ngày nay dường như đã bị….khựng lại.
Công cuộc Truyền Giáo bị…khựng
lại vì nhiều nguyên do nhưng chủ yếu là vì người có đạo không còn có ý thức
mình là Con của Chúa. Một khi đã không nhận biết mình là con thì làm sao có thể
trở nên người con hiếu thảo của Chúa được
?
Hiểu Đạo và làm theo Đạo
chẳng những đó chỉ là bổn phận của người Con Chúa nhưng còn là niềm hạnh phúc bất
tận “Đâu phải tôn đạo quý đức là một bổn phận bắt buộc mà là một chiều hướng tự
nhiên” (Đạo chi tôn. Đức chi quý. Phù mạc
chi mạng nhi thường tự nhiên” (Lão Tử - ĐĐK chương 51).,/.
Phùng Văn
Hóa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét