Nói ít hơn, lắng nghe nhiều hơn
Thu,
03/09/2020 - Lại Thế Lãng dịch
Trong bài giảng thánh lễ
đầu tiên ở ngôi vị Giáo Hoàng, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói về lời mời gọi
chúng ta, người Công Giáo phải luôn luôn trên đường hành trình, xây dựng và
tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô
Từ ngày đó, ĐTC đã nói với
chúng ta rằng chúng ta đang trên một cuộc hành trình. Đó là cuộc hành trình đi
đôi với đường lối thánh thiện, một cuộc hành trình đi tới ngọai vi để giúp đỡ
người nghèo và một cuộc hành trình đi ra ngoài thế giới để chúng ta có thể chia
sẻ Tin Mừng với càng ngày càng nhiều người hơn.
Nhưng chúng ta không đơn
độc trong cuộc hành trình này. Một ngôn từ ưa thích khác của ĐTC Phanxicô là “đồng
hành”. Ngài thúc giục chúng ta đi cùng nhau để giúp nhau đi tới nơi định tới.
Trong một lần ngỏ lời với
các Giám mục Ba Tây, ĐTC Phanxicô đã nói “Chúng ta cần một Giáo Hội có khả năng
đi bên cạnh mọi người”. Ngài đã than thở rằng qúa nhiều người đã rời bỏ Giáo Hội
bởi vì họ thấy Giáo Hội “qúa lạnh nhạt, có lẽ đã tìm hiểu quá muộn màng về
chính mình” và Ngài thúc giục chúng ta tập trung vào việc “sưởi ấm tâm hồn người
ta” để trở nên “một Giáo Hội có khả năng tái khám phá lòng nhân từ trong lòng mẹ”
để chúng ta có thể chỉ ra lòng nhân từ đó cho mọi người chung quanh chúng ta.
Đi cùng họ
Đây là sự thấu triệt của
ĐTC Phanxicô về cách Thiên Chúa muốn dùng chúng ta. Đức giáo Hoàng biết rằng
chúng ta cần phải sẵn lòng đi cùng với mọi người, để làm cho bản thân chúng ta
sẵn sàng đối với họ, nếu chúng ta muốn cống hiến cho họ những tin tốt lành của Tin Mừng. Chỉ
nói về Chúa Giêsu hay Giáo Hội là không đủ, chúng ta còn cần cho họ thấy những
việc làm và lòng nhân hậu của chúng ta để cho họ thấy Chúa yêu thương họ như thế
nào. Như Chúa Giêsu đã nói “Mọi người sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở
điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau.”(Ga 13: 35)
Trong suốt cuộc đời công
khai của mình, Thánh Têrêsa thành Calcutta đã không ngừng thúc giục mọi người
làm cho bản thân mình trở nên dễ tiếp cận đối với mọi người chung quanh. “Lan tỏa
tình yêu ở mọi nơi bạn đi” bà nói “Hãy là biểu hiện sống về sự thân thiện của
Thiên Chúa; thân thiện trên nét mặt, thân thiện trong đôi mắt, thân thiện trong
nụ cười, thân thiện trong lời chào hỏi ấm áp”. Vậy hãy nhìn vào vài cách chúng
ta có thể làm theo lời khuyên của bà.
Ánh mắt cười
Các nhà khoa học nói rằng
nụ cười làm cho chúng ta lôi cuốn hơn và rằng nó có thể nâng cao tâm trạng của
người khác. Nụ cười cũng có thể nâng cao
tâm trạng của chúng ta nữa. Các nhà tâm lý học đã khám phá ra rằng khi chúng ta
cười, ngay cả khi bị áp lực, những chất dẫn truyền “hạnh phúc” như dopamine,
serotonin và endorphine làm cho chúng ta cảm thấy bình an hơn và hy vọng hơn.
Chúng cho thấy rằng nụ cười hay lây lan, một nụ cười thường dẫn đến một nụ cười
đáp lại.
Những nghiên cứu xa hơn –
cũng như cảm giác chung – cho chúng ta thấy rằng những người tiếp xúc bằng ánh
mắt cùng với một nụ cười được coi là đáng tin cậy hơn, chân thành hơn so với những
người nhìn đi nơi khác hay những người
có những biểu cảm trống rỗng và tiêu cực trên nét mặt của họ. Tiếp xúc bằng
ánh mắt cho thấy rằng chúng ta quan tâm đến hạnh phúc của họ. Nó nói lên rằng
chúng ta tôn trọng họ và rằng chúng ta mở lòng và chào đón họ.
Vì vậy hãy luôn mỉm cười.
Khi chúng ta nói chuyện với người khác hãy kiểm tra bản thân để chắc chắn rằng
chúng ta đang biểu lộ một thái độ tích cực và mời gọi. Hãy để cho ngôn ngữ cử
chỉ của chúng ta nói với họ rằng chúng ta đang sẵn sàng, thậm chí còn nóng lòng
cùng đi trong hành trình của họ.
Giá trị của “chuyện phiếm”
Nếu bạn muốn cùng đi với
ai đó, bạn cần phải đi trên cùng một con đường. Điều này không phải luôn dễ
dàng nhưng nó có thể làm cho một thế giới đổi khác. Đặc biệt khi chúng ta tuân
theo huấn dụ của Đức Giáo Hoàng để cùng đi với
những người “ở bên lề”, chúng ta có thể cảm thấy không thoải mái. Chúng
ta cần phải sẵn sàng tìm quan điểm chung với mọi người chúng ta gặp. Chúng ta
thường bỏ qua giá trị của chuyện phiếm,
nhưng đó là một trong những cách quan trọng nhất để chúng ta có thể kết nối với
mọi người và làm cho bản thân chúng ta sẵn sàng đối với họ.
Hãy để người khác thấy rằng
bạn thực sự quan tâm đến họ, rằng bạn lo lắng về những thử thách và thắng lợi của
họ. Hãy nói về một sinh hoạt trong gáo xứ mà có thể bạn đã nhìn thấy họ. Hãy
chia sẻ về gia đình của bạn và tìm ra phương hướng mà cuộc sống gia đình họ
cũng tương tự. Hãy sẵn sàng dấn thân với họ hàng ngày, nhưng đích thân, điềm đạm
và bạn sẽ thấy một sự phát triển tình bạn hữu. Bạn sẽ thấy rằng họ đã là những
bạn đồng hành với bạn, đơn giản vì bạn chia sẻ cùng một căn bản hy vọng và ước
mơ, quan tâm và thất bại.
Những cuộc trò chuyện
hàng ngày có thể mở ra cánh cửa cho mối quan hệ sâu rộng hơn. Chúng giúp chúng
ta tìm ra lập trường chung để chúng ta có thể bắt đầu đi cùng nhau. Chúng giúp
chúng ta phát triển tình bạn trong đó chúng ta bắt đầu ảnh hưởng đến nhau.
Chúng giúp chúng ta học hỏi lẫn nhau để mở lòng ra với nhau, và chia sẻ cuộc sống
của chúng ta với nhau. Đó chẳng phải có nghĩa là được sử dụng bới Thiên Chúa –
để chia sẻ sự hiện diện của Chúa Giêsu với ai đó chúng ta đã biết và yêu mến
sao?
Vậy hãy tìm cách tiếp cận
với người hàng xóm hay trong giáo xứ của bạn, ngay cả đối với những người có vẻ
rất khác biệt với bạn. Khởi xướng một cuộc chuyện trò có thể dẫn bạn đến nơi đặc
biệt.
Lắng nghe cẩn thận
Tất nhiên, có hai mặt của
mọi cuộc nói chuyện: nói và lắng nghe. Lắng nghe hầu như là cách có tác động mạnh
nhất để chúng ta có thể đồng hành với người khác. Thánh Luca nói với chúng ta
cách Chúa Giesu phục sinh đã đồng hành với hai môn đệ trên đường Em-mau. Nếu
chúng ta nhìn kỹ chúng ta sẽ thấy rằng lúc đầu Chúa Giêsu chỉ nói trong câu hỏi
“Các anh đang trao đổi về chuyện gì vậy?” Ngài hỏi “Loại chuyện gì?” đã xẩy ra
để làm cho các anh cảm thấy buồn như vãy? (Lc 24: 17,19) Tất nhiên Chúa Giêsu
biết họ đang nói về chuyện gì, nhưng Ngài dầu sao cũng để cho hai môn đệ nói với
Ngài câu chuyện của họ.
Bằng cách nghe câu chuyện
của họ về cái chết của Ngài trên thập giá, Chúa Giêsu đã cho phép hai môn đệ
bày tỏ nỗi đau và cảm giác về sự mất mát của họ. Bằng cách lắng nghe, Ngài đã
đi vào thế giới của họ như là một người bạn đầy lòng trắc ẩn – nhưng Ngài không
ở lại đó. Bởi vì Ngài đã kết nối với họ, Ngài có thể đưa họ ra khỏi sự buồn rầu
và củng cố niềm tin của họ. Ngay trước khi họ nhận ra Chúa Giêsu, họ đã cảm thấy
tâm hồn họ cháy bỏng bên trong. Ngài đã lập một mối ràng buộc với họ khi Ngài lắng
nghe cẩn thận và điều đó đã làm cho họ mở lòng ra với Ngài dễ dàng hơn.
Câu chuyện này là một ví
dụ cảm động của sự đồng hành. Chúa Giêsu cải trang đã trình bày tất cả những
thành phần chủ yếu của người đồng hành với người khác: đi vào thế giới của họ,
lắng nghe cách trân trọng và nói với tâm hồn họ. Ai biết? Có thể Ngài đã cố ý mỉm
cười và nhìn vào mắt họ! Chúng ta có thể không có tài năng hoăc chu đáo như
Chúa Giêsu, nhưng chúng ta vẫn có thể làm được một thay đổi khi chúng ta học hỏi để trở nên những người đặc biệt biết
lắng nghe.
Quan điểm của
ai?
Một cặp vợ chồng có mặt
trong một buổi họp mặt tán gẫu với bạn bè khi nói về việc tư vấn hôn nhân
“Chúng tôi không cần tư vấn” người vợ nói “Chồng tôi và tôi có mối quan hệ tuyệt
vời. Anh học về nghành truyền thông ở trường đại học, còn tôi học về nghệ thuật
sân khấu. Vì vậy anh ấy giao tiếp tốt và tôi
biết cách hành đông như là tôi đang lắng nghe”
Chúng ta có thể cười về
những câu chuyện như thế này, nhưng sự thực là sự giao tiếp của chúng ta có thể
qúa tập trung vào cách chúng ta bày tỏ quan điểm của chúng ta thay vì nghe quan
điểm của người khác. Cách tiếp cận như thế này có thể dẫn tới việc bỏ lỡ cơ hội
và đánh mất mối quan hệ. Nó cũng có thể làm cho chúng ta xa cách lời mời gọi của
ĐTC Phanxicô đối với việc sưởi ấm tâm hồn người khác. Làm sao chúng ta có thể tạo
ra sự khác biệt trong đời sống của người khác nếu chúng ta cũng chỉ nói về cuộc sống của chúng ta? Làm sao chúng
ta có thể sưởi ấm tâm hồn họ với thông điệp
về tình yêu của Thiên Chúa nếu chúng ta không cố gắng hiểu được những gì
trong lòng họ?
Nghe như có chút tính
toán trước, nhưng hãy nghĩ về cách người đàn ông tên Jeremy cố gắng làm cho
mình sẵn sàng để được Chúa sử dụng. Ông ta đã thực hiện ý định cố gắng tiếp cận
với ít nhất một người mỗi Chúa nhật sau thánh lễ. Giới thiệu mình tình cờ, ông
ta đưa ra vài câu hỏi để bắt đầu một cuộc trò chuyện: Bạn sống ở đâu? Bạn làm
gì để kiếm sống? Bạn đã là thành viên của giáo xứ bao lâu rồi? Jeremy có một mục
tiêu ở trong tâm trí: để mở rộng cánh cửa. Ông luôn lắng nghe, hỏi một câu hỏi
khác và cố gắng đi cho tới cùng theo cuộc nói chuyện dẫn dắt.
Lâu dần, mọi người bắt đầu
thích Jeremy và tin tưởng ông. Họ cảm thấy tự nhiên khi chia sẻ những nỗi lo lắng
của họ và cũng quan tâm đến ông nữa. Và bởi vì
ông đã chứng tỏ là người chăm chú nghe, họ đáp lại bằng sự ưa thích và
chú ý đến ông khi ông chia sẻ về tình yêu của ông đối với Chúa. Ho thấy được đức
tin trong hành động của ông và nó truyền cảm hứng cho họ để tới gần Chúa Giêsu
hơn một chút. Họ thấy được sự dấn thân của ông cho giáo xứ và họ cảm thấy được
khích lệ hơn để cũng tham gia.
Một công thức
đơn giản
Nó thật sự là một công thức
đơn giản: Nếu bạn muốn được Chúa sử dụng, hãy chắc chắn rằng bạn nói ít hơn là
lắng nghe. Nếu bạn muốn giúp đỡ người khác trên hành trình đức tin của họ, hãy
tìm quan điểm chung và đi sát với họ. Nhận biết nhau và bạn sẽ xây dựng được
lòng tin lớn hơn trong nhau. Bạn sẽ không chỉ tạo ra một sự khác biệt trong cuộc
sống của họ, nhưng họ cũng sẽ tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của bạn.
Bạn sẽ thấy rằng bạn có nhiều anh, chi, em trong Chúa Kitô hơn là bạn tưởng. Đó
là cách xây dựng vương quốc của Thiên Chúa./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét