Làm thế nào để đối phó với căng thẳng
Thứ
bảy, 1/8/2020-VnExpress.net
Cristina McLauchlan từng
giải quyết căng thẳng bằng thuốc lá và rượu, nhưng giờ cô đã có cách đối phó tốt
hơn.
Sau một năm làm những
công việc lẻ tẻ ở New Zealand, Cristina McLauchlan đã rất hào hứng khi nhận được
lời mời làm việc ở Hồng Kông cho một dự án đầy tham vọng nhằm quảng bá 27 quán
bar và nhà hàng. Chuyên gia quan hệ công chúng dày dạn đóng gói đồ đạc, chuyển
đến Hồng Kông năm 2016.
Nhưng một ngày sau, khi
đang chuẩn bị bắt đầu công việc, McLauchlan nhận được tin nhắn cho biết cô đã bị
cho nghỉ việc. "Trước đây, tôi sẽ châm một điếu thuốc và uống một ly rượu
để giải tỏa, nhưng lần này, tôi về nhà, lột áo vét và giày cao gót, ngồi xuống
chiếu thiền trong khoảng 30 phút", Mc Lauchlan kể.
Thay vì hoảng loạn, cô tự
trấn an "mình có một nơi để sống trong một tháng và có thời gian tìm công
việc khác". Cô nói với bạn bè ở Hồng Kông và Ma Cao về tình hình của mình
và hỏi họ có biết chỗ nào tuyển người không. Trước một tháng, McLauchlan được
tuyển dụng vào vị trí giám đốc thương hiệu tại một nhà hàng thuần chay. Cô làm
công việc này hai năm rưỡi trước khi chuyển sang làm huấn luyện viên cá nhân,
yoga và diễn thuyết.
Khả năng phục hồi cảm xúc
đã giúp McLauchlan đối phó với sự kiện căng thẳng trong cuộc sống của cô.
Khả năng phục hồi cảm xúc
đòi hỏi sự tự nhận thức. Bạn cần biết những gì khiến bạn phản ứng như vậy và cố
gắng không chịu thua. "Bạn sẽ trả lời bằng sự tức giận, phản ứng tiêu cực
hay bằng hiểu biết và lòng trắc ẩn?", McLauchlan hỏi.
Hít
thở sâu có thể làm giảm lo lắng, giúp một người ngủ, kiểm soát cơn thèm thuốc
và kiểm soát cơn giận. Ảnh: Shutterstock.
Cô nói khả năng phục hồi
cảm xúc không phải thứ có thể có sau một đêm. Tuy nhiên, cô có vài gợi ý giúp
tâm trí mọi người đằm lại và suy nghĩ về cách họ muốn trước tình huống căng thẳng.
"Trước hết hãy hít
thở sâu. Cứ lo lắng hoặc căng thẳng, hơi thở sẽ ngắn và nông. Vì vậy mọi người
thường châm một điếu thuốc, hít một hơi thật sâu và thở ra khi bị stress. Nhưng
thay vì hút thuốc như tôi đã từng, bạn chỉ cần hít thở thật sâu thôi",
McLauchlan nói.
Cô khuyên những người
căng thẳng nên áp dụng kỹ thuật thở 4-7-8 được nghiên cứu bởi bác sĩ người Mỹ
Andrew Weil, người sáng lập và giám đốc của Trung tâm y học tích hợp Andrew
Weil tại Đại học Arizona.
"Đôi khi mọi người đột
nhiên thở ra như một tiếng thở dài. Đây là cách cơ thể tự loại bỏ những áp lực.
Để thực hiện nhịp thở, ngồi thoải mái và đặt đầu lưỡi trên vòm miệng phía sau
răng cửa trên. Bạn hít thở sâu trong bốn giây, giữ nó trong bảy giây, sau đó thở
ra từ từ trong tám giây. Bạn cần thở dài, chậm và sâu. Lặp lại tối đa bốn lần",
cô nói.
Andrew Weil tin rằng bài
tập này giúp giảm sự lo lắng, ngủ tốt hơn và kiểm soát cơn thèm thuốc, cơn giận.
Một cách hiệu quả để xây
dựng khả năng phục hồi cảm xúc, theo McLauchlan là viết nhật ký hàng ngày. Viết
giúp ta chuyển những gì đang nghĩ từ não xuống trái tim qua bàn tay. Khi căng
thẳng, hãy viết những gì bạn cảm nhận. Lúc đó, nỗi bức xúc của bạn sẽ dịu lại.
Ngủ và chế độ ăn uống
cũng rất quan trọng. Ngủ không đủ giấc có thể khiến công việc không hiệu quả và
khả năng quản lý cảm xúc kém hơn. Việc ăn uống cũng vậy. McLauchlan khuyên nên
tránh thực phẩm có tính kích thích cao như đường, thực phẩm chế biến sẵn và rượu.
Nên ăn uống lành mạnh."Xây dựng thói quen cũng giúp phục hồi cảm xúc tốt",
McLauchlan nói.
Cảm
xúc không phải thứ bạn có thể phục hồi chỉ sau một đêm. Ảnh: Shutterstock.
Cô thường thở sâu, viết
nhật ký và uống nước chanh để giúp đầu óc rõ ràng, bình tĩnh và đầy sức sống. Vị
chua của chanh giúp tiêu hóa thức ăn dễ hơn, ngăn ngừa độc tố tích tụ. Các Axit
citric trong chanh cũng làm giảm hôi miệng, ngăn sỏi thận. Chanh và các trái
cây có múi rất giàu vitamin, chống oxy hóa.
Một cách để giảm căng thẳng
là ngừng so sánh mình với người khác. "Nếu bạn nghĩ người đó giỏi hơn bạn,
bạn yếu kém thì làm thế nào có thể kiên cường trong những tình huống đầy thách
thức?", McLauchlan nói.
Cô cho biết, tập thể dục
cũng là cách tốt giúp giảm căng thẳng, nhưng tập quá nhiều lại gây bất lợi.
"Nếu chúng ta cố phù hợp với 500 thứ trong một ngày trong khi chỉ có thể
phù hợp với 12 thứ, cơ thể sẽ thế nào? Mọi người tự hỏi tại sao họ mệt quá, tại
sao họ không thể ngủ, tại sao họ bị bệnh. Không phải cứ tạo áp lực cho cơ thể,
bạn sẽ gặt hái được nhiều hơn".
Nhìn lại các sự kiện của
bốn năm trước, giờ đây, McLauchlan đang hạnh phúc. Thay vì quản lý 27 nhà hàng,
được trả thật nhiều tiền nhưng không thể phục hồi cảm xúc, cô chọn cuộc sống
bây giờ.
Nhật Minh (Theo SCMP)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét