Sep 6, 2020
- Chúa nhật 23 thường niên
năm A
Thương yêu sửa lỗi cho
nhau
Các Bạn thân mến,
Chúng ta đừng cứng lòng
mãi nhé, hãy nghe tiếng Chuá trong mọi nơi mọi lúc, dù may ruỉ, dù hoạn nạn...Ngài
vẫn êm dịu ngọt ngào kêu gọi chúng ta, dừng để Ngài phẫn nộ nghe!
Thời gian gần dây, không
chỉ dịch Covis -19 hoành hành, mà còn nạn biểu tình bạo động chống phân biệt chủng
tộc xẩy ra trên nước Mỹ sau những cái chết liên tiếp của
người da mầu đã gây thiệt hại nặng nề về tinh thần,
nhân sự, tài sản chưa từng có trong lịch sử nước Mỹ! Chúng ta cùng mời
gọi mọi người cầu nguyện, chia sẻ, giúp đỡ nhau, giúp các nạn nhân, đặc biệt
các thân hữu và đồng hương nhé! Bởi Kito hữu không chỉ phải làm điều thiện mà
còn nên giúp đỡ kẻ khác làm điều thiện nữa.
Tin Mừng Thánh Mattheu
hôm nay còn cho biết về căn bản, không bao giờ nên để mối giao hảo giữa chúng
ta và ai đó trong gia đình, cộng đoàn bị sứt mẻ, tồi tệ. Gỉa sử có điều sai
trái, phải tìm mọi cách sửa sai, uốn nắn theo một kế hoạch hành động chặt chẽ,
hiệu quả mà Đức Giesu đưa ra cho chúng ta là tế nhị, kín đáo và kiên
nhẫn.
* Tế nhị:
phải đặt mình vào hoàn cảnh của người bị sửa lỗi, để biết khi nào
nên nói và nói cách nào cho người bị sửa lỗi dễ dàng chấp nhận.
* Kín đáo:
phải góp ý riêng, không để người khác biết, hầu tránh cho kẻ có lỗi
bị xấu hổ và mặc cảm.
* Kiên nhẫn:
không nóng vội và đừng đòi phải có kết quả ngay, nhưng kiên nhẫn chờ
đợi người có lỗi có thời gian tu sửa hợp với hòan cảnh cụ thể của
họ. Vì phải hiểu rằng sửa lỗi là một hành vi bác ái yêu thương.
Đức Giêsu dạy không
được im lặng khi thấy anh chị em mình làm lỗi, mà phải mạnh dạn và
thẳng thắn góp ý, giúp họ nhận ra lỗi lầm để sửa đổi. Vì “Thiên
Chúa không muốn cho những kẻ có tội phải chết, nhưng muốn họ ăn năn
sám hối và được sống”.
Và cần phân biệt giữa
sự khiêm tốn góp ý sửa lỗi tha nhân với thái độ tọc mạch “vạch
lá tìm sâu, bới lông tìm vết”, hay thái độ lên mặt dạy đời là
sự kiêu căng. Chính Đức Giê-su đã quở trách các Biệt phái và luật
sĩ Do Thái về thái độ đạo đức giả này.
Bản thân mỗi người
chúng ta cũng cần phải được người khác sửa lỗi, thậm chí nghe cả
những lời chỉ trích của kẻ thù nữa.
A. Sửa lỗi cho nhau:
1. Thẳng thắn:
- Nói thẳng với người làm lỗi về sai phạm của họ
thường là một điều khó khăn, ngại ngùng, ngay cả khi chúng ta có trách nhiệm, bổn
phận với họ.
- Bởi ít người muốn nghe phê phán, trong khi
nhiều người lại nghĩ rằng cứ chịu đựng cho xong, cứ sống “dĩ hòa
vi quý” để được lòng mọi người.
- Nhiều khi không dám thẳng thắn sửa lỗi
cho nhau còn vì sợ làm họ tức giận, sợ mình sẽ bị mất quyền lợi
hoặc sợ sẽ bị trả thù. Thái độ im lặng như thế là đồng lõa với
sai trái, tạo điều kiện cho tội lỗi phát sinh.
- Mà sự thẳng thắn nhiều khi cho chúng ta thấy
vấn đề không nghiêm trọng và gay go như chúng ta nghĩ.
- Nên nếu cảm thấy người nào làm buồn phiền
mình, hoặc trót phạm tội, thì chúng ta phải có bổn phận sửa sai cho họ, phải
nói ngay, đừng chần chừ.
- Kinh nghiệm cho thấy thái độ tệ hại nguy hiểm
nhất đối với nhiều sai trái của người khác là chúng ta không nói ngay, mà ấp ủ
trong lòng.
- Bởi nó đầu độc cả tâm trí và đời sống chúng
ta cho đến khi không thể nghĩ được điều gì khác ngoài cảm giác mình hoặc người
có liên quan bị tổn thương.
- Bất cứ cảm giác nào như vậy cũng phải được
mang ra, nói lên và phải đối diện một cách công khai với họ.
- Thẳng thắn sửa lỗi cho nhau luôn là phương
cách tốt để tránh sai phạm, diệt tội lỗi, dễ thông cảm với lời nói, hành động,
thiện chí của mọi người.
- Và chính khi dám đối diện với thực tế,
sự thật, chịu sự mổ xẻ đau đớn...sẽ làm cho đời sống riêng và chung
ngày thêm tốt đẹp hơn
2. Trực tiếp:
- Nếu nhận thấy ai làm gì sai quấy, tốt hơn hết
là chúng ta đích thân gặp riêng họ, tránh qua trung gian, cũng không dùng biện
pháp thư từ.
- Người trung gian có thể truyền đạt thiếu
khách quan, không rõ ràng, thiếu chính xác, thiếu cẩn thận kín đáo...là thêm
nhiều rắc rối.
- Một lá thư đọc sai, hiểu sai dẫn đến hiểu lầm,
khó đính chính, chưa kể đến tình huống bị lộ hay thất thoát.
- Những cách ấy mà sai sót thì vô tình lại mang
ý nghĩa mà chúng ta không bao giờ muốn nói, hay nghĩ tới.
- Vậy nếu có bất hòa hay
muốn sửa sai ai, chỉ một cách giải quyết thuận lợi là đối diện với nhau. Lời
nói trực tiếp thường có thể giải quyết ngay sự hiểu lầm, xung khắc mà chữ viết
hay người ngoài cuộc không thể nào làm được.
- Tuy nhiên trực tiếp nhiều
khi không cầm được sự nóng giận, nên cần bình tĩnh, khôn ngoan, tự chủ.
3. Mời người chứng kiến:
- Nếu
cuộc gặp giữa cá nhân với nhau không đạt kết qủa, thì mời vài người khôn ngoan
có uy tín, có thiện cảm đi cùng, không phải để làm áp lực, không phải để
xét xử mà để mọi việc được sáng tỏ, khách quan, nhờ lời của các
nhân chứng.
- Trường hợp này, mời người chứng kiến cũng
không phải để họ làm chứng rằng người kia đã phạm tội, mà là để giúp đỡ giải
hòa.
- Bởi không khéo léo tế nhị, chúng ta lại
chính là người có lỗi, vì đã làm họ tổn thương, thì không hy vong nhiều về sự trở
lại của họ nữa.
4. Mang đến Hội Thánh:
- Nếu
mọi cách đều thất bại, hãy mang vấn đề đó đến với Hội Thánh để nhờ thế giá
của cộng đoàn mà khuyên bảo họ.
- Tín hữu không bao giờ nên giải quyết những rắc
rối bằng luật pháp của xã hội hay lý lẽ ở ngoài Thiên Chúa.
- Bởi chủ nghĩa duy vật không dàn xếp được gì,
mà còn có nguy cơ gây thêm khó khăn rắc rối.
- Chỉ bởi lời cầu nguyện, sự yêu thương và hiệp
thông với Thiên Chúa của các tín hữu thì mối quan hệ cá nhân mới nhanh chóng
hàn gắn lại được.
- Có thể nói rằng Hội Thánh là những tín hữu
Kito, chứng tá phán xử mọi sự không căn cứ trên sách vở, thủ tục, nhưng dưới
ánh sáng của tình yêu thương.
5. Nếu Hội Thánh cũng bó tay?
- “Nếu Hội Thánh mà nó cũng chẳng nghe, thì
hãy kể nó như một người ngòai hay một người thu thuế.”
- Nếu họ vẫn cố chấp không nghe cộng
đoàn, thì cuối cùng chính họ đã tự loại mình ra khỏi cộng đòan Hội
thánh. Từ đây họ sẽ không còn là “anh em” và không là thành
viên của Hội thánh nữa.
- Những tội nhân cố chấp trong sự sai
lạc về đức tin sẽ được liệt vào thành phần “dân ngoại và người
thu thuế”, không còn thuộc về Hội thánh. Từ đây Hội thánh không
chịu bất cứ trách nhiệm nào đối với họ, và chỉ còn biết phó thác
số phận của họ cho lòng nhân từ và thương xót của Thiên Chúa.
- Hội thánh gồm các tín hữu có đức tin
và đã được thánh hóa nhờ các bí tích. Nhưng bao lâu còn ở trần
gian, các tín hữu vẫn sai lỗi như bao người khác. Họ có thể sai lầm
và phạm phải nhiều tội lỗi, gây ra gương mù gương xấu và nên cớ vấp
phạm cho người ngoại.
- Tin Mừng hôm nay gợi cho chúng ta thái
độ phải có đối với những kẻ sai lỗi trong cộng đoàn thế nào, để
vừa giữ được đức bác ái lại vừa đem lại hiệu quả giúp tội nhân
nhận ra lỗi lầm để thành tâm sám hối và tu sửa đời sống nên tốt
hơn.
- Tuy nhiên đây là lời nói khó hiểu mà Thánh
Mattheu ghi lại, khiến người ta có thể nghĩ là bỏ rơi người đó, hay khai trừ họ.
Vì không còn cách cải hóa.
- Nhưng chắc chắn Đức Giesu không nói và không
thể ngụ ý một điều như vậy.
- Vì Ngài không bao giờ đặt giới hạn cho sự
tha thứ của con người.
- Vậy Chúa muốn nói gì và chúng ta phải hiểu
như thế nào?
- Chúng ta thấy rằng khi Đức Giesu nói đến những
người thu thuế và tội nhân, Ngài luôn nói với lòng yêu thương, hiền hòa và hiểu
biết đối với tình cha nhân hậu.
- Ngài cũng đã có nhiều mối quan hệ tốt với lớp
người thu thuế, tội lỗi này.
- Thật vậy trong quá trình rao giảng Tin Mừng,
Đức Giesu không sua đuổi loại trừ ai, cũng chẳng cho ai là người vô vọng, và
chúng ta cũng phải có thái độ như vậy.
- Bởi Ngài đã tuyên bố Ngài đến vì những con
chiên lạc, những kẻ tội lỗi. Chẳng lẽ Ngài lại khắt khe hay ngại ngùng mà loại
bỏ họ!
B. Trách
nhiệm:
Là tín hữu Đức Kito, anh
em con một Cha nên chúng ta có trách nhiệm:
Làm Gương
- Tín hữu là những người canh giữ cho anh
em của mình, nên phải làm gương; phải thông báo, phải hướng dẫn và tỏ ra tự
tin, can đảm với những người chịu ảnh hưởng, những người chúng ta gặp.
- Đôi khi vì đức tin yếu kém, không hoàn tất
được những gì chúng ta muốn làm. Chúng ta bị phân tâm, bị đi lầm đường, bị trôi
dạt và làm những điều sai trái. Nên chúng ta có trách nhiệm với nhau, những người
theo Đức Giêsu
- Người làm cha mẹ có trách nhiệm lớn lo
cho đời sống tinh thần của con cái, để con cái biết được những điều người Công
Giáo phải làm và tự giác làm điều tốt, tránh cái xấu.
- Các vị mục tử làm gương cho đàn chiên,
người lớn làm gương cho lớp trẻ…
- Như bài đọc thứ nhất hôm nay, nói nếu
các bạn không sửa bảo người làm lỗi, thì các bạn cũng có tội. Các cha mẹ có
trách nhiệm lớn lao lo cho con của mình được chỉ bảo hướng dẫn cẩn thận về điều
đúng điều sai để chúng có thể đạt được ơn cứu rỗi.
- Giả như sau khi các bạn đã lo chỉ bảo cho
con cái tất cả những điều này và chúng vẫn cứ lạc đường lạc lối, thì đó là quyết
định của chúng.
a)
Gương xấu:
- Người ta có thể làm gương mù gương xấu cho
nhau qua nhiều hình thức tinh vi của tư tưởng, lời nói, việc làm…
- Vì thế mà những thói quen tật xấu phổi biến
tràn lan, làm qúa nhiều tín hữu bị dẫn đi lạc.
- Không chỉ cha mẹ làm gương mù cho con cái,
anh em bạn bè, tín hữu, làm gương xấu cho nhau mà đôi khi một vài giám mục,
linh mục còn lên tiếng phản đối giáo huấn luân lý của Giáo Hội. Như vấn đề phá
thai, ngừa thai, ly dị, đồng tính, sinh con theo ý muốn, và
hàng loạt những hành động luân lý sai trái khác.
b) Gương tốt
- Người ta cũng có thể làm gương tốt cho nhau
qua nhiều hình thức, và cũng được phổ biến. Nên vẫn có người con ngoan, bạn hiền,
tín hữn thánh thiện đạo đức, vị mục tử nhân lành…
- Vì trách nhiệm của tín hữu là dẫn người khác
đến việc nhận biết Thiên Chúa để mọi người có cơ hội hoàn thiện.
- Do đó hãy nhớ là chính chúng ta, do bởi làm
gương, do những việc làm tốt lành, việc dạy dỗ, chu toàn bổn phận mà dẫn đưa
người khác đến với Giáo Hội.
- Làm như thế, trước hết, bằng việc sửa đổi
chính mình, ăn năn thống hối, sửa sai, thay đổi lối sống để việc làm cũng giống
như điều mình nói.
- Thực hành điều tốt để được ơn thánh của Chúa
cho mình, và làm gương bằng chính cách sống, rồi khi có cơ hội thì nói điều
mình sống. Về điều tốt, điều đúng luân lý, điều phải làm để được cứu rỗi.
- Rồi nắm bắt cơ hội để tham gia công cuộc cứu
rỗi bằng cách thực hành tự nơi bản thân, trong gia đình, trong lối xóm, cộng
đoàn tín hữu của mình, nhờ đó có thể dẫn đưa chính mình và những người khác đến
hạnh phúc vĩnh cửu, là bổn phận, trách nhiệm của tín hữu.
C. Liên hệ
trời đất:
- "
Dưới đất, anh em cầm buộc những điều gì, trên trời cũng cầm buộc như vậy; dưới
đất anh em tháo cởi những điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy."
- Câu
nói này của Đức Giesu nói về vấn đề tháo mở và buộc chói là một câu khó hiểu.
Nên người ta thường hiểu đây là ý Ngài trao quyền hành cho Hội Thánh.
-
Nhưng hơn thế nữa, còn có thể có nghĩa như quan hệ được thiết lập với
anh em chúng ta không chỉ tồn tại qua thời gian ở trần thế, mà còn kéo dài vĩnh
cửu, vì vậy phải giữ sao cho mối quan hệ ấy được chính đáng tốt đẹp.
- Rồi
Ngài tiếp:"nếu dưới đất hai người trong anh em hợp nhau lại cầu xin bất
cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời sẽ ban cho…"
-
Chúng ta hẳn đã có kinh nghiệm về sức mạnh của quần chúng. Bởi bao gio
cũng có gía trị trước bất cứ yêu cầu nào, đạo cũng như đời.
- Và
Đức Giesu đã cho chúng ta biết Thiên Chúa Cha cũng ưa thích những lời cầu nguyện
của số đông, bới nó thể hiện sự đồng tâm hiệp ý với nhau mà cầu xin.
- Lời
cầu xin ấy còn mạnh mẽ đến độ bất cứ điều gì đám đông xin, Chúa Cha cũng đáp lại
vì:"Ở đâu có hai ba người hợp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ.”
Lạy Chúa, trong việc sử lỗi cho nhau, xin cho
qủa tim chúng con quảng đại như Chúa để chúng con:
- không khép lại trên chính mình,
- vươn lên cao, vượt mọi tình cảm bình thường
để mặc lấy tâm tình bao dung tha thứ,
- vượt qua mọi hờn oan nhỏ nhen, mọi trả
thù ty tiện,
- luôn bình an, trong sáng, không một biến
cố nào làm xáo trộn, không một đam mê nào làm khuấy động hồn con,
- đừng qúa vui khi thành công, cũng đừng
qúa bối rối khi gặp chỉ trích,
- qủa tim đủ lớn để yêu người không ưa,
- vòng tay con luôn rộng mở để ôm cả những
người thù ghét. Amen. (mượn lời)
Than men,
duyenky
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét