Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

THUỐC PHIỆN CỦA KARL MARX

THUỐC  PHIỆN  CỦA  KARL  MARX

Sun, 13/09/2020 - Trầm Thiên Thu


 

Điều bỉ ổi nhất trong những nhận xét của Karl Marx về tôn giáo là đánh giá thấp rằng tôn giáo là “thuốc phiện” ru ngủ con người. Tuy nhiên, rất ít người quen với bối cảnh rộng lớn của bản đánh giá đó, đoạn văn lớn hơn không kém phần cam đoan, và điều đó, giống như phần lớn các bài viết của Marx và các đệ tử của ông, thậm chí còn trở nên nhàm chán và ấu trĩ hơn khi người ta cố gắng mở nó ra. Đây là phần trích từ một bài của Marx viết nguệch ngoạc từ tháng 12-1843 đến tháng 01-1844, bốn năm trước khi công bố bản Tuyên Ngôn của ông và Engels:

“Con người tạo ra tôn giáo, tôn giáo không tạo ra con người. Thật vậy, tôn giáo là ý thức và lòng tự trọng của những con người chưa chiến thắng được chính mình, hoặc đã đánh mất chính mình một lần nữa. Nhưng con người không trừu tượng khi ngồi xổm bên ngoài thế giới. Con người là thế giới của con người – nhà nước, xã hội. Nhà nước và xã hội này sản sinh ra tôn giáo, là ý thức đảo ngược của thế giới, bởi vì chúng là một thế giới đảo ngược. Tôn giáo là lý thuyết chung về thế giới này, bản tóm lược bách khoa của nó, sự hợp lý của nó ở dạng phổ biến, quan điểm tinh thần về danh giá của nó, sự nhiệt tình của nó, sự trừng phạt luân lý của nó, sự bổ sung nghiêm túc của nó, nền tảng phổ biến của sự an ủi và sự biện minh của nó. Đó là sự nhận thức lập dị về bản chất con người vì bản chất con người không có bất kỳ thực tế nào. Do đó, cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo gián tiếp là cuộc đấu tranh chống lại thế giới có hương thơm thiêng liêng là tôn giáo.

Đau khổ tôn giáo là biểu hiện của đau khổ và cũng chống lại đau khổ. Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của một thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Đó là thuốc phiện của con người.”

Theo Marx, chính điều đó đã đủ tiêu cực, đủ gây chán nản, đủ lạnh lùng và nhẫn tâm. Tuy nhiên, như thường lệ, Marx còn lâu mới trút hết những uẩn khúc trong bộ não gay gắt của mình.

Việc xóa bỏ tôn giáo như một thứ hạnh phúc hão huyền của con người là sự đòi hỏi hạnh phúc thực sự của họ. Kêu gọi họ từ bỏ ảo tưởng về tình trạng của họ là kêu gọi họ từ bỏ điều kiện đòi hỏi phải có ảo tưởng. Do đó, sự chỉ trích tôn giáo trong phôi thai, sự chỉ trích về thung lũng nước mắt mà tôn giáo là ánh hào quang.

Sự chỉ trích đã nhổ những bông hoa tưởng tượng trên sợi dây, không phải để con người tiếp tục mang sợi dây mà không có sự tưởng tượng hay an ủi, mà để vứt bỏ sợi dây và nhổ bông hoa còn sống. Chỉ trích tôn giáo làm con người thất vọng, vì vậy con người sẽ suy nghĩ, hành động và tạo hình cho thực tế của mình như người đã vứt bỏ ảo tưởng và lấy lại giác quan, để con người sẽ di chuyển vòng quanh như mặt trời đích thực của chính mình. Tôn giáo chỉ là mặt trời hư ảo xoay quanh con người chừng nào con người không xoay quanh chính mình.

Do đó, nhiệm vụ của lịch sử, một khi thế giới khác của chân lý đã biến mất, là xác lập chân lý của thế giới này. Nhiệm vụ của triết học là phục vụ lịch sử, vạch trần sự tự xa cách dưới những hình thức vô đạo của nó một khi hình thức tự xa cách thánh thiện của con người đã được vạch trần. Như vậy, sự chỉ trích của Thiên Đàng biến thành sự chỉ trích của thế gian, sự chỉ trích về tôn giáo trở thành sự phê bình của luật pháp, và sự phê bình của thần học trở thành sự phê bình của chính trị.

Đó là điều thú vị và không đáng để lãng phí những khoảnh khắc quý giá của cuộc đời chúng ta khi cố gắng giải mã toàn bộ đoạn văn trong sự vô ích của nó. Nhưng một vài suy nghĩ nổi bật và đáng nhấn mạnh vì ngụ ý tai hại của chúng.

Lưu ý rằng Marx đã bắt đầu bằng việc nhấn mạnh vào “cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo,” một cách khá tiêu cực để định khung mối quan hệ của nhân loại với tôn giáo. Đây là một “cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo” mà ông cho rằng chỉ là do con người tạo ra. Giống như người bạn xã hội chủ nghĩa Mikhail Bakunin, cũng giống như Saul Alinsky, đã ca ngợi Luxiphe là “người nổi loạn vĩnh cửu, người suy nghĩ tự do đầu tiên,” Marx khăng khăng cho rằng con người rất cần sự giải phóng. Ông phỏng đoán rằng tôn giáo là mưu mô của con người, sự sáng tạo không phải là của Chúa mà là của con người. Do đó, con người tạo ra tôn giáo bởi vì con người cần tôn giáo một cách tệ hại. Đó là con người đã “đánh mất chính mình” và rồi đòi hỏi có “tôn giáo.” Nhà nước và xã hội “sản sinh ra tôn giáo,” đó là một “ý thức đảo ngược về thế giới” bị biến dạng. Cuộc đấu tranh chống lại tôn giáo cũng là “cuộc đấu tranh chống lại thế giới có hương thơm thiêng liêng là tôn giáo.” Đó là lý do tại sao mọi người thèm khát tôn giáo như một loại ma túy, hoặc “thuốc phiện.” Marx lạnh lùng đánh giá: “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân.”

Vay mượn từ cách nói hiện đại, và với lời xin lỗi đối với Marx, điều đó là dòng quan trọng của đoạn văn. Các nhà bình luận hiện đại chỉ quen câu thứ hai về thuốc phiện của con người. Tuy nhiên, dòng trước cũng tiết lộ không kém. Nó thiết lập sự xác định về thuốc phiện. Hãy xem lại cả hai câu song song với nhau: “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, là trái tim của thế giới vô tâm, và là linh hồn của những thân phận vô hồn. Nó là thuốc phiện của nhân dân.”

Cách đánh giá đầy đủ đó của Marx thậm chí còn cay độc hơn mảnh vụn “thuốc phiện của con người” và thường được viết tắt. Thật đáng nguyền rủa. Câu “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, của thế giới vô tâm, của những thân phận vô hồn” là một quan điểm tuyệt vọng!

Tiếp theo, Marx sử dụng ba từ quan trọng mà ông cũng dùng trong bản Tuyên ngôn Chủ nghĩa Cộng sản: “Xóa bỏ tôn giáo.” Với những gì ông đã nói ở dòng trước, ông thản nhiên nói rằng “việc xóa bỏ tôn giáo” là cần thiết để mọi người đạt được “hạnh phúc thực sự,” đặc biệt là khi họ bám vào tôn giáo, cách nói của Barack Obama đã nói năm 2008 mỉa mai người Mỹ “bám vào Chúa của họ,” thì chỉ là “hạnh phúc ảo.” Do đó, Marx nói rằng người ta phê phán những người như ông chỉ trích tôn giáo bởi vì tôn giáo là “vầng hào quang” của “thung lũng nước mắt.” Tất nhiên, ở đây, Marx đã chọn một phép ẩn dụ tôn giáo nổi bật, biến hình ảnh Kitô giáo lên đầu, như ông đã thích làm trong suốt quá trình viết lách và trong suốt đời mình. Ví dụ, câu nói nổi tiếng của Marx: “Tùy khả năng mỗi người theo nhu cầu của mình.” Đó là cách pha tạp về ngôn ngữ Kitô giáo, trong trường hợp đó là chính Kinh Thánh. Như người Công giáo đã biết, lời kinh “Kính chào Nữ Vương” có đề cập “ở nơi khóc lóc, trong lũng đầy nước mắt.”

Marx nói rằng con người phải “vứt bỏ xiềng xích” của “những bông hoa tưởng tượng.” Chính ông ta phải loại bỏ “ảo tưởng” và lấy lại “giác quan” của mình mới đúng. Tại sao? Câu trả lời của Marx thuần túy – chủ nghĩa tương đối về luân lý đầy mâu thuẫn, tự thua cuộc, đầy ngớ ngẩn đã lôi cuốn và tàn phá những suy luận của hệ tư tưởng rộng lớn hơn còn sót lại trong nhiều thế kỷ: “Để con người tự di chuyển quanh mình như mặt trời đích thực của chính mình. Tôn giáo chỉ là mặt trời hư ảo xoay quanh con người chừng nào con người không xoay quanh mình.”

Dĩ nhiên, đây là thực phẩm mang tính tương đối. Thật không may, chính sự ngụy biện đó là hệ tư tưởng tiến bộ thế tục hiện đại đang thống trị nước Mỹ và Tây phương rộng lớn ngày nay. Chính sự ngớ ngẩn mang vẻ triết học đó đã làm cho phe cánh tả xác định lại mọi thứ, từ cuộc sống đến hôn nhân, từ giới tính đến phòng tắm.

 Khi con người tự biến mình thành mặt trời của mình – tức là Thượng Đế của chính mình – thì người ta sẽ hủy hoại thế giới của mình. Như Whittaker Chambers, cựu đảng viên cộng sản đã nhận xét, Marx và tay sai của ông ta chỉ nhắc lại sai lầm đầu tiên của con người, được khai tâm cách trở lại Vườn Địa Đàng: các người sẽ như các vị thần.

Cũng cần lưu ý nỗi ám ảnh của Marx đối với việc chỉ trích. Chữ “chỉ trích” được dùng gần 30 lần trong bài tiểu luận này, bắt đầu câu mở đầu: “Đối với Đức quốc, việc phê bình tôn giáo đã hoàn thành về cơ bản, và việc phê bình tôn giáo là điều kiện tiên quyết của mọi sự chỉ trích.” Đó là châm ngôn nổi tiếng khác và được những người theo chủ nghĩa Mác trích dẫn, thường tóm tắt đơn giản: “Chỉ trích tôn giáo là khởi đầu của mọi sự chỉ trích.”

Đây là suy nghĩ của Marx. Cũng khoảng thời gian này, trong lá thư năm 1843 gởi Arnold Ruge, Marx đã kêu gọi “chỉ trích tàn nhẫn đối với tất cả những gì hiện hữu.” Marx rất thích Mephistopheles (ác ma trong vở kịch Faust của Goethe) với câu nói này: “Mọi thứ tồn tại đều đáng bị diệt vong.” Điều này không có gì ngạc nhiên, nó phản ánh chính suy nghĩ của người kêu gọi “phê phán tàn nhẫn tất cả những gì tồn tại,” và là người đã tuyên bố trong Tuyên Ngôn rằng “chủ nghĩa cộng sản tìm cách xóa bỏ tình trạng hiện tại của mọi thứ,” và cuối bản Tuyên Ngôn có lời kêu gọi “bắt buộc phá bỏ mọi tình trạng xã hội hiện có.”

Để tuyệt giao với cái gì đó ở mức sâu và rộng lớn thì tôn giáo bắt buộc phải bị chỉ trích. Đối với Marx, chỉ trích tôn giáo là khởi đầu và nền tảng của mọi sự chỉ trích.

Marx kết thúc đoạn văn mang tính hủy diệt của mình bằng một lời khuyến khích đối với lịch sử, triết học, luật pháp, chính trị để thực hiện “nhiệm vụ” công bình thế tục là “thiết lập chân lý của thế giới này.” Cái gì là thật? Than ôi, đó là “sự thật mê hoặc” của Karl Marx.

TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữ)

 

Lễ Thánh Danh Đức Mẹ, 12-09-2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét