Loãng xương nguy hiểm như đột quỵ
Thứ
tư, 29/7/2020-VnExpress.net
Bác
sĩ Thư thăm khám cho bệnh nhân có nguy cơ loãng xương. Ảnh Anh Thư
Gãy xương do loãng xương
nguy hiểm tương tự như đột quỵ do tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, vì cơ tim
thiếu máu cục bộ.
Theo Phó giáo sư, Tiến
sĩ, bác sĩ Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP HCM, loãng xương là một rối
loạn chuyển hóa của bộ xương, gây tổn thương sức mạnh của xương. Mật độ khoáng
chất trong xương suy giảm, trở nên giòn, xốp, dễ dẫn đến gãy xương. Bệnh này diễn
tiến kéo dài, gặp chủ yếu ở người cao tuổi, phụ nữ mắc bệnh nhiều hơn nam giới.
Gãy xương là biến cố nặng
nề nhất của loãng xương. Hậu quả tương tự như nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân thiếu
máu cơ tim cục bộ và đột quỵ trong bệnh tăng huyết áp. Ba bệnh này là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong, tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống, tăng gánh nặng
xã hội ở người cao tuổi.
Các trường gãy xương
nghiêm trọng đều có liên quan đến nguy cơ tử vong. "Gần 25% trường hợp gãy
xương vùng hông tử vong trong năm đầu tiên, 20% cần được chăm sóc lâu dài và
30% không thể trở lại sinh hoạt bình thường", bác sĩ Thư nói.
Cùng với đó, gãy xương đốt
sống chiếm 70% các gãy xương do loãng xương, thường không có triệu chứng rõ
ràng nên khó phát hiện và điều trị kịp thời. Người bệnh dễ bị gù lưng, yếu liệt,
mất khả năng lao động, tàn phế.
Bác sĩ Thư cũng thông
tin, ước tính đang có 3,5 triệu người Việt Nam bị loãng xương. Căn bệnh không
lây này trở thành dịch bệnh thầm lặng nhưng ít được cộng đồng quan tâm. "Đến
khi đã gãy xương, thiếu xương, mất xương, sức khỏe giảm sút nghiêm trọng vì
loãng xương, người bệnh mới đến bác sĩ để khám. Khi đó, việc điều trị khỏi bệnh
rất khó khăn, nặng nề và tốn kém", bác sĩ tâm tư.
Nguyên nhân loãng xương
có thể do cơ thể đã lão hóa, do bệnh lý khác, hút thuốc, uống rượu bia, hoặc bởi
sử dụng nhiều loại thuốc. Nhất là khi điều trị thuốc kháng viêm Glucoccorticoid
trường kỳ cho các bệnh viêm khớp dạng thấp, hen phế quản, gút... Trong đó,
loãng xương do thiếu hụt canxi trong xương là nguyên nhân chủ yếu.
Khi lượng ion canxi máu
đã sử dụng hết, cơ thể sẽ tự động huy động nguồn canxi từ xương, bổ sung phần
thiếu hụt. Lâu dần, bộ xương yếu đi, nguy cơ gẫy xương, mất xương tăng.
Bệnh này hoàn toàn có thể
phòng ngừa, bác sĩ Thư cho biết. Quan trọng nhất là bổ sung canxi, khoáng chất
thiết yếu hình thành, phát triển và duy trì sức mạnh của bộ xương. Cơ thể không
thể tự tổng hợp được canxi, bắt buộc phải cung cấp thông qua chế độ dinh dưỡng,
thực phẩm.
Song, một thực tế đáng lo
ngại là khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện nay chỉ cung cấp tối đa 50% lượng
canxi cần thiết cho cơ thể. Tức là, chỉ 500mg/1000mg canxi được nạp vào cơ thể
thông qua thực phẩm. Từ năm 1990 đến nay, con số này có tăng nhưng không đáng kể.
Bác sĩ khuyến khích, để bổ
sung canxi tốt nhất, người mọi lứa tuổi nên tăng cường ăn các loại rau củ quả
có màu xanh đậm như súp lơ, rau cải. Tăng cường tôm, cua, ốc, cá trong mỗi bữa
ăn, cá nhỏ có thể kho mềm, ăn cả xương. Sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa, gồm
phomai, bơ, sữa chua cũng cung cấp canxi.
Sử dụng canxi dược phẩm
cũng là một cách hữu hiệu, đơn giản, an toàn để bổ sung phần khoáng chất thiếu
hụt, giúp xương cứng chắc hơn. Lưu ý, bổ sung canxi dược phẩm không quá 500 mg
một ngày, dùng sau bữa ăn, uống nhiều nước và kèm vitamin D để giúp phân rã và
hấp thu tối đa.
"Người dân nên chủ động
phòng ngừa sớm bệnh loãng xương bằng cách bổ sung canxi và đi khám định kỳ.
Càng phòng ngừa sớm, tuổi già càng khỏe mạnh", bác sĩ Thư khuyên.
Thư Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét