Cách hành xử khi gặp mâu thuẫn thể hiện sự tu dưỡng của bạn
An Hòa•Thứ Sáu, 06/11/2020 •trithucvn.org
(Hình minh họa qua Pinterest)
Đối với một người khuyết
thiếu tu dưỡng mà nói, khi gặp mâu thuẫn họ sẽ dễ dàng chỉ trích đối
phương và lỗi lầm vĩnh viễn thuộc về đối phương. Nhưng những người có
phẩm hạnh lại không hành xử như vậy, họ có thể tĩnh tâm soi xét lại bản
thân mình. Đứng trước mâu thuẫn, một người hành xử như thế nào sẽ thể hiện
rõ nhất mức độ tu dưỡng của người ấy.
Trong cuốn “Vi lô dạ thoại”,
tác giả Vương Vĩnh Bân triều nhà Thanh từng viết: “Chỉ tin tưởng chính mình,
không tin tưởng người khác, đây là một nguyên nhân lớn khiến con người thất
bại. Nghiêm khắc yêu cầu chính mình, không quá nghiêm khắc yêu cầu người
khác, đây là cách xử sự để rời xa oán hận”.
Bậc trí giả, người thực sự
có tu dưỡng đều là “nghiêm khắc kiềm chế bản thân, khoan dung đối đãi
người khác”. Một người chỉ có kiên trì soi xét lại mình, đem ánh mắt
soi xét người khác chuyển qua soi xét chính mình thì mới có thể không ngừng
hoàn thiện bản thân, thắng được lòng người.
Người có phẩm hạnh, gặp chuyện sẽ soi xét lại mình
Trong sách “Luận Ngữ” viết:
“Thấy người hiền tài, nên nghĩ đến cần phải học hỏi họ để giống như họ, thấy
người xấu kém, nên tự phản tỉnh lại chính mình.”
Trong cuộc sống, nếu gặp
một người, một sự việc không như ý, vô luận là phiền não hay oán trách như
thế nào đều không thể thay đổi được. Biện pháp xử thế
đúng đắn và sáng suốt nhất chính là tìm nguyên nhân từ bản thân mình, soi
xét lại chính mình. Đó cũng là điều mà cổ nhân gọi là “tu nội mà
an ngoại”.
Trong sách “Sử Ký” ghi lại
câu chuyện: Vào năm đầu thời Tây Hán, ở nước Tề có một viên quan lại
tên là Thuần Vu Công phạm tội phải chịu hình phạt, nên triều đình hạ chiếu
bắt giam ông. Con gái của Thuần Vu Công là Đề Oanh vô cùng đau
khổ, nguyện ý xin thay cha chịu hình, dâng thư lên triều đình: “Người
bị tử hình không thể sống lại được, người bị nhục hình tứ chi bị chặt đứt
không thể đứng lại được nữa, cho dù muốn hối cải làm người mới cũng
không còn cơ hội nữa. Tiểu dân nguyện ý xin được làm nô tỳ hầu hạ
quan phủ, thay cha chịu tội để cha tiểu dân có cơ hội làm người mới”.
Hoàng đế thời ấy là Hán
Văn Đế, một vị vua anh minh, nhân từ. Sau khi ông đọc thư của Đề
Oanh, trong lòng vô cùng cảm động. Ông cho rằng việc dân chúng
phạm pháp ngày càng nhiều mà không có biện pháp ngăn chặn lại được là
bởi vì đức hạnh của bản thân mình chưa cao, không đủ khai sáng và
giáo hóa dân chúng. Vì thế, Hoàng đế cảm thấy hổ thẹn trong lòng, lập tức
cho phóng thích Thuần Vu Công, đồng thời miễn trừ hình phạt cho vị quan
này.
Trong thời gian trị vì đất
nước, mỗi khi thiên tai nhân họa xảy ra, việc trước tiên mà Hán Văn Đế làm
không phải là tức giận, tìm người hỏi tội mà là suy xét lại mình, xem đức
hạnh của bản thân đã tốt hay chưa, hoàn thiện hay chưa. Ông cho rằng, bản
thân mình có mặt nào làm chưa được tốt mới khiến thượng thiên nổi giận mà
giáng xuống thiên tai.
Chính vì thế, Hoàng đế
Hán Văn Đế luôn được dân chúng ủng hộ và kính phục. Ông đặt nền móng, khai sáng
vương triều phồn vinh cường thịnh “Văn Cảnh chi trị”, trăm ngàn năm qua vẫn được
hậu nhân tán dương.
Con người khi ở thời điểm
không bị áp lực thường cho rằng đức hạnh bản thân mình đủ tốt, thậm
chí tốt hơn người khác. Nhưng kỳ thực, chỉ khi có sự tình cần xử lý xảy ra mới
thể hiện rõ đức hạnh của người ấy.
Người có tu dưỡng, quản tốt bản thân, không trách cứ người
Một người hễ gặp một sự
tình không như ý liền tìm thiếu sót ở người khác, không suy xét
lại chính mình thì đó là người khuyết thiếu tu dưỡng, khuyết thiếu lòng
bao dung, cũng thể hiện người đó không có khả năng gánh vác, chịu trách
nhiệm.
Những người luôn chỉ
trích sự thiếu sót của người khác, khi bản thân phạm sai lầm lại không suy
xét mình mà đổ lỗi cho người khác thì dần dần các mối quan hệ của người ấy
sẽ bất hòa. Mà cuộc sống của người ấy cũng rất không thuận lợi, thường bị
rối loạn, người khác sẽ không thích lui tới kết giao với người ấy.
Trong cuộc sống, những
người giống như vậy không ít. Họ có tư tưởng tự cao tự đại, ngông cuồng,
luôn khăng khăng cho mình là đúng, thiếu sót của bản thân thì không sửa chữa
nhưng luôn đánh giá người khác.
Người có tu dưỡng sẽ
không dùng tiêu chuẩn đạo đức để xét nét người khác, họ chú
trọng dùng tiêu chuẩn đạo đức để ước thúc bản thân mình
hơn, làm cho nhân cách của bản thân không ngừng hoàn thiện, quản tốt bản thân
mình, không tùy tiện trách cứ, đổ lỗi cho người khác. Một người phải thực
sự đặt tâm tu dưỡng đạo đức của bản thân mới có thể làm được như
vậy.
Người có tu dưỡng biết sai và sửa sai
Mỗi người, dù ít hay
nhiều đều có thể nhận thức được tật xấu của bản thân mình, nhưng
thông thường người có thể nguyện ý sửa chữa nó lại không nhiều. Một khi những
tất xấu ấy lớn dần lên và phát tác ra thì thậm chí có thể hủy hoại cuộc đời
của người ấy.
Một người khi nhận
ra được tật xấu của mình nhưng lại không sửa chữa thì vĩnh viễn không thể
tiến bộ. Một người chỉ có biết sai và sửa sai mới có thể không ngừng hoàn thiện
bản thân mình.
Vị quan thời nhà Thanh,
Tăng Quốc Phiên khi còn trẻ có rất nhiều khuyết điểm. Ông là người tranh
cường háo thắng, thích nói mạnh miệng, vô cớ phát giận… Ông cũng ý thức được
vấn đề của bản thân mình, nhưng mỗi lần gặp sự tình gì là “bệnh cũ” lại
tái phát. Điều này khiến ông suy nghĩ rất nhiều.
Sau này, khi Tăng Quốc
Phiên nhận thức những tật xấu của mình ngày càng nghiêm trọng khiến ông nhiều lần
gặp tai họa, ông đã hạ quyết tâm cải sửa chính mình. Để hạn chế tính
hay nổi nóng tức giận, ông treo trong phòng làm việc hai chữ “Chế nộ” (khắc
chế phẫn nộ). Trải qua nhiều năm không ngừng cố gắng sửa chữa, tu dưỡng, cuối
cùng ông đã chiến thắng chính mình, trở thành đệ nhất danh thần
thời vãn Thanh.
Con người, cả đời
này kẻ thù lớn nhất không phải ai khác mà chính là bản thân mình. Tu dưỡng thực
ra cũng chính là tu sửa những tâm niệm, lời nói và hành vi
không đúng đắn của bản thân mình. Một người dựa vào vũ lực và mưu lược
chinh phục người khác thì bất quá chỉ là phong quang nhất thời, có thể chinh phục được
chính mình mới là bản sự lớn nhất của một người.
An Hòa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét