TẠI SAO CHA MẸ CÓ LỢI NHẤT KHI VUI CHƠI VỚI CON CÁI MÌNH
conggiao24h.net
WHĐ (4.1.2021) – Không
bao giờ là quá muộn để tiếp xúc lại với con bạn.
Một số trẻ em không biết
làm thế nào để vui chơi nữa, và nhiều người lớn đã không còn ham muốn vui chơi.
Khi Giáng sinh đến gần, bác sĩ tâm thần Patrice Huerre, tác giả của cuốn sách
Nơi để chơi [Thời gian để chơi], mời chúng ta khám phá lại những phẩm chất của
trò chơi được chia sẻ trong gia đình…
Làm thế nào bạn tạo được
sự nối kết giữa những thanh thiếu niên gặp khó khăn mà bạn phải xử lý và sự thiếu
thốn vui chơi trong thời thơ ấu của chúng?
Trò chơi đóng vai trò
trung gian giữa chúng ta và thực tế. Những người không tham gia vui chơi không
thể xác định khoảng cách giữa bản thân và thế giới bên ngoài, giữa mình và người
khác. Họ cảm thấy khó đối phó với thực tế.
Lấy ví dụ về một đứa trẻ
thất vọng khi không đạt được thứ chúng muốn ngay lập tức vì cha mẹ chúng không
chịu cho chúng. Chúng sẽ tái hiện lại cảnh đó với con búp bê hoặc những chiếc ô
tô nhỏ của chúng và muốn “san bằng tỷ số” với cha mẹ “kém cỏi” của chúng mà
không để lại hậu quả gì. Ai đó không có khả năng này sẽ chỉ nghĩ về nó, nghiền
ngẫm và sẽ không thể vượt qua sự khó chịu này. Do đó, và điều này khá phổ biến,
thanh thiếu niên sẽ tấn công cha mẹ bằng lời nói hoặc thậm chí bằng tay chân
khi cha mẹ chúng chưa hiểu ý chúng. Những đứa khác sẽ sử dụng cách đánh nhau và
bạo lực như là cách duy nhất để bày tỏ sự không hài lòng của chúng.
Điều này cũng đúng với việc
học ở trường. Một đứa trẻ không biết vui chơi sẽ cảm thấy bị tổn thương khi bị
điểm kém. Ngược lại, một đứa trẻ khác đã học cách thích nghi sẽ hiểu rằng giáo
viên chỉ đánh giá kết quả của chúng chứ không đánh giá nhân cách chúng. Đứa trẻ
này vẫn có mong muốn học hỏi.
Đối với nhiều bậc cha mẹ,
niềm vui, sự mềm dẻo và tính linh hoạt không có vị trí trong kế hoạch của họ.
Dù có mục đích tốt, nhưng họ kích động con mình từ khi còn rất nhỏ và mua ngập
tràn đồ chơi cho trẻ. Có lẽ họ sẽ giúp con mình tốt hơn nhiều bằng cách vui đùa
với chúng và dành thời gian để chơi với chúng. Động lực thực sự để học tập là để
có niềm vui. Nhưng tôi thấy những đứa trẻ không có động lực, sống khép kín, từ
chối việc học các kỹ năng mới vì sự kích thích quá liều của cha mẹ. Chúng thường
có một tuổi thơ có vẻ mỹ mãn. Nhưng ở trường cấp hai, mọi thứ diễn ra không như
ý. Sự thiếu vắng vui chơi đã khiến khát khao suy nghĩ của chúng trở nên cằn cỗi.
Bạn nói về niềm vui học tập:
những trò chơi giáo dục có giúp bạn khám phá niềm vui học tập không?
Đúng, nhưng những trò
chơi giáo dục đó sẽ không bao giờ thay thế được một thế giới do hai hoặc ba người
được tưởng tượng ra với những sợi dây và vài bìa cứng, những khoảng thời gian
trao đổi và sáng tạo mà không cần có mục tiêu rõ ràng. Khi vui chơi, mỗi người
tham gia phát biểu. Họ tham gia cùng nhau tạo ra một cái gì đó. Và hơn thế nữa,
những khoảng thời gian chia sẻ này là một nguồn vui.
Lợi ích của việc vui chơi
là gì?
Ngoài tác dụng kích thích
óc sáng tạo và trí tò mò, vui chơi còn có chức năng giao tiếp xã hội. Nó dạy
cho trẻ cung cách sống thích hợp với người khác, không cần né tránh, không hung
hăng. Nó cũng phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Và rồi,
đứa trẻ giống như chú chim non học cách làm tổ bằng cách quan sát cha mẹ của
nó. Đây là cách các bé trai và bé gái chơi trò chơi “giả vờ làm bố mẹ”. Chơi
cũng là một cách để làm quen với nhau. Chúng ta hãy nhìn xem mọi thứ bắt đầu xảy
ra như thế nào ngay khi trẻ bắt đầu chơi cùng nhau. Hai phút trước, chúng đã
nhìn chằm chằm vào nhau như những bức tượng!
Hơn nữa, việc chơi đùa sẽ
giúp bạn không mắc lỗi vì bạn có thể định hình lại các tình huống và mục đích,
phát minh ra các cuộc phiêu lưu mới theo ý muốn, tùy thuộc vào tâm trạng của bạn
hoặc tâm trạng của người kia. Không có gì được sắp đặt sẵn: cô gái nhỏ hôm qua
là giáo viên sẽ là học sinh vào ngày hôm sau, yêu tinh độc ác sẽ biến thành một
vị vua và kết hôn với công chúa. Nhưng nếu ngược lại, việc phân chia các vai
luôn giống nhau, nếu một đứa trẻ có vẻ như tự nhốt mình vào một khuôn mẫu (ví dụ
như vai nạn nhân), cha mẹ phải can thiệp, nói chuyện với trẻ về tình huống này
và, nếu chúng muốn thoát ra khỏi tình huống đó, hãy cho em trai hoặc em gái ấy
phương tiện để làm như vậy.
Cuối cùng, khi trưởng
thành, vui chơi mang lại cho trẻ khả năng điều chỉnh tốt hơn những xung động
hung hăng của mình, đồng thời tránh phải cầu cứu đến chuyện rút lui. Đứa trẻ
nào tìm được sự vui vẻ thì sẽ phát minh ra được những khoảng không gian giúp
trưởng thành; tương tự như vậy, người lớn sẽ tìm thấy niềm vui và sự thoải mái
trong các hoạt động kiểu chuyển tiếp như âm nhạc, thưởng ngoạn một bức tranh, một
vở kịch, v.v. Các món đồ mang tính văn hóa của người lớn có khác gì mấy đồ chơi
của trẻ em!
Cần có nhiều
người để vui chơi cùng không?
Việc bạn vui vẻ một mình
giả thiết bạn đã có những niềm vui giải trí theo nhóm trước đó rồi. Ngay từ khi
còn nhỏ, cha mẹ đã mở cửa cho trò chơi. Người mẹ nắm lấy tay trẻ, tạo ra tiếng
động,… Trẻ tự khám phá miệng, tay, chân của mình. Từ sáu tháng tuổi, đồ vật (lục
lạc, gấu bông, quả bóng bằng vải) trở thành nguồn vui cho phép trẻ chờ đợi những
thỏa mãn khác (thức ăn, vuốt ve, lời nói). Đồ vật này ít nhiều được sử dụng như
một sự thay thế. Sau đó, việc vui chơi sẽ được tiếp tục và hoàn thiện. Bạn có
thể vui chơi trong mọi tình huống: chuẩn bị đồ ăn trong bếp, thời gian tắm, với
những chiếc hộp các tông nằm la liệt trên hành lang. Việc dùng đến âm thanh, từ
ngữ và ý tưởng (hài hước) cũng xuất hiện từ rất sớm. Ngoài ra, mọi thứ mà cha mẹ
hoặc người lớn chuyển giao theo nghĩa này đều khuyến khích trẻ.
Thanh thiếu
niên còn khả năng vui chơi không?
Trẻ vị thành niên không mấy
thích chơi khi chúng bận tâm về những thay đổi thể lý có thể xảy ra, và vì đôi
khi trẻ bị cản trở bởi sự non nớt về cảm xúc. Việc thiếu an toàn về cảm xúc khiến
trẻ khó chơi các trò chơi dạng tự do đòi hỏi sự linh hoạt tối thiểu. Lưu ý rằng
dễ xảy ra đánh nhau và xung đột vì trẻ xem coi mọi thứ chỉ dựa vào giá trị bên
ngoài.
Khi gợi ý các hoạt động
vui chơi, cha mẹ không phải là người giỏi nhất nhất. Người lớn nào thích hoạt động
ngoài trời thì thường thành công hơn. Nhưng đó không phải là lý do để cha mẹ từ
bỏ việc gợi ý. Dù có nguy cơ bị trẻ nói “bố mẹ chẳng biết trò chơi gì cả”, cha
mẹ cứ gợi ra các trò chơi, nếu không trẻ sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Lý tưởng nhất,
cha mẹ nên tìm các hoạt động cho phép trao đổi và giao tiếp, chẳng hạn như thể
thao hoặc du ngoạn văn hóa.
Có trẻ nào không thèm chơi không?
Thật không may là có, hoặc
bởi vì chưa có ai từng đề nghị với chúng, hoặc bởi vì chúng bị tâm thần hoặc bị
chấn thương. Mọi trẻ đều có tiềm năng vui chơi; tiềm năng đó có thể có nhiều
hình thức khác nhau, tùy thuộc vào tính cách và khả năng của trẻ. Tiềm năng đó
cần được phát triển.
Cha mẹ cũng phải chấp nhận
rằng trẻ sẽ dành thời gian để mơ mộng hoặc đơn giản là không làm gì cả. Đây
không phải là một sự lãng phí thời gian. Đắm mình trong thế giới nội tâm của
mình, trẻ chơi đùa với những suy nghĩ của mình, với những kịch bản công phu.
Trẻ em rất hiếu động. Sự
xen kẽ giữa thời gian hoạt động và thời gian yên tĩnh là cần thiết và có lợi:
cuộc sống của chúng ta đâu có ở trong trạng thái trôi chảy liên miên điên cuồng
như ngành ô tô! Có bao nhiêu người lớn không thể chịu đựng được việc ở một mình
và họ lấp đầy khoảng trống đó bằng tất cả các loại hoạt động và tiếng ồn (TV,
âm nhạc)? Sự thiếu hoạt động gây ra lo lắng, có thể xảy ra chuyện: sự thiếu an
toàn như trong thời thơ ấu sẽ tái phát.
Làm thế nào để người lớn
có thể lấy lại ham muốn vui chơi khi trẻ đang mải mê với các hoạt động của mình
hoặc đơn giản là không thích chơi?
Nếu vui chơi là một việc
vớ vẩn đối với cha mẹ bận rộn, căng thẳng, thì tốt nhất nên tiết chế. Bởi vì
lúc đó đứa trẻ sẽ cảm nhận bất kỳ thời gian vui chơi nào cũng là buồn chán.
Nhưng có rất nhiều cơ hội để vui chơi. Ví dụ: hãy vui vẻ cùng nhau trả lời câu
hỏi “Tại sao bầu trời lại có màu xanh?”, hoặc tổ chức một cuộc truy tìm kho báu
khi đi dạo trong rừng. Hãy bắt đầu bằng cách xác định điều gì khiến bạn hạnh
phúc. Bạn có thích văn học không? Hãy kể những câu chuyện, cùng nhau chế tác
chúng! Bạn là một người ăn nấu ăn sành điệu? Hãy thử một số cách chế biến mà bạn
có thể làm cùng nhau.
Thay vì bạn chơi cùng
nhau lâu giờ, chính chất lượng của thời gian bên nhau mới là điều bạn nên tìm
kiếm. Những khoảnh khắc này mang lại niềm vui chung và những kỷ niệm được nuôi
dưỡng. Việc chúng ta lần đầu tiên nấu một món ăn với mẹ hoặc bà của chúng ta có
thể ghi dấu ấn đậm nét đến mức chúng ta muốn truyền lại cho trẻ!
Trò chơi điện tử, mang đến
cho trẻ một thế giới đã được xây dựng sẵn, có thể cản trở trí tưởng tượng và khả
năng vui chơi của chúng không?
Vấn đề với TV,
trò chơi điện tử và bất kỳ đồ chơi nào khác là cách chúng ta sử dụng chúng. Mối
tương quan của đứa trẻ với chúng là gì? Để tìm hiểu, tôi khuyến khích các bậc
cha mẹ đi xem tất cả những gì liên quan đến chuyện đó. Hãy làm quen với các trò
chơi điện tử, chương trình TV của trẻ: rồi thì bạn sẽ có thể điều chỉnh việc sử
dụng những phương tiện đó tốt hơn.
Một số cha mẹ cho con cái
của họ đọc sách năm giờ một ngày. Mặc dù việc đọc sách là có giá trị, nhưng nó
có thể là một dấu hiệu xa rời thực tế, hoặc thậm chí là gây nghiện. Nhưng ngay
khi đứa con của họ dành nửa tiếng đồng hồ trước máy tính, họ liền phản đối. Nếu
trẻ ngày càng dành nhiều thời giờ trước máy tính, nếu trẻ không thể làm được gì
nữa mà không có máy tính mà cũng không tức giận, nếu chúng trở nên thu mình,
thì việc đó trở thành điều đáng lo ngại. Nhưng nếu việc sử dụng vẫn ở mức vừa
phải, thì tại sao lại chúng ta lại tự tước bỏ đi công nghệ này?
Có những trò chơi tốt và xấu chứ?
Ngoài những trò chơi vô đạo
đức hoặc đề cao bạo lực hoặc bạo dâm, tôi không thấy trò chơi nào xấu cả. Tôi
nhận thấy trẻ em có khả năng biến bất kỳ đồ vật nào thành đồ chơi, bất kỳ nơi
nào thành sân chơi. Đối với những trò chơi rất phức tạp, đứa trẻ thường sử dụng
chúng một lần rồi để chúng vào một góc.
Vì vậy, đối với Giáng
sinh, bạn ủng hộ chủ nghĩa tối giản hơn?
Đồ chơi hữu ích khi chúng
tạo điều kiện thuận lợi cho các mối tương quan trong vui chơi. Thật nản lòng
làm sao khi đứa trẻ nghe nói, “Ba / Mẹ không có thời gian!”
Các bậc cha mẹ hiện đang
chịu áp lực tìm kiếm những công thức chế biến tâm lý có sẵn và những giải pháp
phức tạp trong khi họ có một cách rất đơn giản để làm con cái hài lòng: bằng sự
hiện diện của họ và thời gian mà họ dành cho con cái.
Tác giả: Bénédicte de
Saint-Germain
Chuyển ngữ: Phêrô Phạm
Văn Trung
Từ: aleteia.org
(16.12.2020
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét