8 nguyên nhân ít biết khiến bạn có thể mắc bệnh gút
(trithuc.net)
Một số chuyên gia y tế cảnh báo tỷ lệ mắc bệnh gút tại Việt Nam
đang tăng nhanh, đặc biệt là có những “lý do chỉ thấy ở Việt Nam”, ví như lười
uống nước, nhịn tiểu, hay thích ăn những món nội tạng động vật…
(ảnh: f1 Online)
Bệnh gút xảy ra khi quá trình chuyển hóa axit uric trong cơ thể
gặp vấn đề, dẫn đến việc tích tụ axit uric, tạo thành các tinh thể sắc nhọn
lắng đọng ở các khớp… gây đau đớn cho người ta. Cơn đau gút đầu tiên thường xảy
ra ở ngón chân cái, tấy đỏ, sưng và đau.
Thông thường axit uric được sinh ra trong quá trình chuyển hóa
purin, hòa tan trong máu rồi bị bài tiết ra ngoài cơ thể theo nước tiểu.
Nghiên cứu đã xác định được một số nguyên nhân chủ yếu gây bệnh
gút như sau:
1. Cơ thể “hạn hán”
Không cung cấp đủ nước cho cơ thể sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu,
bao gồm cả nguy cơ bị gút. Thiếu nước làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Do
đó, cần uống đủ nước với 6-8 ly nước lọc mỗi ngày, đặc biệt là nếu bạn đang mắc
bệnh gút hoặc có các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn khác của bệnh gút. Đồng thời cũng
không nên nhịn tiểu.
2. Di truyền
Nếu trong gia đình có thành viên mắc bệnh này, nguy cơ mắc bệnh
gút sẽ tăng lên 20%. Cơ thể những người này có thể có khiếm khuyết về enzyme tham
gia chuyển hóa purin.
3. Thừa cân, béo phì
Nghiên cứu cho thấy, thừa cân và béo phì tạo điều kiện hình thành
bệnh gút, nó kích thích cơ thể tạo ra acid uric và ngăn chặn sự bài tiết acid
uric ra khỏi cơ thể.
4. Uống quá nhiều rượu, bia
Rượu khiến cơ thể mất nước, gây khó khăn cho việc đào thải axit
uric. Bia chứa nhiều purin, nó sẽ được chuyển hóa thành axit uric khi vào cơ
thể. Ngoài ra, khi uống rượu bia người ta có xu hướng ăn nhiều đạm hơn, nếu các
món nhậu là nội tạng động vật thì càng nguy hại hơn.
Người đã đang bị bệnh gút hoặc chớm bị gút thì càng phải thận
trọng với rượu bia. Một nghiên cứu của Đại học Y Boston cho thấy, nếu uống ít
hơn 1 ly rượu, bia (hoặc một thức uống hỗn hợp) trong khoảng thời gian 24 giờ
không làm tăng đáng kể nguy cơ các cơn đau gút tấn công. Nhưng dùng nhiều hơn
1-2 ly một ngày có thể làm tăng nguy cơ đau gút lên đến 36%. Với việc uống 2 –
4 ly, nguy cơ tăng lên 50% và nó tiếp tục tăng khi bạn tăng lượng tiêu thụ
rượu, bia.
5. Ăn quá nhiều thực
phẩm giàu purin
Thịt thú rừng, nội tạng động vật (thận, tim, lách, gan,…), sò
điệp, cá thu, cá hồi, tôm càng, tôm hùm, cá cơm, cá mòi… Các loại thực phẩm này
đi cùng rượu bia thì càng ảnh hưởng mạnh hơn.
Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất.
6. Bị phơi nhiễm trong môi trường có chì
Các nhà nghiên cứu đã biết rằng phơi nhiễm chì nặng liên quan tới
bệnh gút. Chì ô nhiễm môi trường và thực phẩm sẽ thông qua đó có thể đi vào cơ thể.
Môi trường làm việc có tiếp xúc với xăng dầu, khói xe, mỏ luyện chì, sản xuất
ống nước, ắc quy… đều ẩn chưa nguy cơ phơi nhiễm chì.
7.
Đã cấy ghép tạng
Các loại thuốc chống thải ghép có thể làm tăng nồng độ axit uric
trong máu. Rối loạn chức năng thận có thể xảy ra khi dùng thuốc chống đào
thải ghép, khi thận bị thương tổn thì khả năng bài tiết acid uric cũng suy
giảm, làm nồng độ acid uric máu tăng.
8. Sử dụng một số loại thuốc
Một số thuốc như thuốc lợi tiểu, aspirin, cyclosporin hoặc
levodopa sẽ làm tăng nồng độ axit uric trong máu.
Theo BS Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Oxy Cao áp), nhiều người không
uống nhiều bia rượu, thậm chí ăn chay nhưng vẫn có hàm lượng axit uric trong
máu cao, vẫn mắc bệnh gút… Lý do có thể rất đơn giản là họ “quên” uống nước.
Axit uric cao cũng khiến cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hoặc xuất hiện dị ứng
trên da. Vì vậy việc uống đủ nước là rất quan trọng để phòng tránh gút.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét