Kỹ năng giao tiếp:
Lợi ích của việc “biết lắng nghe”
(trithuc.net)
Lắng nghe là một hành động rất quan trọng, một việc tưởng chừng
như đơn giản nhưng lại yêu cầu sự tập trung cao cùng thái độ thư thái, không
vội vàng tranh biện để người đối diện biết rằng bạn thực sự đang “nghe” và cân
nhắc những gì họ nói.
Hãy cùng tìm hiểu xem, làm thế nào để bạn có thể trở thành người
biết cách lắng nghe tốt hơn qua bài viết dưới đây.
Hầu hết mọi người đều không
thực sự lắng nghe.
Người bình thường nói chuyện với tốc độ khoảng 225 từ mỗi phút,
nhưng chúng ta có khả năng nghe đến 500 từ mỗi phút. Vì vậy, tâm trí sẽ có thể
tự suy diễn thêm 275 từ còn lại. Điều này cho thấy rằng chúng ta rất dễ bị mất
tập trung và cần sự nỗ lực khi muốn lắng nghe người khác nói gì.
Một lý do khác được sinh ra bởi chính cái tôi của mỗi người. Ai
cũng thích mình trở thành tâm điểm và muốn nổi trội trong cuộc đối thoại, và
nói chuyện chính là cách có thể giúp chúng ta đạt được điều này! Đó là lý do
tại sao chúng ta có xu hướng nói nhiều hơn là nghe.
Cần tập trung vào lời người khác nói thay vì để tâm trí tự suy
diễn.
Lắng nghe làm bạn trông thông
minh hơn
Khi bạn tích cực lắng nghe, bạn sẽ có tạo ra sự phản hồi liên tục
và chắc chắn. Điều này sẽ khiến cho đồng nghiệp và ông chủ của bạn nghĩ rằng
bạn đủ thông minh để trả lời ngay lập tức và đóng góp rất nhiều cho công ty.
Biết lắng nghe sẽ giúp bạn trông thông minh hơn
Lắng nghe giúp bạn trở thành
một người có sức thu hút
Mỉa mai thay, một nhà nói chuyện giỏi không xem việc nói chuyện
giỏi là quan trọng nhất; lắng nghe mới là điều làm cho bạn trở nên đáng nhớ.
Bản chất của việc giao tiếp tốt nằm ở lắng nghe chứ không phải là
nói chuyện. Hãy tưởng tượng rằng khi bạn cần tìm đến một người bạn để chia sẻ
về một vài vấn đề khó khăn gần đây, những gì bạn đang tìm kiếm là một đôi tai
tích cực và một trái tim biết cảm thông. Chứ không phải là yêu cầu người đó
giải quyết vấn đề giùm bạn, bạn chỉ muốn người khác lắng nghe và hiểu. Vì vậy,
khi bạn tích cực lắng nghe họ, bạn có thể hiểu rõ hoàn cảnh hiện tại của họ hơn
bằng cách quan sát sự thay đổi biểu hiện trong cảm xúc, cách họ nói chuyện, từ
đó, bạn có thể đưa ra một góp ý chu đáo.
Dưới đây là một số cách hữu ích có thể giúp bạn trở thành người
biết cách lắng nghe tốt hơn:
1. Các dấu hiệu bằng lời nói
Lắng nghe lời người khác nói
Diễn giải và tóm tắt ngắn gọn
nội dung nghe được
Sau khi nghe, bạn có thể phản hồi ngắn bằng cách tóm lược lại nội
dung vừa nghe. Diễn giải lại giúp bạn hiểu được ý nghĩa thực sự của cuộc trò
chuyện bằng cách nhìn lại vấn đề theo một góc nhìn khác. Trong khi đó, người
nói cũng có cơ hội làm sáng tỏ những gì họ cảm thấy chưa rõ ràng.
Đặt câu hỏi để làm rõ vấn đề hay thể hiện sự
quan tâm
Bằng cách đưa ra câu hỏi đúng trọng tâm, người nói sẽ cảm thấy
rằng mình đang được quan tâm và bạn thực sự lắng nghe họ. Bạn cũng có thể cho
thấy sự quan tâm của mình vào chủ đề đó bằng cách hỏi thêm chi tiết.
Ví dụ, khi ông chủ của bạn đến vào buổi sáng và giao cho bạn một
loạt các nhiệm vụ, đồng thời nói rằng các công việc này đều rất quan trọng và
cần hoàn thành sớm. Nhưng trong suốt cuộc trò chuyện, bạn có thể nhận thấy rằng
một số nhiệm vụ sẽ được ông ta nhấn mạnh. Vì vậy, khi ông chủ của bạn đang nói
chuyện, bạn có thể hỏi: “Có vẻ như A và B tốn nhiều thời gian hơn và là trọng
tâm trong chiến lược hiện tại của công ty. Vậy, tôi nên làm hai dự án này trước
tiên chứ?”. Bằng cách này, ông chủ của bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên vì bạn thực
sự “hiểu” ông ta và hiểu quan điểm của ông ta. Chắc hẳn ông ấy sẽ đưa ra đánh
giá cao, rằng bạn là một nhân viên hiểu ý sếp và hai người đều có sự tương đồng
trong suy nghĩ. Do đó, mối quan hệ của bạn với ông chủ sẽ trở nên tốt hơn!
2. Các dấu hiệu không lời
Đôi khi cần tập trung vào những dấu hiệu không lời để hiểu ý người
khác muốn diễn đạt
Giao tiếp bằng mắt
Giao tiếp bằng mắt là điều tự nhiên và có tác dụng khuyến khích
người đối diện nói nhiều hơn. Nó cho thấy bạn đang thực sự lắng nghe và cố gắng
hiểu rõ nội dung.
Nhưng hãy chú ý đến ánh mắt khi bạn nhìn người khác, hãy đảm bảo
rằng nó nhẹ nhàng, không quá cứng rắn và đáng sợ. Cũng nên cân nhắc đến khoảng
thời gian tiếp xúc bằng mắt vì những người nhút nhát có thể cảm thấy xấu hổ.
Hãy thư thái và thoải mái
Cử chỉ thoải mái và chào đón thực sự có thể giúp người nói giao
tiếp tốt hơn. Ví dụ, bằng cách nghiêng mình về phía trước, đầu gác nhẹ lên tay,
hành động này có thể cho thấy bạn đang tích cực lắng nghe và khuyến khích đối
phương nói chuyện thêm!
Hành động hơi nghiêng mình về phía trước, đầu gác nhẹ lên tay sẽ
khuyến khích người khác nói chuyện thêm.
Gật đầu và cười
Gật đầu và mỉm cười trong khi lắng nghe cũng là một dấu hiệu tích
cực gửi đến người nói. Nó cho thấy rằng bạn đang đồng ý với những gì họ nói và
ai cũng thích người khác đồng ý với mình. Ngoài ra, gật đầu và mỉm cười cho
thấy bạn thích nội dung đang được nói đến.
Ví dụ: Khi đồng nghiệp của bạn trình bày về phương pháp xử lý của
cô ấy đối với vấn đề được đưa ra. Nếu bạn gật đầu và mỉm cười thì cô ấy hiểu là
bạn đồng ý với quan điểm của cô ấy, đây là một dấu hiệu có thể dễ dàng nhận
biết và cô ấy thích nó. Điều này làm đối phương cảm thấy tự tin hơn để tiếp tục
bày tỏ quan điểm. Khả năng lắng nghe tích cực của bạn càng có lực tác động mạnh
hơn khi mọi người trong cuộc họp đang cảm thấy nhàm chán và khoanh tay lại.
Một mẹo nhỏ: hãy bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người nói
Một mẹo nhỏ trong giao tiếp phi ngôn ngữ đó là: bạn hãy bắt chước
ngôn ngữ cơ thể của người nói. Thủ thuật này đặc biệt hữu ích khi người đó nói
về một sự cố tình cảm. Điều này sẽ làm họ cảm thấy rằng bạn thực sự hiểu và
đồng cảm với họ.
Theo Lifehack
Hoàng Vũ
Hoàng Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét